Bệnh hắc lào là bệnh lây truyền nhiễm trùng da do nấm gây ra. Hắc lào có thể ngứa và khó chịu, nhưng không đau đớn hay nguy hiểm. Nấm ảnh hưởng đến da đầu được gọi là nấm da đầu, nấm ảnh hưởng đến cơ thể được gọi là nấm tay, nấm chân.
Bệnh hắc lào là gì?
Bệnh hắc lào là một trong những bệnh da liễu do nấm Dermatophytes gây nên, thường gặp nhất là ba loại Trichophyton, Microsporum và Epidermophyton. Bệnh hắc lào thường phát triển mạnh mẽ ở môi trường nóng và ẩm ướt.
Nguyên nhân khiến trẻ bị hắc lào
Tình trạng ngứa ngáy, khó chịu do hắc lào gây ra sẽ khiến các em bé quấy khóc và biếng ăn. Vì quá ngứa, trẻ em sẽ gãi rất nhiều với mục đích con ngứa sẽ giảm bớt nhưng ngược lại, gãi vào chỗ bị hắc lào lại khiến tình trạng da của em bé trở nên nặng hơn.
Hắc lào ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh do nấm Dermatophytes gây nên. Bên cạnh đó, vì làn da còn nhạy cảm với môi trường xung quanh mà trẻ bị hắc lào bởi các yếu tố môi trường xung quanh. Ngoài ra, trẻ bị hắc lào còn do các nguyên nhân như:
- Di truyền: Không chỉ từ bố mẹ, mà nếu trong gia đình từng có người bị hắc lào, thì khả năng em bé bị hắc lào là khá cao.
- Da nhạy cảm: Các em bé có da nhạy cảm với môi trường hơn các bé đồng trang lứa cũng rất dễ bị hắc lào.
- Lây nhiễm từ người xung quanh: Những người tiếp xúc với bé như bố mẹ, người giúp việc, ông bà, anh chị đều có thể là nguồn lây hắc lào cho bé.
- Vệ sinh: Thời điểm này, việc vệ sinh không sạch sẽ cũng là một nguyên nhân có thể gây ra hắc lào ở trẻ em.
- Nguồn lây từ động vật: Các động vật nuôi trong nhà như chó, mèo cũng có thể là nguồn lây. Khi bé còn nhỏ, tốt nhất bố mẹ nên để bé cách xa các vật nuôi này để phòng nhiều bệnh lây nhiễm.
- Thời tiết: Thời tiết khắc nghiệt cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng hắc lào, nứt nẻ da cho em bé.

Dấu hiệu nhận biết bệnh hắc lào ở trẻ em
Những dấu hiệu điện hình có thể nhận biết như:
- Ban đầu vùng da của trẻ ửng đỏ, xung quanh viền đỏ có những mụn màu trắng.
- Ban đỏ và sau đó đóng viền và vảy mỏng khô ráp.
- Sau 6 đến 7 ngày vảy trở nên khô và sần sủi.
- Hắc lào khiến trẻ ngứa ngáy, quấy khóc và gãi liên tục. Nếu không được chữa trị hắc lòa sẽ bị lây lan sang vùng da khác.
- Những vị trí hay bị hắc lào là vùng má, trán, háng và vùng cằm.
Con đường lây nhiễm bệnh hắc lào ở trẻ em
Các triệu chứng của bệnh hắc lào thường xuất hiện từ 4 – 14 ngày sau khi:
- Tiếp xúc da kề da với người hoặc động vật bị bệnh (phổ biến nhất là chó con và mèo con).
- Dùng chung vật dụng với người hoặc vật nuôi bị nhiễm bệnh (chẳng hạn như khăn tắm, lược, bàn chải, quần áo hoặc gối).
- Chạm vào bề mặt bị ô nhiễm (chẳng hạn như sàn trong khu vực hồ bơi, vòi hoa sen hoặc phòng thay đồ).
Bệnh hắc lào không còn lây sau 48 giờ điều trị, vì vậy bạn có thể hỏi dịch vụ giữ trẻ hoặc trường học để xem khi nào bé được phép đi học trở lại.

Ngăn ngừa tái phát bệnh hắc lào ở trẻ em
Thật khó để bảo vệ trẻ hoàn toàn tránh khỏi bệnh hắc lào, nhưng bạn có thể giảm thiểu nguy cơ bằng cách:
- Kiểm tra vật nuôi: Xem xét chúng có mảng vảy nào khiến lông không thể mọc được. Nếu có, hãy đưa thú cưng đến bác sĩ thú y để điều trị. Trên thực tế, ngay cả khi không tìm thấy triệu chứng trên vật nuôi, bạn vẫn nên đưa chúng đi kiểm tra nếu con bạn vẫn tái nhiễm bệnh hắc lào.
- Vệ sinh tốt: Thường xuyên tắm gội cho trẻ, rửa sạch và lau khô các kẽ ngón chân. Ngoài ra, hãy cho bé đi tất và mặc quần lót sạch sẽ hàng ngày.
- Không đi chân trần: Giày và dép đi bơi chuyên dụng đặc biệt cần thiết trong các hồ bơi công cộng và phòng thay đồ tập thể dục.
- Không dùng chung đồ: Nói với trẻ không nên chia sẻ với bạn bè và anh chị em những vật dụng cá nhân, bao gồm khăn tắm, lược, mũ, gối, nơ buộc tóc, quần áo v.v.
- Giặt giũ: Giặt drap giường, khăn tắm và quần áo tiếp xúc với bệnh hắc lào bằng nước nóng.
- Khử trùng: Vệ sinh các bề mặt trong nhà, đặc biệt là những nơi có vật nuôi. Nấm hắc lào có thể bị tiêu diệt bằng các chất khử trùng hoặc chất tẩy rửa thông thường. Hãy cẩn thận không trộn lẫn các sản phẩm tẩy rửa.
Bệnh hắc lào tuy rằng không gây nguy hiểm cho trẻ nhưng lại khiến chúng cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu. Vì thế, khi sử dụng dụng thuốc điều trị không thấy thuyên giảm, các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị, tránh để tình trạng nhiễm trùng da ở trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.