Viêm xơ dây thanh quản là tình trạng tổn thương xảy ra ở dây thanh quản. Nguyên nhân chủ yếu là do sử dụng giọng nói quá mức như nói to và nói nhiều trong thời gian dài. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.
Hạt xơ dây thanh quản là bệnh gì?
Hạt xơ dây thanh quản còn có tên gọi khác là u xơ thanh quản. Các u xơ này bản chất là các hạt xơ rất nhỏ có chân rộng hình thành ở hai bên của dây thanh quản. Các hạt xơ này có xu hướng phát triển đồng đều ở hai dây thanh, thường xuất hiện ở vị trí ⅓ dây thanh quản,…. Theo thống kê, nữ giới có tỷ lệ bị xơ dây thanh thường gặp nhiều hơn ở nữ giới.
Nguyên nhân gây bệnh hạt xơ dây thanh quản
Một số nguyên nhân khác cũng gây hạt xơ dây thanh như:
- Viêm thanh quản, viêm họng, viêm xoang mạn tính mà chưa được điều trị dứt điểm.
- Thường xuyên sử dụng rượu, bia và các chất kích thích.
- Trào ngược dạ dày thực quản, trào ngược họng- thanh quản kéo dài.

Triệu chứng hạt xơ dây thanh quản
Những người bị bệnh lý này thường có các triệu chứng rất đặc trưng:
- Khàn tiếng, mất tiếng do hai dây thanh khép không kín, rung không đều.
- Khàn tiếng nặng hơn khi người bệnh bị cảm lạnh hay sau nói nhiều.
- Giọng nói thô, phát âm khó.
- Hụt hơi, tức ngực khi nói.
Xơ dây thanh gây ảnh hưởng rất nhiều đến công việc và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cần được điều trị hiệu quả và dứt điểm càng sớm càng tốt.
Biến chứng hạt xơ dây thanh
Hạt xơ dây thanh có thể gây ra các ảnh hưởng như sau:
Khàn tiếng, hụt hơi
Tình trạng khàn giọng kéo dài kèm theo ho có đờm hay ho khan khi nói là những biểu hiện thường gặp ở người bị hạt xơ dây thanh, khiến người bệnh dễ hụt hơi khi nói hoặc nói không ra tiếng, cảm thấy mệt khi nói, gây khó khăn cho quá trình giao tiếp xã hội hàng ngày.
Viêm thanh quản
Các hạt xơ trú ngụ lâu ngày ở hai bên dây thanh là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công, làm tăng nguy cơ viêm thanh quản cấp tính. Tình trạng viêm thanh quản sẽ tiến triển nặng hơn khi các hạt xơ lớn dần, kéo theo các biến chứng như xuất huyết thanh quản, biến chứng trên đường thở…
Ung thư thanh quản
Hạt xơ dây thanh quản là một tổn thương thanh quản mạn tính và lành tính, tỉ lệ biến chứng thành ung thư thanh quản rất hiếm gặp.
Cổ họng sưng đau
Cổ họng sưng đau là tình trạng thường thấy ở người bị hạt xơ dây thanh và có xu hướng ngày càng gia tăng, nhất là khi người bệnh la hét, ca hát hay nuốt thức ăn…
Biện pháp điều trị bệnh
Điều trị bệnh tại nhà
Để khắc phục các triệu chứng cũng như ngăn ngừa các biến chứng khó lường nêu trên, người bệnh cần điều trị hạt xơ dây thanh càng sớm càng tốt.
Sử dụng thuốc uống là một cách điều trị hạt xơ dây thanh quản, mặc dù không có khả năng loại bỏ hoàn toàn được các hạt xơ nhưng sẽ giúp ức chế sự phát triển của chúng. Bên cạnh đó, các loại thuốc còn giúp điều trị triệu chứng, giảm khó chịu cho người bệnh. Khi bị hạt xơ dây thanh quản, các loại thuốc và những thay đổi lối sống thường được chỉ định:
- Một số loại kháng sinh, kháng viêm, giảm đau giúp giảm triệu chứng sưng đau cổ họng.
- Súc miệng và súc cổ họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý.
- Từ bỏ thói quen uống nước đá lạnh và thức uống có cồn như rượu bia.
- Hạn chế tối đa việc nói chuyện.
- Uống nhiều nước nhằm ngăn ngừa tình trạng khô cổ họng. Các loại nước nên sử dụng bao gồm nước ấm, nước trái cây các loại.
- Hạn chế tiếp xúc với hóa chất, khói bụi hay khói thuốc lá.
Nếu việc điều trị nội khoa không cải thiện tình trạng bệnh, người bệnh nên cân nhắc việc điều trị phẫu thuật dây thanh quản bằng nội soi.

Cách phòng ngừa hạt xơ dây thanh quản
Để đề phòng hạt xơ dây thanh quản cần điều chỉnh thói quen sinh hoạt khoa học:
- Không nên sử dụng giọng nói quá mức như ca hát, la hét, gằn giọng.
- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ vùng họng, miệng để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập, gây ra các bệnh về hệ hô hấp.
- Không nên uống nhiều bia rượu, không hút thuốc lá và hạn chế tối đa việc tiếp xúc với khói bụi hay môi trường ô nhiễm.
- Cần đeo khẩu trang và che chắn cẩn thận khi làm việc trong môi trường chứa nhiều chất độc hại.
- Hạn chế tiếp xúc hoặc đeo khẩu trang khi đến gần người mắc bệnh hô hấp để tránh lây nhiễm, nhất là bệnh viêm thanh quản.
- Điều trị bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản và bệnh lý trào ngược họng- thanh quản nếu có.
- Thường xuyên vệ sinh răng miệng với nước muối sinh lý để diệt khuẩn, và chăm sóc cổ họng với nước ấm.
- Không dùng các chất kích thích như thuốc lá, đồ uống có cồn, nên hạn chế ăn đồ lạnh, đồ cay nóng.
- Tập luyện thể dục thể thao, bổ sung nhiều vitamin để có một sức khỏe tốt.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng – 1 năm / lần để tầm soát và phát hiện bệnh lý sớm.
Hạt xơ dây thanh mặc dù không phải là bệnh ác tính nhưng bạn cũng cần chú ý thăm khám và điều trị sớm. Nghiêm túc trong điều trị cũng chính là cách tốt nhất để bạn bảo vệ giọng nói của chính mình và ngăn ngừa được các vấn đề nguy hiểm phát sinh.
Leave a reply