Hẹp niệu đạo là một bệnh lý niệu khoa thường gặp, bệnh biểu hiện sau một viêm nhiễm hay sau một chấn thương hệ niệu. Bệnh lý hẹp niệu đạo ảnh hưởng đến cảm giác và chất lượng cuộc yêu, khiến quý ông không còn mặn mà “chuyện ấy”, dễ dẫn đến liệt dương, xuất tinh sớm, vô sinh.
Hẹp niệu đạo là gì?
Niệu đạo là đoạn ống đưa nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể. Đối với nam giới niệu đạo còn có nhiệm vụ đưa dẫn tinh trùng ra ngoài. Kích thước niệu đạo của nam giới dài hơn gấp khoảng 6 lần so với nữ giới, do vậy tình trạng hẹp niệu đạo ở nam giới cũng xảy ra thường xuyên ở nam giới hơn là nữ giới.
Hẹp niệu đạo là tình trạng một đoạn ngắn hoặc dài tại niệu đạo bị thu hẹp lại. Vị trí hẹp càng dài và nhiều đoạn thì lưu lượng dòng chảy nước tiểu thoát ra ngoài cũng cũng sẽ giảm đi đáng kể. Trong trường hợp nặng có thể ngăn chặn hoàn toàn dòng nước tiểu.
Nhiều câu hỏi đặt ra vậy hẹp niệu đạo có phải là hẹp niệu quản, chúng tôi xin lý giải rằng đây là 2 bộ phận khác nhau trong hệ tiết niệu, do đó đây cũng là hai loại bệnh khác nhau.
Cụ thể, niệu quản là hai đường ống dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang, còn niệu đạo là một ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên triệu chứng bệnh có thể dễ gây nhầm lẫn nên bạn cần đến chuyên khoa tiết niệu uy tín để được chẩn đoán xác định rõ ràng bệnh và có phương pháp điều trị hẹp niệu quản hay hẹp niệu đạo phù hợp
Nguyên nhân gây hẹp niệu quản
Theo các chuyên gia y tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh hẹp niệu quản. Trong đó nguyên nhân phổ biến nhất là hẹp niệu quản bẩm sinh.
Ngoài ra, hẹp niệu quản có thể còn do một số nguyên nhân khác gây ra như:
- Niệu quản đôi: Đây là tình trạng cơ thể có hai niệu quản hình thành trên cùng một quả thận, 1 niệu quản phát triển bình thường, 1 niệu quản chỉ phát triển một phần.
- Vị trí niệu quản nối với bàng quang hoặc thận thường sẽ bị hẹp.
- Do xơ hóa sau phúc mạc: Khi các mô sợi phát triển khu vực phía sau bụng. Các khối sợi này bao vây lấy niệu quản, chặn niệu quản gây hẹp.
- Sỏi niệu quản: Niệu quản là ông nhỏ, khi có sỏi kích thước lớn sẽ bít tắc đường niệu quản.
- Tình trạng táo bón nặng cũng là một nguyên nhân dẫn đến bệnh hẹp niệu quản.
- Khối u ác tính hay lành tính ở các cơ quan lân cận, chèn ép vào niệu quản gây hẹp.
- Phụ nữ bị bệnh lạc nội mạc tử cung cũng có thể dẫn đến hẹp niệu quản.
- Nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt, u tuyến tiền liệt… chèn ép niệu quản gây hẹp.
Những ai có nguy cơ mắc bệnh hẹp niệu đạo?
Hẹp niệu đạo có thể xảy ra ở bất kì độ tuổi nào. Bệnh thường xảy ra ở nam giới. Một số trường hợp đặc biệt có nguy cơ cao phát triển hẹp niệu đạo bao gồm:
- Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (lậu, giang mai,…).
- Đặt ống thông tiểu.
- Viêm niệu đạo.
- Tuyến tiền liệt lớn.
- Đã từng can thiệp phẫu thuật/ thủ thuật can thiệp trên đường tiết niệu.

Triệu chứng hẹp niệu đạo
Hẹp niệu đạo gây ra những ảnh hưởng và cảm giác khó chịu, bất tiện từ nhẹ đến nặng cho người bệnh, một số triệu chứng có thể bao gồm:
- Tiểu khó, tiểu đau buốt, tiểu lắt nhắt.
- Tia nước tiểu yếu và nhỏ giọt.
- Máu trong nước tiểu, máu trong tinh dịch.
- Nước tiểu đục như mủ.
- Bí tiểu.
- Tiểu không tự chủ.
- Giảm lực xuất tinh.
- Đau vùng xương chậu.
- Căng chướng bàng quang.
Biến chứng hẹp niệu đạo
Hẹp niệu đạo có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng sau:
- Ứ đọng nước tiểu bàng quang gây nhiễm khuẩn ngược dòng lên niệu quản, thận.
- Ứ trệ lâu ngày không có lối thoát gây rò rỉ ra da tại vị trí tầng sinh môn hay vùng da bìu dẫn đến nhiễm khuẩn tạo thành ổ áp xe, hình thành túi thừa bàng quang.
- Xuất tinh sớm, liệt dương, vô sinh.
- Ngăn chặn quá trình xuất tinh, viêm nhiễm làm giảm chất lượng tinh trùng dẫn đến vô sinh.
- Suy thận.
Biện pháp điều trị bệnh hẹp niệu đạo
Mục đích của việc điều trị là loại bỏ sự tắc nghẽn. Sau khi ổn định, điều trị tổn thương thận, loại bỏ nhiễm trùng đường tiểu. Điều trị hiệu quả hẹp niệu quản bao gồm kết hợp:
Điều trị hẹp niệu đạo – Nong niệu đạo
Là phương pháp điều trị bác sĩ sử dụng que nong hoặc bóng trên ống thông với kích thước tăng dần để làm rộng niệu đạo đoạn bị hẹp. Kỹ thuật này cần lặp lại với các ống nong kích thước lớn hơn, và đặt ống thông niệu đạo để lưu thông nước tiểu và giúp vết thương phục hồi nhanh.
Xẻ niệu đạo
Đây phương pháp còn được biết đến với tên gọi khác là cắt đoạn hẹp niệu đạo. Bác sĩ sẽ sử dụng một ống nội soi chuyên biệt có gắn lưỡi dao hoặc laser ở đầu, đưa vào niệu đạo đến vị trí hẹp và cắt đoạn hẹp. Sau đó sẽ nối lại và đặt ống thông niệu đạo cho đến khi vết thương lành trở lại.
Đặt stent niệu đạo
Đặt stent niệu đạo là phương pháp điều trị ít xâm lấn, được sử dụng cho cả điều trị hẹp niệu quản. Bác sĩ sẽ đưa một stent kim loại vào vị trí hẹp để làm rộng đoạn hẹp ra.
Điều trị hẹp niệu đạo – Phẫu thuật tạo hình niệu đạo
Là phương pháp bác sĩ sẽ tạo hình niệu đạo đoạn hẹp bằng cách cắt bỏ đoạn hẹp và nối lại 2 đầu của phần niệu đạo bình thường. Cách này thường chỉ áp dụng với đoạn hẹp ngắn. Khi đoạn hẹp dài bác sĩ không thể cắt nối mà sẽ rạch đoạn hẹp và lấy các tổ chức mô để ghép mở rộng đoạn hẹp. Cuối cùng bệnh nhân được đặt ống thông niệu đạo và sẽ rút ống thông sau khi tình trạng bệnh được kiểm tra đã ổn định, dòng nước tiểu mạnh, bài xuất dễ dàng.

Phòng tránh bệnh hẹp niệu quản bằng cách nào?
- Phụ nữ mang thai cần tuân thủ lịch khám thai định kỳ, thực hiện siêu âm thai nhi. Nếu phát hiện thai nhi bị hẹp niệu quản bẩm sinh, bác sĩ sẽ có phương án can thiệp điều trị cho trẻ ngay sau sinh. Siêu âm ở phụ nữ mang thai còn giúp phát hiện sự phát triển của bào thai có gây chèn ép lên niệu quản của người mẹ hay không.
- Hẹp niệu quản có thể gây ra bởi sỏi đường tiết niệu, nên dự phòng căn bệnh này bằng cách uống nhiều nước, không được nhịn tiểu, thăm khám định kỳ…
- Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, phòng tránh bệnh táo bón.