Hăm tã hoặc viêm da tã lót là một dạng viêm da ở vùng mặc tã. Hăm tã ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là thường gặp do trong giai đoạn mang tã và có thể khiến vùng da bị ảnh hưởng của bé ửng đỏ, sáng bóng và làm bé khó chịu. Bệnh thường do tã không được thay hoặc bị ướt thường xuyên hoặc do da bị cọ xát nhiều.
Nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hăm tã ở trẻ:
- Nguyên nhân chính gây hăm tã là do độ ẩm vùng da tiếp xúc với tã cao, gây nhiễm nấm, nhiễm khuẩn. Do đó, cần giữ da bé luôn khô thoáng, sạch sẽ.
- Nước tiểu của bé đọng lại quá lâu trên bỉm, tã, quần áo khi mẹ chưa thay kịp, tạo môi trường cho nấm và vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm da.
- Da bé bị kích ứng bởi vật liệu, hóa chất có trong bỉm, tã, khăn giấy ướt, phấn rôm…
- Da bé quá nhạy cảm.
Ngoài ra, hăm tã ở trẻ còn có thể gây bởi các nguyên nhân khác:
- Lạm dụng phấn rôm. Phấn rôm dễ làm bít tắc lỗ chân lông, gây khó khăn cho việc thoát ẩm của da và khiến hăm da xuất hiện.
- Bỉm, tã của bé thô ráp, chà xát vào phần da nhạy cảm gây hăm.
- Bỉm, tã kém chất lượng gây bí, ẩm tạo điều kiện cho vi khuẩn, và nấm phát triển.
- Bé bị tiêu chảy kéo dài, vệ sinh chậm trễ, tao thời cơ cho mầm bệnh nấm, vi khuẩn sinh sôi nảy nở.

Triệu chứng hăm tã ở trẻ em
Rất dễ dàng nhận biết hăm tã. Dưới đây là các triệu chứng chính:
- Bé tỏ ra khó chịu, ngủ không thẳng giấc.
- Phần da tiếp xúc với tã, bao gồm bộ phận sinh dục, các ngấn ở đùi và mông, nổi mẩn đỏ.
- Phần da dị ứng có thể khô hoặc ướt.
- Có thể xuất hiện những vết sưng hoặc mụn gây lở loét trên da.
- Vùng da bị tổn thương sẽ rất đau và làm bé không cảm thấy dễ chịu nhất là khi nước tiểu tiếp xúc vào. Bé sẽ giật mình thường xuyên và đôi khi khóc thét lên.
Các mức độ hăm ở trẻ
Bác sĩ sẽ căn cứ vào biểu hiện trên da và các triệu chứng toàn thân của cháu bé để phân độ nặng nhẹ:
- Hăm tã nhẹ khi: Lác đác ban đỏ ở vị trí như mô tả, con không có biểu hiện khó chịu hay đau đớn.
- Hăm tã mức độ trung bình: Khi dát đỏ diện rộng ở vị trí như mô tả, kèm đau, kèm khó chịu.
- Hăm tã nặng: Khi dát đỏ diện rộng kèm phỏng nước, chợt loét trên da. Trẻ mệt mỏi, kích thích hoặc có biểu hiện nhiễm trùng nặng.
Hăm tã ở trẻ em có nguy hiểm không?
Hăm tã khá vô hại lúc ban đầu nhưng nếu không được điều trị có thể gây nên những bệnh cơ hội khác như nhiễm nấm và nhiễm trùng cho trẻ sơ sinh.
- Nhiễm nấm là tình trạng khá phổ biến với những trẻ sử dụng kháng sinh bởi vì kháng sinh giết chết những vi khuẩn có lợi kiểm soát sự phát triển của nấm. Nấm ban đầu chỉ là một đốm nhỏ đỏ sau lan rộng dày đặc trên cả một vùng da.
- Nhiễm trùng thường kéo theo những cơn sốt mặc khác vùng bị nhiễm trùng sẽ chảy nước vàng hoặc có mụn mủ.
Các cách đơn giản để tránh hăm tã ở trẻ em
Mẹ nhớ giữ cho phần da bé tiếp xúc với tã luôn khô ráo là mấu chốt để phòng tránh hăm tã.
- Thay tã cho trẻ càng sớm càng tốt mỗi tã ướt hay dơ.
- Vệ sinh vùng sinh dục bé nhẹ nhàng và sạch sẽ đồng thời chờ đến khi khô mới cho bé mặc tã mới.
- Thoa một lớp dầu mỏng bảo vệ da bé mỗi khi thay tã. Dầu chứa kẽm và dầu gan cá tuyết hoặc kẽm và dầu thầu dầu.
- Đừng cột tã quá chặt vì như thế sẽ cản trở sự thông thoáng. Tã và quần áo cho bé nên đủ rộng để da bé có thể thở.
Cách trị hăm cho trẻ an toàn từ nguyên liệu thiên nhiên
Cách trị hăm cho bé bằng lá chè xanh
Với là chè xanh, bạn chỉ cần đun nước tắm cho bé hàng ngày. Lưu ý, sau khi tắm bằng lá chè xanh, bạn nên tắm lại một lượt cho bé bằng nước sạch. Sau vài ngày, các vết hăm trên cổ, nách, bẹn… của trẻ sẽ không còn.
Cách trị hăm cho trẻ sinh bằng dầu dừa
Dầu dừa là nguyên liệu cực kỳ tốt, thường được ứng dụng trong việc làm đẹp cho da, tóc… Dầu dừa cũng rất lành tính nên không chỉ phù hợp với người lớn mà cho chả làn da nhạy cảm của em bé. Nguyên liệu này còn có tác dụng kháng viêm, xoa dịu tình trạng kích ứng da…
Cách trị hăm cho trẻ sinh bằng lô hội
Một thành phần nguyên liệu thiên nhiên vô cùng dịu nhẹ được nhiều chị em chọn lựa trị hăm cho trẻ sơ sinh là lô hội. Lô hội vốn chứa nhiều thành phần kháng viêm và giàu vitamin E giúp chữa hăm tã hiệu quả và nhanh chóng. Ngoài ra, tính mát của lô hội sẽ giảm đau rát và mang lại sự dễ chịu cho bé.
Cách trị hăm cho bé bằng bột yến mạch
Yến mạch là nguyên liệu thiên nhiên chứa protein bảo vệ hàng rào tự nhiên của da và làm sạch các bụi bẩn trên da trẻ. Ngoài ra, trong yến mạch còn có các thành phần dưỡng ẩm giúp giảm cảm giác đau rát bị hăm và mang lại sự mềm mại cho vùng da trẻ sơ sinh.
Cách trị hăm cho bộ phận sinh dục trẻ sơ sinh bằng sữa mẹ
Sữa mẹ là cách trị hăm đỏ hậu môn, bộ phận sinh dục trẻ sơ sinh đơn giản và vô cùng tiết kiệm chi phí. Trong sữa mẹ chứa nhiều kháng sinh tự nhiên vì vậy có khả năng diệt khuẩn và làm dịu vùng da bị hăm.

Một số biện pháp ngăn ngừa hăm tã ở trẻ em
Các biện pháp hạn chế hăm tã cho bé mẹ có thể áp dụng bao gồm:
- Rửa sạch mông, bẹn cho trẻ thường xuyên sau khi trẻ đi tiêu hoặc đi tiểu.
- Để mông thoáng mát nhiều lần trong ngày.
- Để tránh nhiễm trùng, nhiễm nấm nên rửa tay sạch trước và sau khi thay tã cho bé.
- Nên sử dụng loại tã lót ít dùng chất tạo mùi, ít hoá chất chừng nào tốt chừng nấy.
- Thay tã thường xuyên.
- Các vật dụng bằng vải mới như: quần, áo, nón, vớ, khăn ….. nên được giặt sạch trước khi dùng.
- Nên dùng các loại vải thoáng, mát, hút nước tốt.
- Dùng nước ấm và khăn bằng vải mềm để làm sạch vùng mặc tã sau khi em bé tiểu, Có thể cho một lượng nhỏ sữa tắm cho em bé lên khăn mềm để lau sau khi đi ngoài.
- Gọi cho bác sĩ nếu em bé bị sốt, mẩn đỏ nặng hơn mặc dù đã điều trị tại nhà hoặc lan ra ngoài vùng mặc tã, bỏ bú hay nôn mửa.
Hăm tã là nỗi lo lắng thường trực của các bố mẹ cho sức khỏe của bé, nó có thể khiến vùng da bị ảnh hưởng của bé ửng đỏ, sáng bóng và làm bé khó chịu. Nguyên nhân xuất phát xoay quanh việc chăm sóc vệ sinh cho bé hàng ngày, làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của bé trong những năm đầu đời. Do đó, các bậc phụ huynh cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng phù hợp, chú trọng nhiều hơn tới việc vệ sinh cho con trẻ.