Hẹp thực quản là một trong những biến chứng thường gặp của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, gây ra các triệu chứng khó chịu ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh.
Hẹp thực quản là gì?
Hẹp thực quản là hiện tượng ống đưa thức ăn và chất lỏng từ miệng đến dạ dày bị thu hẹp lại. Đây có thể là một loại bệnh lành tính thông thường. Lành tính có nghĩa là nó không gây ung thư.
Hẹp thực quản lành tính thường xảy ra khi acid dạ dày và các chất kích thích khác làm tổn thương niêm mạc thực quản theo thời gian. Điều này dẫn đến viêm thực quản và mô sẹo, khiến thực quản bị hẹp.
Mặc dù hẹp thực quản lành tính không phải là nguyên nhân của bệnh ung thư, nhưng tình trạng này vẫn có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe. Thu hẹp thực quản có thể gây khó nuốt. Điều này làm tăng nguy cơ mắc nghẹn. Nó cũng có thể dẫn đến tắc nghẽn hoàn toàn thực quản. Điều này có thể ngăn chặn thức ăn và chất lỏng đến dạ dày.
Nguyên nhân hẹp thực quản
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hẹp thực quản:
- Trào ngược dạ dày: Trào ngược dạ dày khiến dịch dạ dày chứa nhiều axit bị trào ngược lên thực quản. Khi ấy, các axit tác động đến lớp niêm mạc thực quản gây bào mòn và tổn thương. Khi bị tổn thương nhiều lần, các tế bào thực quản sinh ra phản ứng sinh học là tạo thành các mô mẹo và các mô sẹo này khiến ống thực quản hẹp hơn, ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa.
- Nguyên nhân bẩm sinh tức là ngay từ trong thai kỳ, vì lí do nào đó là hệ tiêu hóa của thai nhi có vấn đề, ống thực quản bị hẹp hơn bình thường. Tình trạng này thường xảy ra trong tuần thứ 4 của thai kỳ và đến nay chưa rõ nguyên nhân.
- Các bệnh lý ác tính khác: Ung thư thực quản, khối u từ bên ngoài thực quản gây chèn ép khiến lòng thực quản hẹp hơn…
- Nguyên nhân khác: Chấn thương thực quản, điều trị giãn tĩnh mạch thực quản.

Triệu chứng khi bị hẹp thực quản
Ở trẻ em, hẹp thực quản có thể xuất hiện các triệu chứng liên quan đến ăn và thở, bao gồm:
- Chảy quá nhiều nước bọt hoặc nước mũi trong mũi và miệng.
- Ho.
- Khó nuốt.
- Khó ăn.
- Khóc không ra tiếng.
- Khó thở sau khi khóc.
- Trào ngược axit liên tục.
- Da xanh khi cố gắng ăn.
Trẻ có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Biến chứng của bệnh hẹp thực quản
Các biến chứng tiềm ẩn của hẹp thực quản lành tính gồm có:
Biến chứng tại chỗ
- Thức ăn đặc hoặc rắn có thể mắc lại ở đoạn thực quản bị hẹp? Có thể gây nghẹt thở hoặc khó thở.
- Do nôn và trào ngược thường xuyên? Tăng nguy cơ viêm phổi do hít phải thức ăn.
- Bệnh nhân có thể bị tử vong đột ngột do phản xạ tim mạch hoặc ngạt thở do thức ăn trào ngược lọt vào khí quản gây tắc đường thở.
- Rò thực quản – khí quản.
- Ung thư hoá.
Biến chứng toàn thân
- Suy dinh dưỡng do ăn kém hoặc không ăn được trong thời gian dài.
- Tinh thần căng thẳng, buồn phiền, không muốn tiếp xúc với người khác, có trường hợp người bệnh còn bị trầm cảm.
Điều trị bệnh hẹp thực quản
Điều trị không dùng thuốc
Hai phương pháp điều trị hẹp thực quản không dùng thuốc thường được bác sĩ chỉ định điều trị là nong thực quản và đặt stent thực quản:
Nong thực quản
Nong thực quản là phương pháp được bác sĩ ưu tiên lựa chọn điều trị cho bệnh nhân bị hẹp thực quản. Đây là một thủ thuật có đơn giản có tác dụng ngăn chặn quá trình hẹp thực quản tiếp diễn, giúp bệnh nhân có thể ăn uống dễ dàng hơn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nong thực quản, người bệnh sẽ cảm thấy rất khó chịu và phải thực hiện nhiều lần để hạn chế bệnh tái phát.
Đặt stent thực quản
Phương pháp này sử dụng bóng để nong rộng thực quản sau đó đặt stent vào đoạn bị hẹp. Stent được đặt cố định có tác dụng chống đỡ vào thành thực quản để giữ cho thực quản không bị hẹp.
Sử dụng thuốc để điều trị có vai trò rất quan trọng đối với những trường hợp hẹp thực quản do trào ngược dạ dày ở mức độ nặng. Các loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn để điều trị là:
- Thuốc ức chế giảm sự bài tiết acid ở dạ dày.
- Thuốc kháng acid có tác dụng trung hòa acid dạ dày, làm giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.
- Thuốc điều hòa co thắt ống tiêu hóa.
Điều trị hẹp thực quản bằng thuốc yêu cầu bệnh nhân phải sử dụng trong thời gian dài mới mang lại hiệu quả. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần phải kiên trì và tuân thủ theo đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý thay đổi thuốc và liều lượng gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Điều trị bằng phẫu thuật
Đối với những trường hợp sau khi thực hiện điều trị bằng các phương pháp trên nhưng không đem lại hiệu quả sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định tiến hành làm phẫu thuật. Đây là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả nhanh chóng, giúp các triệu chứng của bệnh được cải thiện một cách triệt để.
Tuy nhiên sau khi tiến hành phẫu thuật điều trị, hẹp thực quản vẫn có khả năng tái phát trở lại sau một vài năm. Vì vậy, người bệnh phải phối hợp điều trị bằng thuốc kiểm soát GERD theo hướng dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Phòng ngừa bệnh hẹp thực quản
Hẹp thực quản là một căn bệnh khá nguy hiểm, gây ảnh hưởng không lớn tới chất lượng cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Để phòng tránh bệnh, bạn cần:
- Nằm đúng tư thế, khi nằm nên nâng cao đầu so với mặt giường giúp hạn chế tình trạng axit dạ dày trào ngược lên thực quản.
- Không để các hóa chất gây ăn mòn (acid, bazơ…) lọt vào thực quản. Bảo vệ trẻ nhỏ bằng cách giữ tất cả các hóa chất gia dụng ăn mòn ở trong nhà ở ngoài tầm với của trẻ.
- Không uống rượu vì rượu là một nguyên nhân gây ung thư thực quản.
- Khám bệnh đúng hẹn để theo dõi các triệu chứng bệnh.
- Ăn chậm nhai kỹ.
- Uống thuốc đúng và đủ theo chỉ định của bác sĩ.
- Ngoài ra, bạn cũng cần có lối sống lành mạnh: tập thể dục thường xuyên, có chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt khoa học để nâng cao sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật.
Hẹp thực quản là căn bệnh gây ra các triệu chứng khó chịu gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng đời sống của người bệnh. Vì vậy, khi thấy bản thân có những dấu hiệu của hẹp thực quản, bạn không nên chủ quan bỏ qua mà hãy thăm khám để được hướng dẫn điều trị phù hợp.