Mô tả thuốc
Axit folic là một chất dinh dưỡng được sử dụng để điều trị bệnh thiếu máuhồng cầu to và được tìm thấy trong nhiều chất bổ sung.
Axit folic, còn được gọi là folate hoặc Vitamin B9, là một thành viên của họ vitamin B và là một đồng yếu tố cần thiết cho các enzym tham gia vào quá trình tổng hợp DNA và RNA. Cụ thể hơn, cơ thể cần axit folic để tổng hợp purin, pyrimidine và methionine trước khi kết hợp vào DNA hoặc protein. Axit folic đặc biệt quan trọng trong các giai đoạn phân chia tế bào nhanh chóng, chẳng hạn như giai đoạn sơ sinh, mang thai và tạo hồng cầu, và đóng một yếu tố bảo vệ trong sự phát triển của ung thư. Do con người không thể tổng hợp axit folic nội sinh nên chế độ ăn uống và bổ sung là cần thiết để ngăn ngừa sự thiếu hụt. Ví dụ, axit folic có trong rau xanh, đậu, bơ và một số loại trái cây.
Dạng thuốc và hàm lượng
- Viên nang, viên nén 0,4 mg; 0,8 mg; 1 mg; 5 mg.
- Chế phẩm phối hợp đa vitamin khác nhau với hàm lượng khác nhau để uống, chế phẩm phối hợp với sắt.
- Dung dịch, thuốc tiêm: 5 mg/ml (dưới dạng muối natri folat).
Công dụng (Chỉ định)
Trạng thái thiếu acid folic: Thiếu máu hồng cầu to do thiếu folat.
Người mang thai: Dự phòng dị dạng ống thần kinh ở bào thai 4 tuần trước khi mang thai và tiếp tục 8 tuần sau khi mang thai. Trạng thái thiếu acid folic: Do dinh dưỡng (suy dinh dưỡng), kém hấp thu (bệnh sprue nhiệt đới), tăng nhu cầu (mang thai, thiếu máu huyết tán mạn tính), tăng mất (thẩm phân máu) hoặc dùng các thuốc đối kháng folat.
Không dùng cho thiếu hụt folat do các chất ức chế dihydrofolat reductase. Phải dùng calci folinat.
Liều dùng
Dự phòng và điều trị thiếu acid folic
Thiếu máu hồng cầu to do thiếu folat
- Người lớn: Acid folic uống 5 mg/ngày trong 4 tháng, có thể tới 15 mg/ngày khi có kém hấp thu.
- Trẻ em: Cho tới 1 tuổi: 500 microgam/kg/ngày uống 1 lần.
- Trẻ lớn hơn: Liều giống người lớn (như ở Anh) hoặc liều thấp hơn (ở Mỹ): Acid folic uống 0,25 – 1 mg/ngày cho tới khi có đáp ứng tạo máu, một số trường hợp cần liều cao hơn, đặc biệt khi có kém hấp thu.
- Liều duy trì thông thường: 400 microgam/ngày. Dự phòng thiếu máu nguyên hồng cầu to ở phụ nữ mang thai: Liều thông thường: 200 – 500 microgam/ngày.
Thiếu máu huyết tán mạn tính (bệnh thalassemia, thiếu máu hồng cầu liềm), dự phòng thiếu acid folic cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo:
- Uống liên tục acid folic 5 mg cách 1 hoặc 7 ngày/lần tùy theo chế độ ăn và tốc độ huyết tán.
Dự phòng thiếu acid folic cho trẻ em chạy thận nhân tạo
- 250 microgam/kg/ngày 1 lần cho trẻ từ 1 – 12 tháng tuổi; và 5 – 10 mg/ ngày cho trẻ lớn hơn.
Dự phòng cho phụ nữ ở tuổi mang thai có nguy cơ cao có dị dạng ống thần kinh cho thai nhi khi mang thai
- Acid folic 4 hoặc 5 mg/ ngày trước khi mang thai 4 tuần và tiếp tục suốt 3 tháng đầu thai kỳ. Đối với phụ nữ ở tuổi mang thai: 400 microgam/ngày.
Cách dùng
Thường dùng đường uống. Khi kém hấp thu, có thể tiêm dưới da, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Liều lượng khi tiêm (natri folat) được tính theo acid folic.
Người bệnh thiếu acid folic thường đáp ứng nhanh với điều trị. Trong vòng 24 giờ đầu điều trị, người bệnh cảm thấy dễ chịu, sảng khoái và trong vòng 48 giờ, tủy xương đã bắt đầu sản xuất nguyên hồng cầu. Tăng hồng cầu lưới bắt đầu trong vòng 2 – 5 ngày sau khi điều trị.
Quá liều
- Không tìm thấy/Chưa có báo cáo.
Quên liều
Uống thuốc càng sớm càng tốt, nhưng bỏ qua liều đã quên nếu gần đến thời gian dùng liều tiếp theo. Không dùng hai liều cùng một lúc.
Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)
Không được dùng acid folic riêng biệt hay dùng phối hợp với vitamin B12 với liều không đủ để điều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ chưa chẩn đoán được chắc chắn.
Mẫn cảm với thuốc
Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ) Vitamin B9 (Acid folic)
Hiếm gặp, ADR < 1/1 000
- Ngứa, nổi ban, mày đay. Có thể có rối loạn tiêu hóa.
Tương tác với các thuốc khác
Folat và sulfasalazin: Hấp thu folat có thể bị giảm.
Folat và thuốc tránh thai uống: Các thuốc tránh thai uống làm giảm chuyển hóa của folat và gây giảm folat và vitamin B12 ở một mức độ nhất định.
Acid folic và các thuốc chống co giật: Nếu dùng acid folic để nhằm bổ sung thiếu folat có thể do thuốc chống co giật gây ra thì nồng độ thuốc chống co giật trong huyết thanh có thể bị giảm.
Acid folic và cotrimoxazol: Cotrimoxazol làm giảm tác dụng điều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ của acid folic.
Chỉ số theo dõi
- Không tìm thấy/Chưa có báo cáo.
Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)
Phải rất thận trọng khi dùng acid folic để điều trị thiếu máu chưa rõ nguyên nhân vì acid folic có thể làm giảm các biểu hiện thiếu máu do thiếu vitamin B12 nhưng không ngăn chặn được các triệu chứng thần kinh, dẫn đến tổn thương thần kinh rất nặng
Rượu
Hỏi ý kiến bác sĩ
Chưa có thông tin. Tham khảo ý kiến bác sĩ.
Thận
Hỏi ý kiến bác sĩ
Chưa có thông tin. Tham khảo ý kiến bác sĩ.
Gan
Hỏi ý kiến bác sĩ
Chưa có thông tin. Tham khảo ý kiến bác sĩ.
Lái xe và vận hành máy
An toàn nếu được chỉ định
Vitamin B9 không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vânj hành máy móc
Phụ nữ mang thai và cho con bú
AU TGA pregnancy category (Phân loại thuốc cho phụ nữ mang thai theo Úc)
- US FDA Pregnancy Category: A
US FDA pregnancy category (Phân loại thuốc cho phụ nữ mang thai theo Mỹ)
- US FDA Pregnancy Category: A
Phụ nữ mang thai
An toàn nếu được chỉ định
Nhu cầu acid folic tăng cao khi mang thai. Thiếu acid folic có thể gây tổn hại cho thai nhi. Nên bổ sung acid folic cho người mang thai 1 tháng trước và 2 – 3 tháng đầu mang thai để dự phòng dị dạng ống thần kinh cho thai nhi, nhất là những người đang được điều trị động kinh hay sốt rét, vì các thuốc điều trị các bệnh này có thể gây thiếu hụt acid folic.
Phụ nữ cho con bú
An toàn nếu được chỉ định
Acid folic bài tiết nhiều vào sữa mẹ. Mẹ cho con bú dùng được acid folic và dùng suốt trong thời gian cho con bú.
Dược lực học/Cơ chế hoạt động
Acid folic là một vitamin hòa tan trong nước thuộc nhóm B. Đối với người, acid folic trong thức ăn cần thiết để tổng hợp nucleoprotein và duy trì tạo hồng cầu bình thường. Trong cơ thể, acid folic bị khử thành tetrahydrofolat hoạt động như một coenzym trong nhiều quá trình chuyển hóa, bao gồm tổng hợp purin và thymidylat của acid nucleic. Tổn hại đến tổng hợp thymidylat ở người thiếu hụt acid folic tác động xấu đến tổng hợp DNA, dẫn đến hình thành nguyên hồng cầu khổng lồ và thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ và hồng cầu to. Acid folic cũng tham gia vào hoán chuyển các acid amin (nghĩa là dị hóa histidin thành acid glutamic, hoán chuyển giữa serin và glycin, chuyển homocystein thành methionin) và sản sinh format. Acid folic làm tăng đào thải acid formic, là một chất chuyển hóa trong nhiễm độc methanol.
Dược động học
Hấp thu
Acid folic được hấp thu nhanh ở đường tiêu hóa, chủ yếu ở đoạn đầu (tá tràng, hỗng tràng). Polyglutamat folat trong thiên nhiên được thủy phân do enzym ở đường tiêu hóa thành các dạng monoglutamat của acid folic, trước khi được hấp thu. Sau khi uống, hoạt tính cao nhất của thuốc đạt được trong vòng 30 – 60 phút. Acid folic tổng hợp có sinh khả dụng là 100% khi uống lúc đói, còn sinh khả dụng của folat có trong thiên nhiên ở thức ăn chỉ bằng khoảng 50%. Sinh khả dụng acid folic tổng hợp khi uống cùng với bữa ăn dao động từ 85 – 100%.
Nồng độ bình thường folat trong huyết thanh dao động từ 0,005 – 0,015 microgam/ml. Thông thường, nồng độ folat huyết thanh dưới 0,005 microgam/ml được coi là thiếu hụt acid folic và nồng độ dưới 0,002 microgam/ml thường gây thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ.
Phân bố
Acid tetrahydrofolic và các dẫn chất được phân bố vào tất cả các mô cơ thể. Gan chứa khoảng 50% dự trữ folat của toàn cơ thể. Folat được tập trung một cách chủ động ở dịch não tủy và nồng độ bình thường ở dịch não tủy khoảng 0,016 – 0,021 microgam/ml.
Nồng độ bình thường trong hồng cầu dao động từ 0,175 – 0,316 microgam/ml. Acid folic phân bố vào sữa.
Thải trừ
Sau khi uống khoảng 1 mg, acid folic bị khử và methyl hóa nhiều ở gan thành acid N5-methyltetrahydrofolic, chất này là dạng vận chuyển chính của folat trong cơ thể. Liều cao acid folic có thể thoát khỏi chuyển hóa ở gan và xuất hiện trong máu chủ yếu dưới dạng acid folic. Ở người khỏe, sau khi uống một liều duy nhất từ 0,1 – 0,2 mg acid folic, chỉ có vết acid folic xuất hiện trong nước tiểu. Nếu dùng liều cao, tái hấp thu tối đa của ống thận bị vượt quá, và folat còn dư bài tiết dưới dạng không đổi vào nước tiểu. Sau liều khoảng 2,5 – 5 mg, khoảng 50% liều bài tiết vào nước tiểu. Sau liều 15 mg, tới 90% liều có thể thấy trong nước tiểu. Sau khi uống acid folic đã thấy một lượng nhỏ trong phân. Khoảng 0,05 mg/ngày của dự trữ bình thường folat trong cơ thể bị mất đi do bài tiết vào nước tiểu và phân và phân tử thuốc bị phân cắt do oxy hóa.
Đối với đa số trường hợp, không cần thiết phải bổ sung dự phòng acid folic, trừ trường hợp tăng nhu cầu như mang thai, nuôi con bú hoặc thiếu máu huyết tán mạn tính. Dự trữ folat trong cơ thể người khỏe mạnh khoảng 5 – 10 mg, có thể cao hơn. Ở Mỹ, khẩu phần ăn được khuyến cáo (RDA: recommended dietary allowance) là 400 microgam tương đương folat thực phẩm (DFE: dietary folate equivalent) cho nam và nữ. Folat có nhiều trong rau xanh, đặc biệt có trong gan, thận. Vitamin này dễ bị oxy hóa và dễ bị phá hủy khi đun nấu. 1 microgam DFE tương đương với 1 microgam folat trong thức ăn tự nhiên, với 0,5 microgam acid folic bổ sung khi uống lúc đói, hoặc với 0,6 microgam acid folic từ các thực phẩm làm giàu acid folic.
Acid folic dùng trước khi mang thai có thể làm giảm nguy cơ khuyết tật ở ống thần kinh của thai nhi. Có mối liên quan giữa nồng độ homocystein với nguy cơ bệnh thiếu máu cơ tim và đột quỵ. Folat là một chất điều hòa quan trọng trong chuyển hóa homocystein; nồng độ homocystein trong máu liên quan nghịch với nồng độ folat trong máu. Nhưng bổ sung acid folic chưa thấy có lợi hoặc hại quan trọng nào đối với nguy cơ bệnh tim mạch, bệnh mạch vành, đột quỵ hoặc tử vong do tất cả các nguyên nhân.
Acid folic và sinh ung thư: Ý kiến còn chưa rõ ràng. Nghiên cứu trên động vật gợi ý acid folic có thể có 2 tác dụng điều tiết đối với sinh ung thư, phụ thuộc vào liều và thời gian bổ sung. Thiếu folat có thể ức chế tiến triển của ung thư đã hình thành, trong khi đó bổ sung acid folic có thể thúc đẩy tiến triển của ung thư. Tuy nhiên, ở mô bình thường, thiếu folat có thể tạo điều kiện thuận lợi cho mô chuyển thành ung thư và bổ sung folat một lượng nhỏ có thể làm mất u phát triển.
Liều cao hơn liều sinh lý có thể làm tăng tiến triển của ung thư. Như vậy dùng folat trước khi có u có thể ngăn phát triển u, nhưng một khi đã có tổn thương sớm của u thì lại làm tăng phát triển u. Do người bị ung thư tiêu thụ nhiều acid folic hơn người bình thường, cho nên phải luôn luôn chú ý đến tác dụng phụ của acid folic đối với tiến triển, tái phát và di căn của u và cần phải nghiên cứu về bổ sung folat cho người bị ung thư.
Phân loại hóa chất trị liệu giải phẫu (ATC)
- B03AE — Thuốc sắt dạng phối hợp
- B03A — THUỐC SẮT
- B03 — THUỐC TRỊ THIẾU MÁU
- B — MÁU VÀ CƠ QUAN TẠO MÁU
- V04CX — Thuốc dùng để chẩn đoán bệnh khác
- V04C — THUỐC DÙNG ĐỂ CHẨN ĐOÁN BỆNH KHÁC
- V04 — THUỐC DÙNG ĐỂ CHẨN ĐOÁN BỆNH
- V — THUỐC KHÁC
- B03BB — Folic acid và dẫn chất
- B03B — VITAMIN B12 VÀ FOLIC ACID
- B03 — THUỐC TRỊ THIẾU MÁU
- B — MÁU VÀ CƠ QUAN TẠO MÁU
- B03AE — Thuốc sắt dạng phối hợp
- B03A — THUỐC SẮT
- B03 — THUỐC TRỊ THIẾU MÁU
- B — MÁU VÀ CƠ QUAN TẠO MÁU
- B03BB — Folic acid và dẫn chất
- B03B — VITAMIN B12 VÀ FOLIC ACID
- B03 — THUỐC TRỊ THIẾU MÁU
- B — MÁU VÀ CƠ QUAN TẠO MÁU
Bảo quản
Bảo quản dạng viên nén và dạng bột pha tiêm ở nhiệt độ 15 – 30 oC. Dạng viên nén phải để trong lọ nút chặt. Dung dịch tiêm natri ethacrynat chỉ bền vững trong thời gian ngắn ở khoảng pH 7, ở nhiệt độ phòng và phải dùng trong vòng 24 giờ sau khi pha.
Dung dịch kém bền hơn khi nhiệt độ và pH tăng lên.
Chưa có thông tin. Tham khảo ý kiến bác sĩ.
Lái xe và vận hành máy
An toàn nếu được chỉ định
Vitamin B9 không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vânj hành máy móc
Phụ nữ mang thai và cho con bú
AU TGA pregnancy category (Phân loại thuốc cho phụ nữ mang thai theo Úc)
- US FDA Pregnancy Category: A
US FDA pregnancy category (Phân loại thuốc cho phụ nữ mang thai theo Mỹ)
- US FDA Pregnancy Category: A
Phụ nữ mang thai
An toàn nếu được chỉ định
Nhu cầu acid folic tăng cao khi mang thai. Thiếu acid folic có thể gây tổn hại cho thai nhi. Nên bổ sung acid folic cho người mang thai 1 tháng trước và 2 – 3 tháng đầu mang thai để dự phòng dị dạng ống thần kinh cho thai nhi, nhất là những người đang được điều trị động kinh hay sốt rét, vì các thuốc điều trị các bệnh này có thể gây thiếu hụt acid folic.
Phụ nữ cho con bú
An toàn nếu được chỉ định
Acid folic bài tiết nhiều vào sữa mẹ. Mẹ cho con bú dùng được acid folic và dùng suốt trong thời gian cho con bú.
Dược lực học/Cơ chế hoạt động
Acid folic là một vitamin hòa tan trong nước thuộc nhóm B. Đối với người, acid folic trong thức ăn cần thiết để tổng hợp nucleoprotein và duy trì tạo hồng cầu bình thường. Trong cơ thể, acid folic bị khử thành tetrahydrofolat hoạt động như một coenzym trong nhiều quá trình chuyển hóa, bao gồm tổng hợp purin và thymidylat của acid nucleic. Tổn hại đến tổng hợp thymidylat ở người thiếu hụt acid folic tác động xấu đến tổng hợp DNA, dẫn đến hình thành nguyên hồng cầu khổng lồ và thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ và hồng cầu to. Acid folic cũng tham gia vào hoán chuyển các acid amin (nghĩa là dị hóa histidin thành acid glutamic, hoán chuyển giữa serin và glycin, chuyển homocystein thành methionin) và sản sinh format. Acid folic làm tăng đào thải acid formic, là một chất chuyển hóa trong nhiễm độc methanol.
Dược động học
Hấp thu
Acid folic được hấp thu nhanh ở đường tiêu hóa, chủ yếu ở đoạn đầu (tá tràng, hỗng tràng). Polyglutamat folat trong thiên nhiên được thủy phân do enzym ở đường tiêu hóa thành các dạng monoglutamat của acid folic, trước khi được hấp thu. Sau khi uống, hoạt tính cao nhất của thuốc đạt được trong vòng 30 – 60 phút. Acid folic tổng hợp có sinh khả dụng là 100% khi uống lúc đói, còn sinh khả dụng của folat có trong thiên nhiên ở thức ăn chỉ bằng khoảng 50%. Sinh khả dụng acid folic tổng hợp khi uống cùng với bữa ăn dao động từ 85 – 100%.
Nồng độ bình thường folat trong huyết thanh dao động từ 0,005 – 0,015 microgam/ml. Thông thường, nồng độ folat huyết thanh dưới 0,005 microgam/ml được coi là thiếu hụt acid folic và nồng độ dưới 0,002 microgam/ml thường gây thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ.
Phân bố
Acid tetrahydrofolic và các dẫn chất được phân bố vào tất cả các mô cơ thể. Gan chứa khoảng 50% dự trữ folat của toàn cơ thể. Folat được tập trung một cách chủ động ở dịch não tủy và nồng độ bình thường ở dịch não tủy khoảng 0,016 – 0,021 microgam/ml.
Nồng độ bình thường trong hồng cầu dao động từ 0,175 – 0,316 microgam/ml. Acid folic phân bố vào sữa.
Thải trừ
Sau khi uống khoảng 1 mg, acid folic bị khử và methyl hóa nhiều ở gan thành acid N5-methyltetrahydrofolic, chất này là dạng vận chuyển chính của folat trong cơ thể. Liều cao acid folic có thể thoát khỏi chuyển hóa ở gan và xuất hiện trong máu chủ yếu dưới dạng acid folic. Ở người khỏe, sau khi uống một liều duy nhất từ 0,1 – 0,2 mg acid folic, chỉ có vết acid folic xuất hiện trong nước tiểu. Nếu dùng liều cao, tái hấp thu tối đa của ống thận bị vượt quá, và folat còn dư bài tiết dưới dạng không đổi vào nước tiểu. Sau liều khoảng 2,5 – 5 mg, khoảng 50% liều bài tiết vào nước tiểu. Sau liều 15 mg, tới 90% liều có thể thấy trong nước tiểu. Sau khi uống acid folic đã thấy một lượng nhỏ trong phân. Khoảng 0,05 mg/ngày của dự trữ bình thường folat trong cơ thể bị mất đi do bài tiết vào nước tiểu và phân và phân tử thuốc bị phân cắt do oxy hóa.
Đối với đa số trường hợp, không cần thiết phải bổ sung dự phòng acid folic, trừ trường hợp tăng nhu cầu như mang thai, nuôi con bú hoặc thiếu máu huyết tán mạn tính. Dự trữ folat trong cơ thể người khỏe mạnh khoảng 5 – 10 mg, có thể cao hơn. Ở Mỹ, khẩu phần ăn được khuyến cáo (RDA: recommended dietary allowance) là 400 microgam tương đương folat thực phẩm (DFE: dietary folate equivalent) cho nam và nữ. Folat có nhiều trong rau xanh, đặc biệt có trong gan, thận. Vitamin này dễ bị oxy hóa và dễ bị phá hủy khi đun nấu. 1 microgam DFE tương đương với 1 microgam folat trong thức ăn tự nhiên, với 0,5 microgam acid folic bổ sung khi uống lúc đói, hoặc với 0,6 microgam acid folic từ các thực phẩm làm giàu acid folic.
Acid folic dùng trước khi mang thai có thể làm giảm nguy cơ khuyết tật ở ống thần kinh của thai nhi. Có mối liên quan giữa nồng độ homocystein với nguy cơ bệnh thiếu máu cơ tim và đột quỵ. Folat là một chất điều hòa quan trọng trong chuyển hóa homocystein; nồng độ homocystein trong máu liên quan nghịch với nồng độ folat trong máu. Nhưng bổ sung acid folic chưa thấy có lợi hoặc hại quan trọng nào đối với nguy cơ bệnh tim mạch, bệnh mạch vành, đột quỵ hoặc tử vong do tất cả các nguyên nhân.
Acid folic và sinh ung thư: Ý kiến còn chưa rõ ràng. Nghiên cứu trên động vật gợi ý acid folic có thể có 2 tác dụng điều tiết đối với sinh ung thư, phụ thuộc vào liều và thời gian bổ sung. Thiếu folat có thể ức chế tiến triển của ung thư đã hình thành, trong khi đó bổ sung acid folic có thể thúc đẩy tiến triển của ung thư. Tuy nhiên, ở mô bình thường, thiếu folat có thể tạo điều kiện thuận lợi cho mô chuyển thành ung thư và bổ sung folat một lượng nhỏ có thể làm mất u phát triển.
Liều cao hơn liều sinh lý có thể làm tăng tiến triển của ung thư. Như vậy dùng folat trước khi có u có thể ngăn phát triển u, nhưng một khi đã có tổn thương sớm của u thì lại làm tăng phát triển u. Do người bị ung thư tiêu thụ nhiều acid folic hơn người bình thường, cho nên phải luôn luôn chú ý đến tác dụng phụ của acid folic đối với tiến triển, tái phát và di căn của u và cần phải nghiên cứu về bổ sung folat cho người bị ung thư.
Phân loại hóa chất trị liệu giải phẫu (ATC)
- B03AE — Thuốc sắt dạng phối hợp
- B03A — THUỐC SẮT
- B03 — THUỐC TRỊ THIẾU MÁU
- B — MÁU VÀ CƠ QUAN TẠO MÁU
- V04CX — Thuốc dùng để chẩn đoán bệnh khác
- V04C — THUỐC DÙNG ĐỂ CHẨN ĐOÁN BỆNH KHÁC
- V04 — THUỐC DÙNG ĐỂ CHẨN ĐOÁN BỆNH
- V — THUỐC KHÁC
- B03BB — Folic acid và dẫn chất
- B03B — VITAMIN B12 VÀ FOLIC ACID
- B03 — THUỐC TRỊ THIẾU MÁU
- B — MÁU VÀ CƠ QUAN TẠO MÁU
- B03AE — Thuốc sắt dạng phối hợp
- B03A — THUỐC SẮT
- B03 — THUỐC TRỊ THIẾU MÁU
- B — MÁU VÀ CƠ QUAN TẠO MÁU
- B03BB — Folic acid và dẫn chất
- B03B — VITAMIN B12 VÀ FOLIC ACID
- B03 — THUỐC TRỊ THIẾU MÁU
- B — MÁU VÀ CƠ QUAN TẠO MÁU
Bảo quản
Bảo quản dạng viên nén và dạng bột pha tiêm ở nhiệt độ 15 – 30 oC. Dạng viên nén phải để trong lọ nút chặt. Dung dịch tiêm natri ethacrynat chỉ bền vững trong thời gian ngắn ở khoảng pH 7, ở nhiệt độ phòng và phải dùng trong vòng 24 giờ sau khi pha.
Dung dịch kém bền hơn khi nhiệt độ và pH tăng lên.
Bộ y tế, Dược thư quốc gia Việt Nam (2018), NXB y học, Hà Nội
Câu hỏi thường gặp
Vai trò của Vitamin B9 là gì?
Folate còn được gọi là folacin và vitamin B9.
Folate giúp:
- Cơ thể hình thành các tế bào hồng cầu khỏe mạnh
- Giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh được gọi là dị tật ống thần kinh, chẳng hạn như tật nứt đốt sống , ở trẻ sơ sinh
Thiếu folate có thể dẫn đến thiếu máu do thiếu folate .
Nguồn thực phẩm chứa nhiều Vitamin B9 là gì?
Folate được tìm thấy với một lượng nhỏ trong nhiều loại thực phẩm.
Các nguồn tốt bao gồm:
- Bông cải xanh
- Bắp cải Brucxen
- Rau xanh, chẳng hạn như bắp cải, cải xoăn, rau xanh và rau bina
- Đậu Hà Lan
- Đậu xanh và đậu tây
- Gan (nhưng tránh điều này khi mang thai )
- Ngũ cốc ăn sáng tăng cường axit folic
Nhu cầu vitamin B9 một ngày là bao nhiêu?
Liều lượng Vitamin B9 cần dùng hằng ngày (Tham khảo phần liều dùng phía trên)
Không có nguồn dự trữ lâu dài trong cơ thể, vì vậy bạn cần ăn thực phẩm chứa folate thường xuyên.
Hầu hết mọi người sẽ có thể nhận được lượng folate mà họ cần bằng cách ăn một chế độ ăn uống đa dạng và cân bằng.
Nếu đang mang thai hoặc có thể mang thai nên bổ sung vitamin B9 như thế nào?
Nếu bạn đang mang thai, đang cố gắng có con hoặc có thể mang thai, bạn nên bổ sung 400 microgram axit folic hàng ngày cho đến khi mang thai được 12 tuần.
Bổ sung axit folic cần được thực hiện trước khi mang thai, vì vậy hãy bắt đầu uống trước khi ngừng sử dụng biện pháp tránh thai hoặc nếu có khả năng bạn có thai.
Điều này là để giúp ngăn ngừa các khuyết tật ống thần kinh, chẳng hạn như tật nứt đốt sống, ở con bạn.
Một số phụ nữ có nguy cơ mang thai bị ảnh hưởng bởi khuyết tật ống thần kinh và được khuyên dùng liều cao hơn 5mg axit folic mỗi ngày cho đến khi họ mang thai được 12 tuần. Điều này là quan trọng và không có khả năng gây hại, vì nó được thực hiện trên cơ sở ngắn hạn, nhưng hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn trước.
Nhận thêm lời khuyên về các loại vitamin và khoáng chất trong thời kỳ mang thai, bao gồm cả những người nên dùng liều lượng axit folic cao hơn.
Điều gì xảy ra nếu tôi bổ sung quá nhiều axit folic?
Dùng liều lượng axit folic cao hơn 1mg có thể che dấu các triệu chứng của thiếu hụt vitamin B12 , cuối cùng có thể làm tổn thương hệ thần kinh nếu nó không được phát hiện và điều trị. Đây là mối quan tâm đặc biệt đối với những người lớn tuổi vì việc hấp thụ vitamin B12 trở nên khó khăn hơn khi bạn già đi.
Uống 1mg hoặc ít hơn mỗi ngày bổ sung axit folic ít có khả năng gây hại