Ho là triệu chứng thường gặp ở nhiều đối tượng khi thời tiết thay đổi, cơ thể bị nhiễm lạnh hay do các bệnh lý khác gây nên… Khi bị ho, người bệnh cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng, bởi đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng bệnh. Vậy bị ho kiêng ăn gi? giúp kiểm soát và cải thiện tình trạng bệnh.
Người bị ho nên ăn gì?
Người bị ho nên chú ý bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của mình một số nhóm thực phẩm sau:
Thực phẩm giàu vitamin A, C
Ho nên ăn gì? Các loại rau củ quả có màu xanh, đỏ, đậm như súp lơ, khoai lang,… các thực phẩm giàu kẽm như ngao, sò, củ cải trắng. Chúng không chỉ hỗ trợ giảm ho mà còn tăng cường sức đề kháng và bồi bổ sức khỏe giúp cơ thể.
Mật ong tốt cho người bị ho
Mật ong cũng được khuyến khích sử dụng trong thực đơn của người bị ho. Tuy nhiên, bạn không nên dùng thực phẩm này cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi.
Ăn nhiều đồ ăn chứa tía tô, tỏi, hành tây
Ho nên ăn gì? Người bệnh có thể sử dụng tỏi, hành hoặc tía tô như gia vị cho các món ăn hằng ngày. Do trong những thực phẩm này chứa rất nhiều chất kháng khuẩn, kháng viêm giúp người bệnh tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Sử dụng thường xuyên sẽ cải thiện đáng kể tình trạng bệnh.
Thực phẩm chứa nhiều omega 3
Omega 3 là một chất chống viêm được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm như cá béo, các loại hạt, dầu ô liu hay dầu gan cá tuyết. Bổ sung các thực phẩm này trong bữa ăn sẽ giúp ức chế phản ứng sưng viêm trong cổ họng và đẩy lùi cơn ho một cách an toàn.

Người bị ho cần tránh ăn gì?
Bên cạnh những thực phẩm, món ăn giúp giảm ho, người bị ho cũng cần chú ý cân nhắc và tránh sử dụng một số loại thức ăn dưới đây để tránh tình trạng ho kéo dài hơn.
Các thực phẩm lạnh
Viêm họng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho của bạn kéo dài không khỏi. Do đó, khi bị ho, bạn nên tránh sử dụng các loại thức ăn, đồ uống quá lạnh có thể khiến cổ họng bị sưng viêm, kích ứng dẫn đến ho nhiều hơn. Ngoài ra, đồ ăn quá lạnh cũng có thể gây tổn thương phổi khiến bệnh tiến triển nặng hơn.
Thức ăn lạnh
Uống nước đá lạnh, ăn kem hay sử dụng các thức ăn lạnh khác là điều tối kỵ khi bị ho. Chúng có thể gây kích thích niêm mạc họng dẫn đến viêm họng, làm tăng tiết đờm và khiến bạn bị ho nhiều hơn.
Thức ăn có tính nóng
Nếu đang bị ho có đờm kèm theo sốt, bạn nên hạn chế sử dụng các thực phẩm có tính nóng, chẳng hạn như quả nhãn hay các món nấu từ gạo nếp. Chúng có thể làm tăng thân nhiệt, khiến đờm nhầy trở nên đặc quánh và ảnh hưởng đến quá trình hồi phục tổn thương bên trong đường thở.
Hải sản
Những thực phẩm này chứa nhiều protein lạ. Chúng có thể kích hoạt hệ thống miễn dịch phản ứng mạnh và sản sinh ra nhiều histamin khiến cổ họng bị ngứa, ho, sưng viêm nghiêm trọng hơn.
Một số loại hạt chứa nhiều dầu
Hạt đậu phộng (lạc) hay hạt hướng dương là những ví dụ điển hình. Chúng chứa một lượng dầu khá lớn nên khi sử dụng có thể làm tăng độ đặc của đờm nhầy và khiến cổ họng của bạn có cảm giác vướng víu, khó chịu, từ đó kích thích phản xạ ho.
Đồ uống có cồn, có gas
Một số loại đồ uống có cồn như rượu, bia và các loại nước uống có gas có thể gây kích ứng niêm mạc cổ họng dẫn đến những cơn ho dai dẳng. Do đó, khi bị ho, bạn nên tránh sử dụng các loại đồ uống này để tránh ho kéo dài không khỏi.
Các loại rau chứa nhiều chất nhầy
Một số loại rau củ nhiều chất nhầy như rau đay, mồng tơi, khoai sọ, củ từ,…sản xuất ra chất cellulite khiến cho cơ thể của người bệnh sinh nhiệt và nhanh chóng sản sinh ra nhiều chất dịch đờm, làm tăng cơn ho ở người bệnh và khó chịu cho bệnh nhân.

Những lưu ý trong sinh hoạt giúp giảm ho hiệu quả
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, người bệnh cũng cần điều chỉnh thói quen sinh hoạt hàng ngày để cải thiện tình trạng ho. Một vài lưu ý cụ thể cho bạn gồm có:
- Súc miệng, vệ sinh vòm họng mỗi ngày bằng nước muối sinh lý.
- Xông và rửa mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý trong lúc đang bị ho.
- Hạn chế tiếp xúc môi trường ô nhiễm, quá lạnh hoặc ngồi trong phòng điều hòa quá lâu.
- Môi trường của người bệnh sống cần được giữ sạch sẽ, hạn chế khói thuốc và khói bụi ô nhiễm từ môi trường.
- Người bệnh cần tăng cường tập thể thao để nâng cao thể trạng, nâng cao sức đề kháng.
- Bạn không nên tiếp xúc trực tiếp hay dùng chung đồ dùng cá nhân với những người đang mắc bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp.
- Khi bị ho, người bệnh nên uống nhiều nước để làm dịu cổ họng.
- Việc khám sức khỏe định kỳ đối với chúng ta cũng rất quan trọng. Nếu cơn ho kéo dài, không thuyên giảm dù đã có biện pháp điều trị, bạn cần đi khám để tránh biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.
Ho khan là chứng bệnh kéo dài và dễ chuyển biến sang thể mãn tính nếu người bệnh không có những biện pháp can thiệp kịp thời. Để đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn, người bệnh cần đồng thời điều trị đúng liệu trình và tuân thủ chế độ kiêng khem hợp lý.
Leave a reply