Hội chứng thiếu máu tan huyết, tăng men gan, giảm tiểu cầu (HELLP) là một biến chứng sản khoa có thể đe dọa đến tính mạng sản phụ, thường được xem là một biến thể của tình trạng tiền sản giật. Cả hai bệnh lý này thường xảy ra trong giai đoạn cuối của thai kỳ, hoặc đôi lúc sau sinh.
Hội chứng HELLP là gì?
HELLP là tên viết tắt của các từ Hemolytic anemia (thiếu máu tán huyết), Elevated Liver enzymes (tăng men gan) và Low Platelet count (giảm tiểu cầu).
Hội chứng HELLP là hội chứng thiếu máu tán huyết, tăng men gan và giảm tiểu cầu ở thai phụ, thường xảy ra ở giai đoạn cuối của thai kỳ, đôi khi xảy ra sau sinh. Đây là một biến thể của tình trạng tiền sản giật ở bà bầu, có thể đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Có khoảng từ 2% – 12% bệnh nhân bị tiền sản giật mắc hội chứng HELLP. Trong đó, 50% trường hợp xảy ra trong khoảng 27 và 36 tuần vô kinh, nhưng vẫn có những ca rất sớm đã được mô tả trong khoảng 17-20 tuần vô kinh và một số khác lại chỉ xảy ra trong thời kỳ hậu sản (chiếm 30% số trường hợp).
Nguyên nhân gây bệnh
Hiện vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân của , tuy nhiên sự xuất hiện của hiện tượng đông máu được xem là yếu tố chủ yếu. Một số chuyên gia cho rằng đây là một dạng tiền sản giật nặng, một tai biến sản khoa do huyết áp cao. Khoảng 10 – 20% phụ nữ gặp tiền sản giật sẽ tiến triển thành hội chứng HELLP trong sản khoa.
Yếu tố nguy cơ gây bệnh
Các yếu tố nguy cơ bao gồm:
- Trên 30 tuổi.
- Da trắng.
- Thừa cân.
- Đã từng mang thai trước đó.
- Mắc bệnh tiểu đường hoặc và bệnh thận.
- Huyết áp cao.
- Tiền sử tiền sản giật.

Dấu hiệu nhận biết của hội chứng HELLP
Các triệu chứng của hội chứng HELLP tiền sản giật (nhiễm độc thai kỳ) bao gồm:
- Nhức đầu nhiều và tăng dần.
- Mờ mắt, khó chịu.
- Buồn nôn và nôn.
- Đau ngang vùng thượng vị.
- Dị cảm tê tay chân.
- Có thể bị phù.
- Tăng huyết áp.
- Qua khám phát hiện vỡ bao gan kèm máu tụ, đông máu nội mạch lan tỏa.
Biến chứng của hội chứng HELLP
Bệnh nếu không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:
- Vỡ gan.
- Máu tụ dưới bao gan, nứt gan.
- Suy thận.
- Suy hô hấp cấp tính.
- Chảy máu (băng huyết) quá nhiều trong khi sinh.
- Đột quỵ.
- Nhau bong non.
- Phù phổi cấp.
- Ngạt chu sinh gây tử vong cả mẹ và thai nhi.
Những lý do phổ biến nhất khiến mẹ nguy kịch, thậm chí tử vong là do vỡ gan hoặc đột quỵ (phù não hoặc xuất huyết não). Vì thế, phát hiện và điều trị sớm là chìa khóa để ngăn ngừa những biến chứng này. Tuy nhiên, một số biến chứng có thể xảy ra ngay cả khi điều trị và ảnh hưởng đến mẹ và bé sau khi sinh.
Chẩn đoán hội chứng HELLP
Thông qua khám lâm sàng, bác sĩ sẽ yêu thực hiện các xét nghiệm khác nhau nếu nghi ngờ mẹ bầu mắc hội chứng HELLP, bao gồm:
- Xét nghiệm máu để đánh giá nồng độ tiểu cầu và số lượng hồng cầu.
- Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra men gan và các protein bất thường.
- Chụp MRI để xác định tình trạng chảy máu tring gan.
Các nguyên tắc chung của quản lý hội chứng HELLP
Nội dung điều trị hội chứng HELLP bao gồm:
- Chấm dứt thai kỳ trong khuôn khổ của cá thể hóa các quyết định điều trị.
- Ổn định tình trạng tim mạch.
- Điều chỉnh các rối loạn đông-cầm máu.
- Tiền sản giật là một bệnh lý có nguồn gốc bệnh sinh là lá nhau. Vì thế, một cách tổng quát, chấm dứt thai kì ngay là một bộ phận của xử trí hội chứng HELLP.

Phòng ngừa hội chứng HELLP
Hiện nay chưa có phương pháp phòng ngừa nào giúp phòng ngừa hội chứng này hiệu quả. Sản phụ có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh bằng cách duy trì lối sống lành mạnh, chế độ vận động và dinh dưỡng hợp lý giúp phòng ngừa tình trạng tiểu đường thai kỳ hay huyết áp cao.
Bên cạnh đó, việc khám thai định kỳ giúp bác sĩ phát hiện kịp thời nguy cơ tiền sản giật tiến triển sản giật hoặc HELLP để can thiệp kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.
Ngoài ra, một số lưu ý có thể giúp mẹ bầu phòng ngừa như:
- Chuẩn bị sức khỏe và thể chất tốt trước khi mang thai.
- Đi khám thai định kỳ.
- Cung cấp cho bác sĩ sản khoa tiền sử mắc HELLP của gia đình, tiền sản giật hoặc các rối loạn tăng huyết áp khác.
- Nhận ra các dấu hiệu bất thường và đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
HELLP là hội chứng hầu như không thể phòng ngừa. Tuy nhiên, mẹ bầu có thể chủ động làm giảm nguy cơ bằng cách duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và có một chế độ ăn uống phù hợp. Bên cạnh đó, việc chăm sóc tiền sản định kỳ thường xuyên là chìa khóa vô cùng quan trọng để đánh giá kịp thời các nguy cơ phát triển tiền sản giật hoặc hội chứng HELLP.
Leave a reply