Kết quả cho {phrase} ({results_count} của {results_count_total})
Hiển thị {results_count} kết quả của {results_count_total}

Xem tất cả kết quả...

Generic filters
Tên gọi khác



Filter by Nhóm thuốc
Androgen và các thuốc tổng hợp có liên quan
Các thuốc ảnh hưởng đến điều hòa hormon
Chất điện giải
Chất sát khuẩn
Chế phẩm máu
Chế phẩm máu - Dung dịch cao phân tử
Corticoid dùng cho tai
Dung dịch cao phân tử
Dược liệu
Dược liệu cầm máu
Dược liệu chữa bệnh mắt, tai, mũi, răng, họng
Dược liệu chữa bệnh phụ nữ
Dược liệu chữa bệnh tiêu hoá
Dược liệu chữa bệnh tim
Dược liệu chữa cảm sốt
Dược liệu chữa đau bụng - tiêu chảy
Dược liệu chữa đau dạ dày
Dược liệu chữa giun sán
Dược liệu chữa ho, hen
Dược liệu chữa lỵ
Dược liệu chữa mất ngủ, an thần, trấn kinh
Dược liệu chữa mụn nhọt mẩn ngứa
Dược liệu chữa tê thấp, đau nhức
Dược liệu có chất độc
Dược liệu đắp vết thương rắn rết cắn
Dược liệu hạ huyết áp
Dược liệu nhuận tràng và tẩy xổ
Dược liệu thông tiểu tiện và thông mật
Estrogen, progesteron và các thuốc tổng hợp có liên quan
Hỗ trợ trị ung thư
Hormon steroid
Hormon tuyến giáp
Insullin
Kháng sinh dạng kết hợp
Kháng sinh nhóm 5 – nitroimidazole
Kháng sinh nhóm Aminosid
Kháng sinh nhóm beta- lactam
Kháng sinh nhóm Cyclin
Kháng sinh nhóm Lincosamid
Kháng sinh nhóm Macrolid
Kháng sinh nhóm Oxazolidinone
Kháng sinh nhóm Peptid
Kháng sinh nhóm Phenicol
Kháng sinh nhóm Quinolon
Kháng sinh nhóm Sulfamid
Kháng Viêm Corticosteroid
Khoáng chất
Liệu pháp miễn dịch
Liệu pháp nhắm trúng đích
Liệu pháp nội tiết
Meglitinides
Men kháng viêm
Nhóm Biguanid
Nhóm Sulfonylurea
Nhóm Thiazolidinedione
Nhóm thuốc ức chế DPP4
Nhóm thuốc ức chế men Alpha-glucosidase
Nhóm ức chế kênh đồng vận chuyển Natri-glucose SGLT2
Thực phẩm bổ sung, Vitamin và khoáng chất
Thực phẩm chức năng
Thuốc an thai
Thuốc an thần
Thuốc ảnh hưởng đến cấu trúc xương và khoáng chất
Thuốc ảnh hưởng đến chuyển hóa xương
Thuốc bình can tức phong
Thuốc bổ âm, bổ huyết
Thuốc bổ dương, bổ khí
Thuốc bổ từ động vật
Thuốc bổ từ thảo mộc
Thuốc bôi trơn nhãn cầu
Thuốc cai rượu, cai nghiện
Thuốc cầm máu
Thuốc chăm sóc giảm nhẹ
Thuốc chẹn kênh canxi (CCB)
Thuốc chẹn thụ thể alpha
Thuốc chẹn thụ thể beta (β-blockers)
Thuốc chỉ ho bình suyễn, hóa đàm
Thuốc chỉ huyết
Thuốc chống béo phì
Thuốc chống co thắt
Thuốc chống dị ứng và hệ miễn dịch
Thuốc chống động kinh, co giật
Thuốc chống loạn nhịp tim
Thuốc chống loạn thần
Thuốc chống nấm
Thuốc chống nhiễm khuẩn
Thuốc chống nôn
Thuốc chống say xe
Thuốc chống sinh non
Thuốc chống sung huyết mũi và các chế phẩm khác dành cho mũi
Thuốc chống thiếu máu
Thuốc chống trầm cảm
Thuốc chống ung thư khác
Thuốc chống viêm, ngứa
Thuốc chống virus HCV
Thuốc chống virus herpes
Thuốc có tác dụng làm tiêu sừng
Thuốc cường dương
Thuốc da liễu
Thuốc da liễu khác
Thuốc dùng trong viêm loét miệng
Thuốc điều hòa huyết lưu
Thuốc điều hòa tiêu hóa, chống đầy hơi & kháng viêm
Thuốc điều trị bệnh do amip
Thuốc điều trị bệnh do động vật nguyên sinh
Thuốc điều tri bệnh sốt rét
Thuốc điều trị bệnh trĩ
Thuốc điều trị Pneumocytis carinii và Toxoplasma
Thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II (ARB)
Thuốc đối kháng thụ thể endothelin
Thuốc đồng vận thụ thể GLP-1
Thuốc gây co đồng tử
Thuốc gây giãn đồng tử
Thuốc gây mê và oxygen
Thuốc gây mê, tê
Thuốc gây tê tại chỗ
Thuốc giải độc
Thuốc giải độc đặc hiệu
Thuốc giải độc không đặc hiệu
Thuốc giải lo âu
Thuốc giảm đau không opioid, hạ sốt, chống viêm không steroid
Thuốc giảm đau loại opioid
Thuốc giảm đau, kháng viêm và chăm sóc giảm nhẹ
Thuốc giảm sung huyết, gây tê, kháng viêm trong nhãn khoa
Thuốc giãn cơ và tăng trương lực
Thuốc giãn mạch
Thuốc giục sinh và cầm máu sau sinh
Thuốc hạ huyết áp tác dụng trung ương
Thuốc hệ cơ xương khớp
Thuốc hệ cơ xương khớp khác
Thuốc hệ hô hấp
Thuốc hệ nội tiết và chuyển hóa
Thuốc hệ thần kinh
Thuốc hệ tiêt niệu - sinh dục
Thuốc hệ tiêu hóa khác
Thuốc hỗ trợ cai nghiện
Thuốc ho và cảm
Thuốc hóa thấp tiêu đạo
Thuốc hóa trị
Thuốc hoạt huyết, khứ ứ
Thuốc hồi dương cứu nghịch
Thuốc hướng thần kinh và thuốc bổ thần kinh
Thuốc kết hợp liều cố định
Thuốc khác ảnh hưởng đến chuyển hóa
Thuốc khác từ động vật
Thuốc khai khiếu
Thuốc kháng acid, chống trào ngược & chống loét
Thuốc kháng đông, chống kết tập tiểu cầu và tiêu sợi huyết
Thuốc kháng giáp
Thuốc kháng histamin và kháng dị ứng
Thuốc kháng khuẩn khử trùng tai
Thuốc kháng khuẩn và khử trùng mắt
Thuốc kháng khuẩn vùng hầu họng
Thuốc kháng nấm
Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng virus
Thuốc kháng virus khác
Thuốc khu phong trừ thấp
Thuốc khử trùng đường niệu
Thuốc kích thích hô hấp
Thuốc kích thích thần kinh
Thuốc kích thích thèm ăn
Thuốc lợi tiểu
Thuốc lợi tiểu quai
Thuốc lợi tiểu thẩm thấu
Thuốc lợi tiểu Thiazide
Thuốc lợi tiểu tiết kiệm Kali
Thuốc lợi tiểu ức chế cacbonic anhydrase
Thuốc ngủ và an thần
Thuốc ngừa thai
Thuốc nhãn khoa
Thuốc nhãn khoa khác
Thuốc nhuận trường, thuốc xổ
Thuốc phối hợp các hormon sinh dục
Thuốc sản khoa
Thuốc sát trùng da
Thuốc tác dụng đối với máu
Thuốc tác dụng lên âm đạo
Thuốc tác dụng lên tử cung
Thuốc tác dụng trên hệ hô hấp khác
Thuốc tai mũi họng
Thuốc thông mật, tan sỏi mật & bảo vệ gan
Thuốc tiêm, dịch truyền
Thuốc tiền mê và an thần giảm đau tác dụng ngắn
Thuốc tiết niệu sinh dục khác
Thuốc tiểu đường
Thuốc tiêu hóa, gan mật
Thuốc tim mạch, huyết áp
Thuốc TKTW khác và thuốc trị tăng động giảm chú ý
Thuốc trị bệnh lao
Thuốc trị bệnh Parkinson
Thuốc trị bệnh phong
Thuốc trị bệnh thoái hóa thần kinh
Thuốc trị chóng mặt
Thuốc trị đau nửa đầu
Thuốc trị đau thắt ngực
Thuốc trị ghẻ
Thuốc trị giun chỉ
Thuốc trị giun sán
Thuốc trị giun, sán đường ruột
Thuốc trị hen và viêm phổi tắc nghẽn
Thuốc trị mụn cóc và chai da
Thuốc trị rối loạn bàng quang và tuyến tiền liệt
Thuốc trị rối loạn cương dương và xuất tinh
Thuốc trị rối loạn lipid máu
Thuốc trị rối loạn thần kinh cơ
Thuốc trị sán lá
Thuốc trị tăng acid uric máu và bệnh gout
Thuốc trị tăng huyết áp dạng phối hợp
Thuốc trị tăng nhãn áp
Thuốc trị tiêu chảy
Thuốc trị vảy nến, tăng tiết bã nhờn, vảy cá
Thuốc trị viêm khớp, thấp khớp
Thuốc trợ tiêu hóa
Thuốc từ khoáng vật
Thuốc ức chế hệ adrenergic
Thuốc ức chế men chuyển (ACEi)
Thuốc ức chế men sao chép ngược
Thuốc ức chế miễn dịch
Thuốc ức chế protease
Thuốc ung thư
Thuốc viêm tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch
Vaccin, kháng huyết thanh và thuốc miễn dịch
Vitamin A, D & E
Vitamin nhóm B, C
Vitamin tổng hợp
  • Tìm thông tin thuốc
      • Tìm hiểu về thuốc

      • Vitamins & Khoáng chất

      • So sánh Thuốc

      • Nhận dạng viên thuốc

      • Các từ viết tắt

  • Thuốc gốc
  • Chuyên mục
      • Sức khỏe mắt

      • Bệnh thận và Đường tiết niệu

      • Dị ứng

      • Bệnh về máu

      • Ung thư, Ung bướu

      • Mang thai

      • Sức khỏe nam giới

      • Tiểu đường

      • Bệnh hô hấp

      • Chăm sóc giấc ngủ

      • Da liễu

      • Bệnh tiêu hóa

      • Bệnh về não & Hệ thần kinh

      • Sức khỏe phụ nữ

      • Bệnh tim mạch

      • Bệnh cơ xương khớp

      • Sức khỏe tình dục

      • Bệnh truyền nhiễm

      • Ăn uống lành mạnh

      • Sức khỏe

      • Tâm lý, Tâm thần

      • Bệnh tai mũi họng

      • Sức khỏe răng miệng

      • Dược liệu

      • Thực phẩm bổ sung

      • Thói quen lành mạnh

      • Thể dục thể thao

      • Tất cả chuyên mục

    Tiêu điểm

  • Công ty dược

Lost Password ?

Menu Categories
  • Tìm thông tin thuốc
      • Tìm hiểu về thuốc

      • Vitamins & Khoáng chất

      • So sánh Thuốc

      • Nhận dạng viên thuốc

      • Các từ viết tắt

  • Thuốc gốc
  • Chuyên mục
      • Sức khỏe mắt

      • Bệnh thận và Đường tiết niệu

      • Dị ứng

      • Bệnh về máu

      • Ung thư, Ung bướu

      • Mang thai

      • Sức khỏe nam giới

      • Tiểu đường

      • Bệnh hô hấp

      • Chăm sóc giấc ngủ

      • Da liễu

      • Bệnh tiêu hóa

      • Bệnh về não & Hệ thần kinh

      • Sức khỏe phụ nữ

      • Bệnh tim mạch

      • Bệnh cơ xương khớp

      • Sức khỏe tình dục

      • Bệnh truyền nhiễm

      • Ăn uống lành mạnh

      • Sức khỏe

      • Tâm lý, Tâm thần

      • Bệnh tai mũi họng

      • Sức khỏe răng miệng

      • Dược liệu

      • Thực phẩm bổ sung

      • Thói quen lành mạnh

      • Thể dục thể thao

      • Tất cả chuyên mục

    Tiêu điểm

  • Công ty dược
Quay lại trang trước
ParaRX Hoạt chất

Omeprazole

Omeprazole

Tên thuốc gốc (Brand Names):

Losec, Omeclamox, Omesec, Previdolrx Analgesic Pak, Prilosec, Talicia, Yosprala, Zegerid, Zegerid Reformulated Aug 2006, Zegerid With Magnesium Hydroxide

Tên chung (Generic Name): Omeprazole
Tên gọi khác (Synonyms):
6-methoxy-2-[(4-methoxy-3,5-dimethylpyridin-2-yl)methylsulfinyl]-1H-benzimidazole OMEP
Omeprazol Omeprazolum
Một số thuốc chứa Omeprazole: Dudencer
Nhóm thuốc (Drug Categories): Thuốc kháng acid, chống trào ngược & chống loét
Loại thuốc (Type Drug): Phân tử nhỏ
Trạng thái (Status): Đã phê duyệt Đã phê duyệt bởi bác sĩ thú y Đang được nghiên cứu
Cấu trúc (Structure)

Cấu trúc hóa học

Đóng
3D

Cấu trúc 3D

Trình xem 3D bởi 3dmol.js
Nicholas Rego và David Koes
3Dmol.js: trực quan hóa phân tử với WebGL
Bioinformatics (2015) 31 (8): 1322-1324 doi:10.1093/bioinformatics/btu829
Đóng
Tải xuống
Khối lượng (Weight)

Trung bình (Average): 345.416
Đơn vị (Monoisotopic): 345.114712179

Công thức hóa học:

C17H19N3O3S

An toàn hóa học (Chemical Safety):

Chất gây kích ứng da

14 Tháng Mười Hai, 2020 / 0
Chia sẻ

Trạng thái hoạt chất

Phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai

Trên động vật không thấy omeprazol có khả năng gây dị dạng và độc hại cho bào thai. Trên lâm sàng, cho tới nay cũng không thấy có tác dụng độc hại nào cho thai. Tuy nhiên thời gian theo dõi chưa đủ để loại trừ mọi nguy cơ. Vì vậy, việc sử dụng omeprazol trong thời gian mang thai chỉ được xem xét khi thật cần thiết.

Đóng
Thận trọng
Phụ nữ cho con bú

Phụ nữ cho con bú

Vì thuốc phân bố trong sữa mẹ, nên cân nhắc ngừng thuốc hoặc ngừng cho con bú.

Đóng
Không an toàn
Lái xe & vận hành máy

Lái xe & vận hành máy móc

Omeprazol hầu như không ảnh hưởng đến khả năng lái xe hoặc vận hành máy móc. Có thể xảy ra các tác dụng không mong muốn như chóng mặt và rối loạn thị giác. Khi đó, người bệnh không nên lái xe hoặc vận hành máy móc.

Đóng
Thận trọng
Rượu

Rượu

Rượu có thể làm cho dạ dày của bạn tiết ra nhiều axit hơn bình thường. Điều này gây kích ứng niêm mạc dạ dày và có thể làm cho các triệu chứng của bạn tồi tệ hơn. Tốt nhất nên tránh uống rượu nếu có thể khi bạn đang dùng omeprazole.

Đóng
Không an toàn
Thận

Thận

Không cần chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận. Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Đóng
Hỏi ý kiến bác sĩ
Gan

Gan

Sử dụng thận trọng do cần chỉnh liều ở bệnh nhân suy gan. Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Đóng
Thận trọng
Thông tin này không áp dụng cho tất cả các quốc gia. Vui lòng tham khảo thông tin kê toa lưu hành tại Việt Nam.

Mô tả thuốc

Omeprazole là một chất ức chế bơm proton được sử dụng để điều trị các tình trạng liên quan đến GERD như chứng ợ nóng và tăng tiết axit dạ dày, đồng thời để thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương mô và vết loét do axit dạ dày và nhiễm H. pylori.

Dạng thuốc và hàm lượng

  • Nang giải phóng chậm: 10 mg; 20 mg; 40 mg.
  • Viên nén giải phóng chậm: 10 mg; 20 mg; 40 mg.
  • Thuốc bột pha hỗn dịch uống: 2,5 mg/gói; 10 mg/gói; 20 mg/gói, 40 mg/gói.
  • Bột pha tiêm: 40 mg (dạng muối natri).

Công dụng (Chỉ định)

Khó tiêu do tăng tiết acid.

Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.

Bệnh loét dạ dày – tá tràng.

Hội chứng Zollinger – Ellison.

Dự phòng loét do stress, loét do thuốc chống viêm không steroid.

Liều dùng

Người lớn

Đường uống:

Omeprazol phải uống lúc đói (trước khi ăn 1 giờ). Phải nuốt viên thuốc nguyên vẹn không được mở, nhai hoặc nghiền.

Để giảm bớt chứng khó tiêu liên quan đến acid, omeprazol được uống hàng ngày với liều 10 hoặc 20 mg trong từ 2 đến 4 tuần.

Điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản: Liều thường dùng là 20 mg omeprazol uống ngày một lần trong 4 tuần, sau đó thêm 4 đến 8 tuần nữa nếu chưa lành hẳn. Trường hợp viêm thực quản khó trị, có thể dùng liều hàng ngày là 40 mg. Điều trị duy trì viêm thực quản sau khi lành là 20 mg ngày một lần, và với trào ngược acid là 10 mg mỗi ngày.

Điều trị loét dạ dày – tá tràng: Uống hàng ngày một liều 20 mg hoặc 40 mg trong trường hợp nặng. Với loét tá tràng, điều trị tiếp tục trong 4 tuần, còn với loét dạ dày là 8 tuần.

Để tiệt trừ Helicobacter pylori trong bệnh loét dạ dày – tá tràng, có thể phối hợp omeprazol với các thuốc kháng khuẩn trong phác đồ 3 hoặc 4 thuốc. Phác đồ trị liệu ba thuốc bao gồm omeprazol 20 mg, uống 2 lần mỗi ngày hoặc 40 mg ngày một lần, phối hợp với amoxicilin 1 g và clarithromycin 500 mg, cả hai thuốc uống hai lần mỗi ngày. Khi phác đồ 3 thuốc không có kết quả, thêm chế phẩm bismuth (phác đồ 4 thuốc). Những phác đồ này uống trong 1 tuần. Riêng omeprazol có thể tiếp tục thêm 4 – 8 tuần nữa.

Điều trị loét liên quan đến dùng thuốc chống viêm không steroid: Có thể dùng liều 20 mg omeprazol uống hàng ngày; liều 20 mg hàng ngày cũng có thể dùng để dự phòng cho bệnh nhân có tiền sử thương tổn dạ dày – tá tràng mà vẫn phải tiếp tục điều trị thuốc chống viêm không steroid.

Người bệnh bị hội chứng Zollinger – Ellison: Liều khởi đầu là 60 mg omeprazol uống một lần mỗi ngày, rồi điều chỉnh nếu cần thiết. Đa số bệnh nhân được kiểm soát hữu hiệu bằng các liều trong khoảng 20 đến 120 mg mỗi ngày, nhưng các liều tới 120 mg, ba lần một ngày cũng đã từng được sử dụng. Các liều hàng ngày trên 80 mg phải được chia nhỏ (thường là 2 lần).

Dự phòng chống sặc acid trong quá trình gây mê, với liều 40 mg buổi tối hôm trước khi mổ và một liều 40 mg nữa vào khoảng 2 – 6 giờ trước khi phẫu thuật.

Bệnh nhân suy gan: Liều của omeprazol có thể cần phải giảm.

Tiêm, truyền tĩnh mạch:

Ở những bệnh nhân không phù hợp điều trị omeprazol bằng đường uống, natri omeprazol có thể dùng ngắn hạn bằng đường truyền tĩnh mạch với liều tương đương 40 mg omeprazol trong thời gian từ 20 đến 30 phút trong 100 ml dung dịch natri clorid 0,9% hoặc glucose 5%. Thuốc cũng có thể dùng bằng đường tiêm tĩnh mạch chậm. Bệnh nhân bị hội chứng Zollinger – Ellison cũng đã được tiêm tĩnh mạch với các liều cao hơn.

Trẻ em

Với trẻ em dưới 6 tuổi, vì sợ hóc do khó nuốt, có thể mở nang omeprazol rồi trộn với một loại thực phẩm hơi acid (pH < 5) như sữa chua, nước cam rồi cho nuốt ngay mà không nhai.

Điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản ở trẻ em trên 1 tuổi, liều lượng được xác định theo thể trọng như sau:

  • Từ 5 đến < 10 kg: Uống 5 mg, ngày một lần.
  • Từ 10 đến 20 kg: Uống 10 mg, ngày một lần.
  • Trên 20 kg: 20 mg, ngày một lần.
  • Những liều này có thể tăng lên gấp đôi, nếu cần thiết. Điều trị có thể kéo dài từ 4 đến 12 tuần.

Với bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, khó tiêu do acid, loét tá tràng và dạ dày lành tính, bao gồm cả loét do dùng thuốc chống viêm không steroid, dự phòng chứng sặc acid, hội chứng Zollinger – Ellison, và để giảm sự phá hủy của các chất bổ sung enzym tụy tạng ở trẻ em bị xơ nang tụy, có thể dùng liều omeprazol 700 microgam/ kg ngày 1 lần ở trẻ em sơ sinh và trẻ từ 1 tháng đến 2 năm tuổi. Nếu cần thiết, sau 7 – 14 ngày có thể tăng liều ở trẻ em sơ sinh, lên 1,4 mg/kg, ngày 1 lần; một số trẻ sơ sinh có thể cần tới 2,8 mg/kg, ngày một lần. Ở trẻ tới 2 năm tuổi, liều có thể tăng lên tới 3 mg/kg (tới tối đa 20 mg) ngày 1 lần.

Với liều tiêm ở trẻ em, có thể tiêm tĩnh mạch 500 microgam/kg (tới tối đa 20mg) ngày một lần ở trẻ em từ 1 tháng đến 12 năm tuổi và có thể tăng lên tới 2 mg/kg (tới tối đa 40 mg) ngày 1 lần, phối hợp với kháng sinh là clarithromycin cộng amoxicilin theo chỉ dẫn của thầy thuốc chuyên khoa.

Cách dùng

Dùng đường uống

Quá liều

Liều uống một lần tới 160 mg, liều tiêm tĩnh mạch một lần tới 80 mg, liều tiêm tĩnh mạch một ngày tới 200 mg và liều 520 mg tiêm tĩnh mạch trong thời gian 3 ngày vẫn dung nạp tốt. Trong y văn, có thông báo về 2 trường hợp quá liều omeprazol. Các biểu hiện lâm sàng chủ yếu là buồn ngủ, nhức đầu (có lẽ do chất chuyển hóa) và tim đập nhanh. Cả hai bệnh nhân đều hồi phục, không có biến cố gì và cũng không phải điều trị đặc biệt gì.

Quên liều

Uống thuốc càng sớm càng tốt, nhưng bỏ qua liều đã quên nếu gần đến thời gian dùng liều tiếp theo. Không dùng hai liều cùng một lúc.

Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)

Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc

Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ) Omeprazole

Omeprazol dung nạp tốt và các tác dụng không mong muốn tương đối ít gặp, thường lành tính và có hồi phục.

Thường gặp, ADR > 1/100.

  • Toàn thân: Nhức đầu, buồn ngủ, chóng mặt.
  • Tiêu hóa: Ỉa chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng, táo bón, trướng bụng.

Ít gặp, 1/1 000 < ADR<1/100

  • Thần kinh: Mất ngủ, rối loạn cảm giác, mệt mỏi.
  • Da: Mày đay, ngứa. nổi ban.
  • Gan: Tăng transaminase nhất thời.

Hiếm gặp, ADR < 1/1 000

  • Toàn thân: Đổ mồ hôi, phù ngoại biên, quá mẫn bao gồm phù mạch, sốt phản vệ.
  • Huyết học: Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, giảm toàn bộ các dòng tế bào máu, mất bạch cầu hạt, thiếu máu tán huyết tự miễn.
  • Thần kinh: Lú lẫn có hồi phục, kích động, trầm cảm, ảo giác ở người bệnh cao tuổi và đặc biệt ở người bệnh nặng, rối loạn thính giác.
  • Nội tiết: Vú to ở đàn ông.
  • Tiêu hóa: Viêm dạ dày, nhiễm nấm Candida, khô miệng.
  • Gan: Viêm gan kèm vàng da hoặc không vàng da, bệnh não – gan ở người suy gan.
  • Hô hấp: Co thắt phế quản.
  • Cơ – xương: Đau khớp, đau cơ.
  • Tiết niệu, sinh dục: Viêm thận kẽ.
  • Các chất ức chế bơm proton có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa do tác dụng ức chế tiết acid dịch vị.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

  • Phải ngừng thuốc khi có biểu hiện tác dụng không mong muốn nặng.
Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.

Tương tác với các thuốc khác

Tương tác với thuốc

Omeprazol không có tương tác quan trọng trên lâm sàng khi được dùng cùng với thức ăn, rượu, amoxicilin, bacampicilin, cafein, lidocain, quinidin hoặc theophylin. Thuốc cũng không bị ảnh hưởng do dùng đồng thời metoclopramid.

Omeprazol có thể làm tăng nồng độ ciclosporin trong máu. Omeprazol làm tăng tác dụng của kháng sinh tiệt trừ Helicobacter pylori.

Omeprazol ức chế chuyển hóa của các thuốc bị chuyển hóa bởi hệ enzym cytochrom P450 của gan và có thể làm tăng nồng độ diazepam, phenytoin và warfarin trong máu. Sự giảm chuyển hóa của diazepam làm cho tác dụng của thuốc kéo dài hơn. Với liều 40 mg/ngày, omeprazol ức chế chuyển hóa của phenytoin và làm tăng nồng độ của phenytoin trong máu, nhưng liều omeprazol 20 mg/ngày lại có tương tác yếu hơn nhiều. Omeprazol ức chế chuyển hóa của warfarin nhưng lại ít làm thay đổi thời gian chảy máu. Omeprazol làm tăng tác dụng chống đông máu của dicoumarol. Omeprazol làm giảm chuyển hóa của nifedipin ít nhất là 20% và có thể làm tăng tác dụng của nifedipin.

Clarithromycin ức chế chuyển hóa của omeprazol và làm cho nồng độ omeprazol tăng cao gấp đôi.

Tương kỵ

Để có dung dịch tiêm tĩnh mạch, phải pha bột omeprazol với dung môi kèm theo. Không được dùng dung môi khác.
Không được trộn hoặc pha dung dịch omeprazol để tiêm tĩnh mạch với các dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch khác.

Chỉ số theo dõi

Nồng độ Mg trước khi điều trị, sau đó định kỳ nếu điều trị kéo dài hoặc nguy cơ hạ calci huyết;

Nồng độ Ca trước khi điều trị, sau đó định kỳ nếu nguy cơ hạ calci huyết

Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)

Trước khi cho người bị loét dạ dày dùng omeprazol, phải loại trừ khả năng bị u ác tính (thuốc có thể che lấp các triệu chứng, do đó làm muộn chẩn đoán).

Với người cao tuổi, không cần thiết phải điều chỉnh liều lượng.

Ở người suy thận, sinh khả dụng của omeprazol thay đổi không đáng kể.

Ở người suy gan, diện tích dưới đường cong tăng và sự đào thải của thuốc chậm lại; một liều 20 mg omeprazol mỗi ngày thường là đủ cho những người bệnh này.

Trên súc vật, khi dùng omeprazol thời gian dài với liều tương đối cao, thấy có sự biến đổi hình thái học ở niêm mạc dạ dày. Ở chuột cống, trong thời gian 24 tháng dùng omeprazol thấy có tăng tỷ lệ ung thư dạ dày. Mặc dù không thấy xảy ra trên người sau khi dùng omeprazol thời gian ngắn, cần có số liệu lâu dài hơn để loại trừ khả năng tăng nguy cơ ung thư dạ dày ở bệnh nhân dùng dài hạn thuốc này.

Sử dụng các chất ức chế bơm proton có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa (thí dụ nhiễm Salmonella, Campylobacter).

Rượu
Không an toàn

Rượu có thể làm cho dạ dày của bạn tiết ra nhiều axit hơn bình thường. Điều này gây kích ứng niêm mạc dạ dày và có thể làm cho các triệu chứng của bạn tồi tệ hơn. Tốt nhất nên tránh uống rượu nếu có thể khi bạn đang dùng omeprazole.

Thận
Hỏi ý kiến bác sĩ

Không cần chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận. Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Gan
Thận trọng

Sử dụng thận trọng do cần chỉnh liều ở bệnh nhân suy gan. Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Lái xe và vận hành máy
Thận trọng

Omeprazol hầu như không ảnh hưởng đến khả năng lái xe hoặc vận hành máy móc. Có thể xảy ra các tác dụng không mong muốn như chóng mặt và rối loạn thị giác. Khi đó, người bệnh không nên lái xe hoặc vận hành máy móc.

Phụ nữ mang thai và cho con bú

AU TGA pregnancy category (Phân loại thuốc cho phụ nữ mang thai theo Úc)

  • US FDA Pregnancy Category: B3

US FDA pregnancy category (Phân loại thuốc cho phụ nữ mang thai theo Mỹ)

  • US FDA Pregnancy Category: Không được chỉ định.

Phụ nữ mang thai
Thận trọng

Trên động vật không thấy omeprazol có khả năng gây dị dạng và độc hại cho bào thai. Trên lâm sàng, cho tới nay cũng không thấy có tác dụng độc hại nào cho thai. Tuy nhiên thời gian theo dõi chưa đủ để loại trừ mọi nguy cơ. Vì vậy, việc sử dụng omeprazol trong thời gian mang thai chỉ được xem xét khi thật cần thiết.

Phụ nữ cho con bú
Không an toàn

Vì thuốc phân bố trong sữa mẹ, nên cân nhắc ngừng thuốc hoặc ngừng cho con bú.

Dược lực học/Cơ chế hoạt động

Omeprazol là một benzimidazol đã gắn các nhóm thế, có cấu trúc và tác dụng tương tự như pantoprazol, lansoprazol, esomeprazol. Omeprazol là thuốc ức chế sự bài tiết acid của dạ dày do ức chế hệ enzym hydro/kali adenosin triphosphatase (H+/K+ ATPase) còn gọi là bơm proton ở tế bào thành của dạ dày. Uống hàng ngày một liều duy nhất 20 mg omeprazol tạo được sự ức chế tiết acid dạ dày mạnh và hiệu quả.

Tác dụng tối đa đạt được sau 4 ngày điều trị. Ở bệnh nhân loét tá tràng, có thể duy trì việc giảm 80% acid dịch vị trong 24 giờ.

Omeprazol có thể kìm hãm được vi khuẩn Helicobacter pylori ở người bệnh loét tá tràng và/hoặc viêm thực quản trào ngược bị nhiễm vi khuẩn này. Phối hợp omeprazol với một số thuốc kháng khuẩn (thí dụ clarithromycin, amoxicilin) có thể tiệt trừ H. pylori kèm theo liền ổ loét và thuyên giảm bệnh lâu dài.

Dược động học

Omeprazol bị phá hủy trong môi trường acid. Thuốc được bào chế dưới dạng các hạt bao tan trong ruột rồi đóng vào nang hoặc dập thành viên nén để tránh sự phá hủy ở pH acid của dạ dày. Omeprazol được hấp thu thường là hoàn toàn ở ruột non sau khi uống từ 3 đến 6 giờ. Sinh khả dụng khoảng 60%. Thuốc gắn khoảng 95 % vào protein huyết tương. Tuy omeprazol có nửa đời trong huyết tương ngắn, nhưng thuốc có thời gian tác dụng dài (do sự gắn kéo dài của thuốc vào H+/K+ ATPase). Vì vậy có thể chỉ dùng thuốc mỗi ngày một lần.

Sau khi hấp thu, omeprazol được chuyển hóa hầu như hoàn toàn ở gan, chủ yếu nhờ isoenzym CYP2C19 của cytochrom P450 để thành hydroxy omeprazol, và một phần nhỏ chuyển hóa qua CYP3A4 để thành omeprazol sulfon. Các chất chuyển hóa này không có hoạt tính và được đào thải chủ yếu qua nước tiểu và một phần qua phân.

Phân loại hóa chất trị liệu giải phẫu (ATC)

A02BC01
-Omeprazole
  • A02BC — Chất ức chế bơm Proton
  • A02B — THUỐC TRỊ VIÊM LOÉT VÀ TRÀO NGƯỢC ACID DẠ DÀY (GORD)
  • A02 — THUỐC TRỊ BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN ACID
  • A — HỆ TIÊU HOÁ VÀ CHUYỂN HOÁ
A02BD05
-Omeprazole -Amoxicilin -Clarithromycin
  • A02BD — Thuốc kết hợp trị Helicobacter pylori
  • A02B — THUỐC TRỊ LOÉT VÀ TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY (GORD)
  • A02 — THUỐC TRỊ BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN ACID
  • A — HỆ TIÊU HOÁ VÀ CHUYỂN HOÁ
A02BD16
-Omeprazole -Amoxicilin -Rifabutin
  • A02BD — Thuốc kết hợp trị Helicobacter pylori
  • A02B — THUỐC TRỊ LOÉT VÀ TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY (GORD)
  • A02 — THUỐC TRỊ BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN ACID
  • A — HỆ TIÊU HOÁ VÀ CHUYỂN HOÁ
A02BD01
-Omeprazole -Amoxicilin -Metronidazole
  • A02BD — Thuốc kết hợp trị Helicobacter pylori
  • A02B — THUỐC TRỊ LOÉT VÀ TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY (GORD)
  • A02 — THUỐC TRỊ BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN ACID
  • A — HỆ TIÊU HOÁ VÀ CHUYỂN HOÁ

Bảo quản

Trong bao bi kín, nơi khô, tránh ánh sáng và tránh ẩm. Nhiệt độ không quá 30°C.

Thông tin về hoạt chất được cập nhật: 14 Tháng Mười Hai, 2020
Fexofenadine
Tadalafil

Bộ y tế, Dược thư quốc gia Việt Nam (2018), NXB y học, Hà Nội

https://go.drugbank.com/drugs/DB00338

https://pubchem.ncbi.nlm.nih.gov/compound/4594

Câu hỏi thường gặp

Omeprazole hoạt động như thế nào?

Omeprazole là một loại thuốc được gọi là chất ức chế bơm proton (PPI).

Bơm proton là các enzym trong niêm mạc dạ dày giúp tạo ra axit để tiêu hóa thức ăn.

Omeprazole ngăn cản bơm proton hoạt động bình thường. Điều này làm giảm lượng axit trong dạ dày tạo ra.

Khi nào tôi sẽ cảm thấy tốt hơn sau khi sử dụng Omeprazole ?

Bạn sẽ bắt đầu cảm thấy tốt hơn trong vòng 2 đến 3 ngày, nhưng có thể mất đến 4 tuần để omeprazole phát huy tác dụng đầy đủ. Bạn vẫn có thể có một số triệu chứng axit trong thời gian này.

Nếu bạn đã tự điều trị bằng omeprazole mua từ hiệu thuốc và các triệu chứng của bạn không thuyên giảm sau 2 tuần, hãy nói với bác sĩ của bạn. Họ có thể muốn làm các xét nghiệm hoặc đặt cho bạn một loại thuốc khác.

Nếu tôi không cảm thấy khá hơn sau khi sử dụng Omeprazole thì sao?

Nếu bạn cảm thấy mình không khá hơn chút nào, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn. Họ có thể đề nghị thử một PPI khác, chẳng hạn như pantoprazole hoặc rabeprazole .

Có nên sử dụng Omeprazole lâu dài hay không?

Nếu bạn dùng omeprazole trong hơn 3 tháng, mức magiê trong máu của bạn có thể giảm xuống.

Magiê thấp có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, bối rối, chóng mặt và gây co giật cơ, run rẩy và nhịp tim không đều. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy nói với bác sĩ của bạn.

Dùng omeprazole hơn một năm có thể làm tăng nguy cơ mắc một số tác dụng phụ, bao gồm:

  • Gãy xương
  • Nhiễm trùng đường ruột
  • Thiếu vitamin B12 – các triệu chứng bao gồm cảm thấy rất mệt mỏi, đau và lưỡi đỏ, loét miệng và kim châm

Nếu bạn dùng omeprazole lâu hơn 1 năm, bác sĩ sẽ thường xuyên kiểm tra sức khỏe của bạn để xem bạn có nên tiếp tục dùng thuốc hay không.

Người ta không biết liệu omeprazole có hoạt động kém hơn khi bạn dùng nó lâu hơn hay không.

Nếu bạn cảm thấy omeprazole không hoạt động nữa, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn.

Dùng omeprazole trong thời gian dài có gây ung thư dạ dày không?

Có một số nghiên cứu cho thấy rằng dùng thuốc để giảm axit dạ dày, như PPIs và thuốc chẹn H2, có thể làm tăng nhẹ nguy cơ phát triển ung thư dạ dày. Nó cũng gợi ý rằng nó có thể có nhiều khả năng hơn ở những người dùng chúng lâu hơn 3 năm. Nhưng các nghiên cứu liên quan đến nhiều người hơn cần được thực hiện để chắc chắn rằng PPIs và thuốc chẹn H2 gây ra ung thư dạ dày, chứ không phải một thứ gì khác gây ra bệnh này.

PPI, giống như hầu hết các loại thuốc, có tác dụng phụ, vì vậy tốt nhất bạn nên dùng chúng trong thời gian ngắn nhất có thể.

Điều quan trọng là phải nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào sau đây có thể là dấu hiệu của ung thư dạ dày :

  • Gặp vấn đề khi nuốt (khó nuốt)
  • Cảm thấy hoặc bị ốm
  • Cảm thấy no rất nhanh khi ăn
  • Giảm cân mà không cần cố gắng

Nói chuyện với bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn nếu bạn lo lắng.

Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi ngừng dùng Omeprazole ?

Thông thường, bạn có thể ngừng dùng omeprazole mà không cần giảm liều trước.

Nhưng nếu bạn đã dùng omeprazole trong một thời gian dài, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi ngừng dùng.

Dừng đột ngột có thể làm cho cơ thể của bạn tiết ra nhiều axit hơn và làm cho các triệu chứng của bạn quay trở lại.

Giảm liều dần dần trước khi ngừng hoàn toàn sẽ ngăn chặn điều này xảy ra.

Có thuốc nào tương tự Omeprazole không ?

Có 4 loại thuốc khác tương tự như omeprazole. Họ đang:

  • Lansoprazole
  • Esomeprazole
  • Pantoprazole
  • Rabeprazole

Giống như omeprazole, những loại thuốc này là thuốc ức chế bơm proton (PPI). Chúng hoạt động theo cách tương tự như omeprazole bằng cách giảm axit trong dạ dày của bạn.

Chúng thường hoạt động tốt và có tác dụng phụ tương tự như omeprazole. Nhưng chúng có thể được dùng với các liều lượng khác nhau.

Đôi khi, nếu omeprazole không hoạt động hoặc gây ra tác dụng phụ, bác sĩ có thể đề nghị bạn thử dùng PPI khác.

Có các loại thuốc nào có thể thay thế Omeprazole không ?

Có những loại thuốc theo toa khác và những loại bạn có thể mua để điều trị chứng khó tiêu và ợ chua.

  • Thuốc kháng axit, như canxi cacbonat (Tums), natri bicarbonat, Maalox và Sữa Magnesia, làm giảm chứng khó tiêu và ợ chua bằng cách trung hòa axit trong dạ dày của bạn. Chúng giúp giảm đau nhanh chóng kéo dài trong vài giờ. Chúng rất lý tưởng cho các triệu chứng axit dạ dày không thường xuyên.
  • Một số thuốc kháng axit, chẳng hạn như Gaviscon , có thêm một thành phần gọi là axit alginic. Chúng hoạt động bằng cách tạo ra một lớp lót, vì vậy nước trái cây từ dạ dày của bạn không tràn vào ống dẫn thức ăn của bạn. Chúng đặc biệt tốt để giảm trào ngược axit.

Thuốc kháng axit không kê đơn được bán ở các hiệu thuốc:

  • Thuốc đối kháng histamine (thường được gọi là thuốc chẹn H2) làm giảm lượng axit được tạo ra trong dạ dày của bạn, nhưng chúng làm điều này theo một cách khác với PPI: gồm cimetidine (Tagamet) và famotidine (Pepcid).
  • Nói chung, PPI như omeprazole được sử dụng đầu tiên vì chúng tốt hơn thuốc chẹn H2 trong việc giảm axit dạ dày.
  • Nhưng nếu PPI không hoạt động hoặc gây ra tác dụng phụ, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chẹn H2.

Tôi có thể dùng omeprazole với thuốc kháng axit không?

Bạn có thể dùng omeprazole với thuốc kháng acid (ví dụ: Gaviscon) nếu cần.

Nó có ảnh hưởng đến việc tránh thai của tôi không?

Omeprazole không ảnh hưởng đến bất kỳ loại tránh thai thông thường nào kể cả viên kết hợp . Nhưng nó có thể làm giảm hiệu quả của một loại thuốc tránh thai khẩn cấp chứa ulipristal (ellaOne). Vì vậy, nên sử dụng loại thuốc tránh thai khác.

Có thể giảm bớt các triệu chứng do quá nhiều axit trong dạ dày bằng cách thực hiện một số thay đổi đối với chế độ ăn uống và lối sống của bạn:

  • Duy trì cân nặng hợp lý bằng cách ăn uống lành mạnh
  • Không ăn các loại thực phẩm có thể làm cho các triệu chứng của bạn trở nên tồi tệ hơn, chẳng hạn như thức ăn nhiều gia vị, béo và thực phẩm có tính axit như cà chua, trái cây họ cam quýt, nước xốt salad và đồ uống có ga.
  • Cắt giảm đồ uống có chứa caffein, chẳng hạn như trà, cà phê và cola, cũng như rượu và hút thuốc
  • Nếu bạn có các triệu chứng vào ban đêm, cố gắng không ăn ít nhất 3 giờ trước khi bạn đi ngủ
  • Nâng đầu và vai lên khi bạn đi ngủ – điều này có thể ngăn axit dạ dày tăng lên khi bạn ngủ

Thuốc cùng hoạt chất Omeprazole

  • RX Stellapharm Dudencer Thuốc kháng acid, chống trào ngược & chống loét Hộp 3 vỉ x 10 viên VD-23338-15

  • Tìm thông tin thuốc

    • Vitamins & Khoáng chất

    • So sánh thuốc

    • Nhận dạng viên thuốc

    • Các từ viết tắt

  • Thông tin thêm

    • Thuốc gốc

    • Công ty dược

  • Về chúng tôi

    • Về ParaRX

    • Điều khoản & Điều kiện

    • Từ chối trách nhiệm

Copyright © 2021 ParaRx. All rights reserved.