Hoại tử fournier là một trường hợp y tế khẩn cấp cần được điều trị kịp thời để tránh nguy cơ tử vong. Bệnh tiến triển nhanh chóng với nhiều biến chứng nghiêm trọng, người bệnh nên chủ động theo dõi để phát hiện ngay từ sớm.
Thế nào là bệnh Fournier?
Hoại tử fournier là bệnh nhiễm trùng hiếm gặp xảy ra ở bộ phận sinh dục và các khu vực lân cận do hoạt động của vi khuẩn gây nên, có nguy cơ đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
Bệnh tiến triển rất nhanh chóng, cần được can thiệp y tế khẩn cấp, đặc biệt khi xuất hiện dấu hiệu sưng đỏ tại những vị trí này, kèm sốt và mệt mỏi. Fournier thường xảy ra ở nam giới nhưng trong một số trường hợp, nữ giới và trẻ em cũng có thể mắc phải:
Ở nữ, vị trí nhiễm trùng thường là các nếp gấp bên ngoài của mô ở lối vào âm đạo và khu vực đáy chậu (vùng giữa âm đạo và trực tràng). Tình trạng này có xu hướng xảy ra sau khi cắt bỏ tử cung hoặc nhiễm trùng sau phá thai. Đối với trẻ em, Fournier có nguy cơ phát triển sau khi cắt bao quy đầu, bị nhiễm trùng toàn thân hoặc côn trùng cắn…
Nguyên nhân nào gây ra hoại tử Fournier?
Hoại tử Fournier thường xảy ra do nhiễm trùng bên trong hoặc gần bộ phận sinh dục. Nguồn lây nhiễm có thể bao gồm:
- E. coli (Escherichia coli).
- Klebsiella.
- Tụ cầu khuẩn.
- Liên cầu khuẩn…
Các vi khuẩn có thể xâm nhập vào các vùng sinh dục và trực tràng của cơ thể bạn theo một số cách. Một vài ví dụ bao gồm:
- Áp xe.
- Rò hậu môn và viêm túi thừa.
- Xỏ lỗ đeo khuyên ở bộ phận sinh dục.
- Nhiễm trùng bàng quang hoặc đường tiết niệu.
- Thương tích gây xước hoặc bỏng.
- Phẫu thuật cắt bỏ dạ con.
- Vết cắn của côn trùng.
- Ung thư trực tràng.
- Lây qua quan hệ tình dục.
- Vết loét.
Trẻ em đôi khi bị nhiễm trùng do vi khuẩn do:
- Côn trùng cắn.
- Bỏng.
- Cắt bao quy đầu.
Yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hoại tử Fournier
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây hoại tử Fournier như:
- Tiểu đường.
- Lạm dụng rượu.
- Chấn thương bộ phận sinh dục.
- Steroid.
- Hóa trị.
- HIV.
- Béo phì.
- Xơ gan (bệnh gan).
Các bác sĩ có thể tìm thấy nguyên nhân gây hoại tử Fournier trong khoảng 90% các trường hợp.

Những dấu hiệu và triệu chứng của hoại tử Fournier
Các triệu chứng phổ biến của hoại tử Fournier là:
- Sốt.
- Đau và sưng ở bộ phận sinh dục hoặc vùng hậu môn.
- Mùi khó chịu phát ra từ các tế bào da bị ảnh hưởng.
- Khi chạm vào vùng bị ảnh hưởng tạo ra âm thanh lốp bốp.
- Mất nước.
- Thiếu máu.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Hoại thư Fournier gây ra những biến chứng
Bệnh hoại tử Fournier gây ra khá nhiều các biến chứng nguy hiểm như:
- Suy thận cấp.
- Hội chứng suy giảm hô hấp cấp tính.
- Tắc động mạch.
- Suy tim và rối loạn nhịp tim.
- Ảnh hưởng đến nhu động ruột.
- Rối loạn chức năng tình dục.
- Tai biến mạch máu não.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Giảm chất lượng cuộc sống, có thể góp phần gây ra chứng trầm cảm lâm sàng.
Chẩn đoán hội chứng Fournier
Bệnh Fournier sẽ được chẩn đoán lần lượt qua quy trình sau:
Đối với hầu hết các trường hợp bị hoại tử Fournier, bác sĩ sẽ tiến hành lấy một mẫu mô bị nhiễm bệnh và mang đi xét nghiệm để loại trừ các tình trạng nhiễm trùng khác. Ngoài ra, một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh cũng có thể được chỉ định thực hiện bao gồm:
- Siêu âm: Siêu âm giúp bác sĩ phát hiện được khí hoặc dịch bất thường, từ đó phân biệt sớm chứng Fournier với các tình trạng viêm cấp tính như viêm mào tinh, viêm tinh hoàn…
- Chụp X-quang: Chụp X-quang được tiến hành để xác định vị trí hoại tử và mức độ phân bố khí trong vết thương.
- Chụp CT (chụp cắt lớp vi tính): Phương pháp này có thể được chỉ định thực hiện để xác định nguyên nhân gây hoại tử.
Phương pháp dùng để điều trị hoại tử Fournier
Phẫu thuật là phương pháp điều trị số một cho chứng hoại thư Fournier. Phương pháp điều trị bao gồm:
- Kháng sinh truyền (thông qua tĩnh mạch của bạn).
- Phẫu thuật để loại bỏ các tế bào chết và đang chết đồng thời để chẩn đoán xác định.
Bạn cũng có thể cần phẫu thuật tái tạo sau khi nhiễm trùng đã được kiểm soát. Một số người cần làm hậu môn nhân tạo (để đưa phân ra ngoài) và ống thông (dẫn lưu nước tiểu), tùy thuộc vào khu vực nào bị ảnh hưởng. Một số người cũng cần liệu pháp oxy cao áp, đây là liệu pháp sử dụng oxy tinh khiết ở áp lực cao.
Bạn cũng có thể được tiêm phòng uốn ván nếu bạn có một chấn thương.

Phòng ngừa chứng hoại tử Fournier
Chứng hoại tử Fournier có thể được phòng ngừa hiệu quả bằng một số giải pháp đơn giản và hữu ích như sau:
- Thường xuyên kiểm tra bộ phận sinh dục, đáy chậu và các vùng lân cận để phát hiện sớm các triệu chứng ban đầu (nếu có), bao gồm: đỏ, sưng tấy…
- Giữ vệ sinh thật tốt đối với bộ phận sinh dục, đáy chậu và các khu vực lân cận.
- Bảo vệ bộ phận sinh dục và các vùng lân cận khỏi các tổn thương không đáng có (trầy xước, rách…), nếu bị chấn thương cần được chăm sóc tốt để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn.
- Duy trì số cân nặng hợp lý.
- Ngưng tuyệt đối thói quen hút thuốc lá.
Fournier là một bệnh hiếm gặp, đe dọa tính mạng nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Khi có các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc dọa nhiễm trùng ở xung quanh vùng sinh dục, bệnh nhân hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Leave a reply