Hội chứng tiền kinh nguyệt bao gồm các triệu chứng xảy ra vào khoảng thời gian nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Hậu quả gây ra nhiều khó chịu về mặt thể chất, tinh thần và cảm xúc, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Hội chứng tiền kinh nguyệt là gì?
Nhiều phụ nữ thường cảm thấy có sự thay đổi rõ rệt về mặt thể chất hoặc tâm trạng trong khoảng thời gian trước khi có kinh nguyệt. Khi những triệu chứng như vậy xảy ra đều đặn hàng tháng và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống bình thường của người phụ nữ, thì được gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt.
Nguyên nhân gây ra hội chứng tiền kinh nguyệt là gì?
Hiện vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của PMS. Tuy nhiên, các nhà khoa học tin rằng PMS có thể xảy ra do mất cân bằng nội tiết tố nữ, estrogen và progesterone (hai hormone do buồng trứng sản xuất). Các chất trong cơ thể khác (như prostaglandin) cũng có thể gây ra PMS
Những yếu tố làm tăngbnguy cơ
Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị hội chứng tiền kinh nguyệt, bao gồm:
- Di truyền. Có người thân trong gia đình đã từng mắc hội chứng này.
- Có vấn đề về tâm thần như lo lắng, trầm cảm.
- Thể dục. Bạn không tập thể dục đầy đủ.
- Bạn bị stress quá nhiều trong cuộc sống và công việc.
- Chế độ ăn của bạn thiếu vitamin B6, canxi và magiê.
- Bạn sử dụng quá nhiều chất có chứa caffeine.

Triệu chứng bệnh hội chứng tiền kinh nguyệt
Hội chứng tiền kinh nguyệt có thể dẫn đến một số rối loạn về cơ thể như:
- Thay đổi khẩu vị, thèm ăn.
- Căng tức vùng ngực.
- Phù và tăng cân.
- Đau đầu.
- Sưng phù tay hoặc chân.
- Đau nhức toàn thân.
- Chướng bụng.
- Uể oải, mệt mỏi trước kỳ kinh.
- Xuất hiện các vấn đề về da (mụn, trứng cá..).
- Xuất hiện các triệu chứng về tiêu hóa.
- Đau bụng tiền kinh nguyệt.
Và một số rối loạn về mặt cảm xúc, hành vi như:
- Cảm giác phiền muộn.
- Các cơn giận bộc phát, dễ cáu gắt, giận dữ.
- Cảm thấy lo âu, rối loạn.
- Trầm cảm trước kỳ kinh nguyệt.
- Hay nhầm lẫn.
- Cảm giác bị xa lánh, nhạy cảm.
- Dễ bị kích thích, dễ khóc.
- Thiếu tập trung, hay quên.
- Mất ngủ.
- Tăng cường độ ngủ ngày, chợp mắt giấc ngắn.
- Thay đổi ham muốn tình dục.
Cách khắc phục PSM
- Hãy thử tập thể dục nhẹ nhàng: Tập thể dục nhẹ nhàng có thể làm tăng nồng độ estrogen và progesterone, có thể giúp giảm các triệu chứng PMS.
- Tập thể dục đều đặn trong suốt tháng: Tập thể dục có thể giúp giảm các triệu chứng như trầm cảm, khó tập trung và mệt mỏi.
- Chọn thực phẩm lành mạnh: Tránh các loại thực phẩm và đồ uống có caffeine, muối và đường trong 2 tuần trước khi có kinh.
- Ngủ đủ giấc: Cố gắng ngủ khoảng 8 giờ mỗi đêm. Thiếu ngủ có liên quan đến trầm cảm và lo lắng. Nó có thể làm cho các triệu chứng PMS tồi tệ hơn.
- Tìm những cách lành mạnh để đối phó với căng thẳng: Một số phụ nữ thấy yoga, massage hoặc thiền hữu ích.
- Không hút thuốc lá: Trong một nghiên cứu, những phụ nữ hút thuốc có nhiều triệu chứng PMS tồi tệ hơn so với những phụ nữ không hút thuốc.
Thay đổi chế độ ăn uống
Những thay đổi đơn giản trong chế độ ăn uống có khả năng làm giảm các triệu chứng của tiền kinh nguyệt:
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, như sữa chua và rau lá xanh, vào thực đơn hàng ngày của bạn.
- Giảm lượng chất béo, muối và đường.
- Tránh tiêu thụ bia, rượu và các món có chứa cafein như trà đặc, cà phê.
- Thay đổi thói quen ăn uống: Chia làm 6 bữa ăn nhỏ mỗi ngày thay vì ba bữa chính, hoặc ăn ít hơn một chút trong ba bữa ăn chính và bổ sung thêm ba bữa ăn nhẹ.
- Giữ lượng đường trong máu luôn ổn định cũng là một cách giải quyết triệu chứng.

Hạn chế tiến diễn PSM qua lối sống hàng
Những lời khuyên này có thể làm giảm một số triệu chứng PMS của bạn:
- Ăn ít muối ngay trước khi bắt đầu vào những ngày hành kinh.
- Ngưng hút thuốc lá và sử dụng thức thức uống có cồn.
- Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày. Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh, đặc biệt nên ăn nhiều thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì và các món mì. Ăn ít đường và hạn chế các món nhiều carbohydrate.
- Hạn chế lượng socola và caffeine (cà phê, nước ngọt, trà) trong cơ thể.
- Gọi bác sĩ nếu trong khi điều trị, các triệu chứng không cải thiện được hoặc xuất hiện triệu chứng mới.
- Tập thể dục thể thao thường xuyên.
Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) rất phổ biến ở phụ nữ. Tùy vào từng người mà mức độ triệu chứng diễn tiến khác nhau. Tuy là một hội chứng không nguy hiểm nhưng khi các triệu chứng tiến triển quá mức, ảnh hưởng đến cuộc sống thì hãy tới gặp bác sĩ để được hỗ trợ nhé.
Leave a reply