Hẹp khe khớp xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, gây đau đớn và cản trở quá trình vận động hàng ngày. Chưa kể, đây còn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý tiềm ẩn, dễ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không được theo dõi và điều trị sớm. Vì vậy, ngay khi nhận thấy triệu chứng bất thường, người bệnh cần liên hệ bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán kịp thời.
Hẹp khe khớp là gì?
Hẹp khe khớp là tình trạng sụn khớp bắt đầu mòn, khiến cho khoảng không gian bên trong khớp trở nên nhỏ hơn. Từ đó, vận động khớp trở nên khó khăn, gây đau, cứng và thậm chí mất khả năng vận động, tàn phế. Về lâu dài, sụn bị mài mòn hoàn toàn, tạo áp lực và ma sát trên xương trong quá trình vận động, đi lại.
Nguyên nhân gây bệnh hẹp khe khớp
- Lão hóa tuổi già: Khi tuổi ngày cao, tình trạng thoái hóa càng dễ xảy ra. Vì thế, các dây chằng bao quanh khớp,địa đệm dễ rách hơn hoặc phì đại.
- Vận động quá sức: Những người lao động chân tay, thường phải mang vác nhưng vật nặng sẽ gây ra áp lực lớn lên các khớp và ảnh hưởng đến dây chằng. Về lâu dài gây ra sự biến dạng, thoái hóa dây chằng.
- Do các chấn thương: Như tai nạn giao thông, hoạt động thể thao, tập luyện mất cân bằng, quá sức.
- Do chịu trọng tải quá sức: Béo phì dẫn đến các khớp và dây chằng chịu một áp lực lớn.

Triệu chứng hẹp khe khớp
- Đau: Đau âm ỉ, có khi thành cơn đau cấp sau khi vận động ở tư thế bất lợi. Nếu hẹp khe đốt sống cổ người bệnh có cảm giác đau 2 vai rồi đau xuống cánh tay và bàn tay khi dây thần kinh, tê bì cổ tay, bàn tay và ngón tay. Nếu hẹp đốt sống lưng thì đau nhức vùng thắt lưng, mỏi lưng dẫn đến tê bì chân, hông, các ngón chân.
- Hạn chế vận động: Hẹp khe khớp dẫn đến hạn chế vận động một phần, có khi hạn chế nhiều do phản xạ co cứng cơ kèm theo. Bệnh nhân có thể không làm được một số động tác như không quay được cổ, không cúi được sát đất, một số bệnh nhân có dấu hiệu phá hủy khớp.
Biến chứng hẹp khe khớp
- Có thể dẫn đến bại liệt tứ chi: Hẹp khe khớp thắt lưng có thể gây tác hại nghiêm trọng hơn đến mức đau tồn tại dai dẳng và kèm liệt hai chân. Hẹp khe khớp cổ có thể nguy hiểm hơn do sự chèn ép tủy sống và có thể dẫn tới yếu hai tay, thậm chí liệt tứ chi. Điều này không xảy ra ở cột sống thắt lưng, do tủy sống không có ở đoạn cột sống thắt lưng.
- Hạn chế khả năng vận động: Bệnh nhân bị hẹp đốt sống ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vận động, ngay cả khi đi bộ, bệnh nhân vẫn phải chịu những cơn đau âm ỉ, nhức nhối.
Phương pháp chẩn đoán
Với tình trạng khe khớp bị hẹp, bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá thể chất sơ bộ về vị trí tổn thương (vai, gối, háng), mức độ cơn đau, phạm vi di chuyển, tiền sử bệnh… Từ đó, người bệnh có thể được thực hiện một số phương pháp chẩn đoán sau:
- Chụp X-quang.
- Chụp cộng hưởng từ MRI.
- Siêu âm.
- Xét nghiệm máu hoặc dịch khớp.
Cách điều trị hẹp khe khớp
Sử dụng thuốc
Đây là giải pháp đầu tiên trong điều trị hẹp khe khớp. Cơ chế hoạt động của thuốc giảm đau là tập trung thay đổi cảm nhận của não bộ về cơn đau, thay vì tấn công trực tiếp vào các cơ chế liên quan đến chu kỳ đau.
Tiêm Cortisone
Cortisone là chất chống viêm mạnh, tương tự như Cortisone được sản xuất tự nhiên trong cơ thể bởi tuyến thượng thận. Phương pháp tiêm Cortisone trực tiếp vào khớp gối đem đến tác dụng cải thiện khả năng vận động, giảm đau tích cực, do hiệu quả hấp thụ và phản ứng tốt.
Vật lý trị liệu
Các bài tập vật lý trị liệu có thể giúp duy trì sự linh hoạt của khớp, cải thiện khả năng vận động, sức mạnh và độ bền của các cơ xung quanh. Ngoài ra, quá trình tập còn có tác dụng giảm đau hiệu quả. Tùy theo từng trường hợp, bác sĩ có thể khuyến nghị người bệnh lựa chọn các bài tập cường độ thấp, giúp kéo giãn cơ thể và không gây căng thẳng cho khớp như: đạp xe, yoga, bơi lội, đi bộ…
Thủy liệu pháp
Đây là liệu pháp vật lý được thực hiện trong môi trường nước, phổ biến là hồ bơi trị liệu. Phương pháp này phù hợp với những trường hợp bị hẹp khe khớp do viêm khớp mức độ nặng, gặp khó khăn khi tập luyện trong môi trường bình thường.
Tiêm chất bôi trơn
Đây là phương pháp điều trị thường được áp dụng đối với chứng hẹp khe khớp thứ phát sau viêm xương khớp. Cụ thể, bác sĩ sẽ tiêm một chất giống như gel vào khớp với mục đích là bôi trơn và giảm đau.
Giảm cân
Nếu người bệnh đang trong tình trạng thừa cân, việc thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh và duy trì tập thể dục giảm cân là cần thiết. Điều này sẽ giúp làm giảm căng thẳng lên các khớp, đặc biệt là đầu gối, từ đó đem lại hiệu quả giảm đau tích cực.
Chế độ dinh dưỡng tốt cho khớp
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của khớp. Vì vậy, để hạn chế tối đa các vấn đề rủi ro xảy ra với khớp, bao gồm tình trạng hẹp khe khớp, việc xây dựng thực đơn lành mạnh là vô cùng cần thiết. Một số loại thực phẩm có lợi bao gồm:
- Các loại cá giàu axit béo Omega-3: cá ngừ, cá hồi, cá bơn…
- Trái cây: việt quất, dứa, cà chua…
- Các loại rau họ cải: súp lơ trắng, bông cải xanh…
- Các loại đậu: đậu xanh, đậu lăng, đậu nành…
- Các loại dầu thực vật: dầu oliu, dầu lạc, dầu hướng dương…
- Socola đen.
- Hành, tỏi, nghệ…
- Các loại hạt: óc chó, hạnh nhân, hạt chia…

Biện pháp phòng ngừa hẹp khe khớp
Việc phòng ngừa hẹp khe khớp không có tác dụng trong một số trường hợp, đặc biệt khi đây là dấu hiệu ban đầu của viêm khớp. Tuy nhiên, những thay đổi tích cực liên quan đến thói quen sinh hoạt, dinh dưỡng hàng ngày sẽ giúp duy trì chức năng khớp, ngăn ngừa tổn thương và vận động linh hoạt hơn. Một số giải pháp hữu ích gồm:
Tập thể dục
Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin chi tiết liên quan đến hẹp khe khớp. Hy vọng với những chia sẻ này, người bệnh đã cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích để giúp quá trình kiểm soát và điều trị bệnh trở nên hiệu quả, thuận lợi hơn.
Duy trì cân nặng hợp lý
Nếu cơ thể đang trong tình trạng thừa cân, việc thay đổi chế độ ăn uống và luyện tập thể dục thể thao là giải pháp hữu ích. Khi trọng lượng được đưa về mức ổn định, căng thẳng dồn lên khớp cũng được giảm đang kể, đặc biệt là ở đầu gối và mắt cá chân.
Bảo vệ khớp
Để hạn chế nguy cơ hẹp khe khớp, bạn nên duy trì tư thế đứng, ngồi, nằm… đúng và hạn chế tối đa việc mang vác vật nặng. Nếu yêu cầu công việc hàng ngày đòi hỏi phải hoạt động quá mức, thực hiện chuyển động lặp đi lặp lại…, nên để cơ thể được nghỉ ngơi thường xuyên. Điều này sẽ giúp làm giảm căng thẳng và áp lực lên các khớp, giúp bảo vệ khớp khỏi nhiều vấn đề rủi ro không mong muốn.
Leave a reply