Khi nhiệt độ giảm xuống và những cơn mưa xuất hiện ngày càng nhiều, không khí trở nên ẩm ướt và gia tăng các tác nhân gây ô nhiễm, nguy cơ bị dị ứng của chúng ta cũng tăng theo và ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp.
Ho dị ứng là bệnh gì?
Ho dị ứng là tình trạng đường thở bị tấn công bởi các yếu tố từ bên ngoài như thời tiết, bụi bẩn, lông động vật…. Lúc này, niêm mạc mũi, họng sẽ bị kích thích dẫn đến vướng họng và ngứa rát, từ đó hình thành phản xạ ho để tống các dị vật này ra khỏi cơ thể.
Nguyên nhân gây bệnh
Ho do dị ứng thời tiết
Thời điểm thời tiết giao mùa nhiệt độ thay đổi khiến nhiều người chưa kịp thích ứng cũng rất dễ bị ho. Đặc biệt đối với những ai cổ họng vốn nhạy cảm với môi trường sống, thường thì những cơn ho sẽ bắt đầu với cơn ho khan và ngứa rát cổ họng.
Hít phải phấn hoa
Phấn hoa là một trong những nguyên nhân gây ho dị ứng. Vì hạt phấn hoa cực kỳ nhỏ và bay lơ lửng trong không khí. Khi chúng ta hít thở, phấn hoa có thể dính vào lớp niêm mạc mũi họng dẫn đến triệu chứng đặc trưng như: ho, ngứa mũi, sổ mũi, ngứa mắt.
Dị ứng do lông vật nuôi
Nhiều người bị mẫn cảm với lông thú nuôi trong nhà, nguyên nhân là do chúng rất dễ bám dính vào đồ vật, quần áo… và khi họ hít phải sẽ dẫn đến hiện tượng ho dị ứng.
Do dị ứng nấm mốc và bụi bẩn
Môi trường sống bị ô nhiễm, có nhiều bụi bẩn và nấm mốc sẽ làm tăng tỉ lệ bị ho do dị ứng. Lúc này, bụi bẩn và nấm mốc sẽ xâm nhập vào đường thở, gây phản xạ ho. Kèm theo đó là các triệu chứng hắt hơi, nghẹt mũi, kích ứng mắt, hen suyễn.

Dấu hiệu của ho dị ứng
Khi bị ho do kích ứng, dị ứng thì cơ thể sẽ có những triệu chứng phổ biến gồm:
- Ngứa mũi, hắt hơi.
- Ngứa họng, ho khan, ho có đờm và họng bị đau rát do ho nhiều.
- Ho nhiều trước khi ngủ và sau khi thức dậy.
- Khó thở.
- Không sốt nhưng cơ thể mệt mỏi, chán ăn, sụt cân.
- Xuất hiện phản xạ co thắt họng, thanh quản hoặc phù Quincke họng, thanh quản.
Cách điều trị bệnh
Điều trị ho dị ứng bằng thuốc
- Sử dụng thuốc giảm ho: những thuốc này có thể giúp hạn chế, giảm thiểu đáng kể các cơn ho cho người bệnh.
- Thuốc long đờm: đối với trường hợp ho có đờm thì cần sử dụng thuốc long đờm để cổ họng không bị khó chịu bởi chất nhầy này. Khi sử dụng thuốc đờm sẽ loãng dần và giảm hẳn.
- Thuốc kháng histamin: sử dụng thuốc kháng histamin cho những người bệnh vốn có cơ địa dị ứng, hoặc đã có tiền sử dị ứng để có tác dụng làm dịu cơn ho.
Sự dụng một số mẹo trị ho dân gian sau:
- Mật ong: Uống trà mật ong giúp làm dịu các niêm mạc họng bị tổn thương, làm ẩm vùng họng và giảm phản xạ đáng kể. Bạn chỉ cần uống mỗi ngày 2 ly mật ong ấm để cải thiện tình trạng ho.
- Gừng: Tương tự như mật ong, bạn chỉ cần thát mỏng vài lát gừng rồi hãm với nước nóng và uống hàng ngày.
- Chanh muối: Ngậm một lát chanh mỏng với một ít muối trong miệng khoảng 10 – 15 phút cũng giúp làm giảm các cơn ho rất tốt.
- Quất chưng đường phèn: Bổ đôi 2 – 3 quả quất xanh, rồi trộn với một lượng đường phèn vừa đủ và đem hấp cách thủy 10 – 15 phút. Sau đó dùng cả cái và nước mỗi ngày 2 – 3 lần.

Cách phòng ngừa ho dị ứng
Để phòng ngừa ho dị ứng, có thể sử dụng các phương pháp dưới đây:
- Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh.
- Chăm chỉ tập luyện thể dục, thể thao, uống nước đều đặn để tăng cường hệ miễn dịch.
- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, khi dọn nhà hoặc đến những nơi chứa nhiều bụi bẩn, nấm mốc,…
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, giàu vitamin C. Không nên ăn thức ăn dễ gây dị ứng, ôi thiu hoặc đã từng khiến bản thân bị dị ứng trước đó.
- Kiểm tra đường ống nước thường xuyên để tránh nguy cơ rò rỉ nước gây ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh.
- Đảm bảo rèm cửa, thảm và quần áo luôn được giặt sạch và phơi khô đúng cách. Tránh phơi đồ còn ướt ở nơi thiếu sáng hoặc kín gió.
Ho dị ứng không phải là một vấn đề sức khỏe đáng ngại, có thể nhanh chóng được trị khỏi hoàn toàn nếu chăm sóc sức khỏe đúng cách. Tuy nhiên, nếu chủ quan thì có thể dẫn đến nhiều bệnh lý viêm đường hô hấp khác. Do đó, khi bị ho do các yếu tố bên ngoài gây dị ứng, bạn cần nhanh chóng thăm khám để có phương pháp chữa trị đúng nhất, chấm dứt các cơn ho.
Leave a reply