Hậu sản mòn nếu không được phát hiện kịp thời có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ sau sinh. Nó làm cơ thể người mẹ ngày càng gầy yếu, sữa không đủ dinh dưỡng khiến trẻ còi cọc, dễ ốm yếu. Tuy nhiên, các mẹ mới “vượt cạn” lần đầu còn khá mơ hồ với hiện tượng này. Vậy nên các mẹ nên trang bị đầy đủ kiến thức cho mình trước khi có kế hoạch sinh con.
Hậu sản mòn là gì?
Hậu sản mòn là hiện tượng phụ nữ sau sinh thiếu cân, quá gầy chủ yếu do chế độ dinh dưỡng và chăm sóc không tốt.
Trải qua quá trình mang thai và sinh con khiến cơ thể mẹ mệt mỏi, căng thẳng. Nếu không biết cách chăm sóc và nghỉ ngơi khoa học sẽ rất dễ dẫn tới hậu sản mòn. Còn việc quan hệ tình dục sớm sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ chứ không phải là nguyên nhân chính gây ra hậu sản mòn.
Nguyên nhân gây hậu sản mòn sau khi sinh con
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này:
- Do quá trình mang thai và sinh con người phụ nữ phải chịu nhiều vất vả, khổ cực nên khiến cơ thể mệt mỏi. Căng thẳng dẫn đến không hấp thu được dinh dưỡng, nên dù có ăn nhiều cũng không thể tăng cân.
- Tình trạng kiệt sức do sinh con cũng là một trong những nguyên nhân khiến một số bà mẹ bị hậu sản mòn.
- Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ sau sinh không hợp lý nên dẫn đến tình trạng cơ thể bị thiếu nhiều chất dinh dưỡng.
- Mẹ sau sinh phải suy nghĩ, làm việc quá sức hoặc làm những việc nặng, không hợp với tình trạng cơ thể cũng dẫn đến việc cơ thể bị suy nhược.
- Ngoài ra cơ thể của mẹ cũng có thể đang mắc một bệnh mãn tính nào đó mà mẹ chưa phát hiện ra cũng chưa được chữa trị.
- Việc quan hệ tình dục quá sớm cũng làm cho tử cung hoặc vùng kín của chị em bị ảnh hưởng. Đều này sẽ dẫn đến việc viêm nhiễm và ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của mẹ, dẫn đến việc gây ra bệnh hậu sản mòn.

Dấu hiệu nhận biết hậu sản gầy mòn
Chị em hoàn toàn có thể nhận biết được tình trạng này thông qua những triệu chứng sau đây:
- Không có sữa cho bé bú hoặc sữa rất ít.
- Cơ thể mẹ bị mệt mỏi, kiệt sức, sức đề kháng kém, dễ bị mắc bệnh.
- Chán ăn hoặc ăn không thấy ngon, ăn nhiều cũng khó lên cân.
- Thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, người uể oải, chân tay tê mỏi.
- Sau sinh, người thiếu máu, huyết áp cao, người dùng thuốc tê phẫu thuật, người lao động quá nặng nhọc có thể dẫn tới đau đầu hoặc nặng đầu.
Hậu sản mòn có nguy hiểm không?
Tùy thuộc vào tình trạng của mẹ mà bác sĩ sẽ kết luận có nguy hiểm hay không. Đối với tình trạng hậu sản thông thường như mệt mỏi, đau lưng, khớp, cáu gắt do thay đổi tâm lý và chưa quen với việc chăm sóc con cái là những bệnh hậu sản không nguy hiểm.
Tuy nhiên những bệnh hậu sản này lại ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của phụ sản. Nếu mẹ gặp tình trạng như băng huyết, sản giật, viêm nhiễm sau sinh… đều là những bệnh khá nghiêm trọng và ảnh hưởng đến tính mạng.
Phụ nữ sau sinh con bị những bệnh này chắc chắn sẽ bị nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai lần tới.
Biến chứng hậu sạn mòn
Phụ nữ bị hậu sản mòn thường có cơ thể gầy yếu, khó tăng cân, sức đề kháng kém nên dễ bị nhiều bệnh tật. Hơn nữa, khi cơ thể của người mẹ thiếu chất, nguồn sữa sẽ không đảm bảo.
Trẻ bú mẹ sẽ không nhận đủ dưỡng chất cần thiết để phát triển khỏe mạnh và thông minh. Do vậy, các mẹ cần lưu tâm đến sức khỏe của mình, nếu cần thiết nên đến bệnh viện để điều trị sớm nhất có thể.
Cách chữa hậu sản mòn sau sinh
Một trong những điều quan trọng là mẹ cần bổ sung những thực phẩm dinh dưỡng cho cơ thể vào lúc này. Mẹ nên bổ sung 4 nhóm chất đường bột, đạm, vitamin và chất khoáng và thực hiện theo những diều sau đây:
- Thực đơn hàng ngày nên bổ sung nhiều rau xanh và trái cây.
- Uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày.
- Vận động thường xuyên, nếu chưa thể thực hiện được các bài tập, mẹ nên bắt đầu với những động tác nhẹ nhàng, đơn giản chẳng hạn như đi bộ.
- Chia sẻ bớt gánh nặng chăm con hoặc làm việc nhà với chồng để có thời gian nghỉ ngơi.
- Dành ra một ít thời gian cho bản thân để làm những việc mà mình yêu thích.
- Luôn suy nghĩ lạc quan và giữ tinh thần thoải mái.
- Giữ gìn vệ sinh cơ thể, đặc biệt là những khu vực có vết thương, vì lúc này thể tạng của mẹ rất yếu, nên dễ bị nhiễm bệnh.
- Tiếp tục việc uống thuốc bổ, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về loại thuốc mà mình đang dùng.
Mẹo dân gian chữa
Một số bài thuốc mà chị em có thể áp dụng để khắc phục chứng hậu sản gầy mòn của mình đó là:
- Sử dụng tầm gửi gạo: Chuẩn bị khoảng 40-60 gam tầm gửi gạo sắc lấy nước uống, uống thay nước hàng ngày.
- Nước sâm: Lấy một chút hồng sâm đã được thái lát cho vào nước đun sôi trong vài phút. Uống nước sâm sẽ giúp chị em cải thiện sức khỏe tốt hơn.
- Ăn cháo chim bồ câu: Chim bồ câu nấu cháo và cho thêm một chút hạnh nhân sẽ giúp sản phụ sớm hồi phục sức khỏe, đảm bảo chất dinh dưỡng.

Cách phòng tránh hậu sản gầy mòn
Chứng hậu sản dù là vấn đề nào cũng đều gây ra những khó khăn, phiền toái cho sản phụ, đặc biệt là tâm lý. Theo đó, chị em cần lưu ý những vấn đề sau đây để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh tốt nhất, cụ thể:
- Trong thời gian mang thai và sau sinh người mẹ cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để cơ thể luôn khỏe mạnh.
- Vận động nhẹ nhàng với những bài tập phù hợp để tăng cường sức đề kháng, củng cố hệ miễn dịch. Nhờ vậy mà các mẹ sau sinh sẽ phòng tránh được những bệnh lý, vấn đề sức khỏe có thể mắc phải sau sinh nở.
- Tâm sự và chia sẻ những vấn đề khó khăn trong thời gian chăm sóc con với chồng và người thân để có thời gian nghỉ ngơi.
- Không nên quan hệ tình dục quá sớm (cụ thể là 6 tuần sau sinh) để cơ thể thời gian phục hồi hoàn toàn, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
Chứng hậu sản mòn vô cùng nguy hiểm với phụ nữ sau sinh. Hậu sản mòn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, tâm lý cũng như chất lượng sữa nên chị em cần được khắc phục sớm. Nếu có bất cứ vấn đề sức khỏe nào sau khi sinh cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kip thời. Điều trị sớm là rất cần thiết. Điều quan trọng nhất là mẹ cần có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi khoa học mẹ nhé!
Leave a reply