Hội chứng Tourette là một chứng rối loạn liên quan đến các chuyển động lặp đi lặp lại hoặc âm thanh không mong muốn (tics) xảy ra một cách tự động và không thể dễ dàng kiểm soát được.
Hội chứng Tourette là gì?
Hội chứng Tourette là một chứng rối loạn khiến người mắc hội chứng đột ngột thực hiện các cử động hoặc lời nói lặp đi lặp lại không tự chủ và mất kiểm soát. Tên của bệnh bắt nguồn từ bác sĩ người Pháp Gilles de la Tourette, người đã làm việc với bệnh nhân vào năm 1885 và mô tả hội chứng này. Tình trạng này thường xuất hiện bắt đầu ở trẻ một số đối tượng trẻ em trong độ tuổi từ 5 -15 tuổi bao gồm người trưởng thành và phổ biến ở bé trai nhiều hơn bé gái khoảng vài ba lần. Đây là hội chứng phổ biến ở trẻ em. Tuy nhiên, hội chứng thông thường chỉ kéo dài khoảng một năm. Với những trường hợp kéo dài hơn một năm trẻ sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng và hành vi bất thường khác nhau.
Nguyên nhân gây ra hội chứng Tourette
Không biết rõ nguyên nhân gây bệnh nhưng bệnh có thể di truyền cùng với các vấn đề về hệ thần kinh khác. Tourette là một hội chứng phức tạp, có lẽ gây ra do sự phối hợp của các yếu tố di truyền và môi trường. Các giả thiết nguyên nhân bệnh Tourette bao gồm:
- Di truyền: Hội chứng Tourette có thể là một rối loạn di truyền. Các gen đặc hiệu liên quan đến hội chứng Tourette hiện vẫn chưa được xác định, mặc dù đã nhận diện được một đột biến gen là nguyên nhân hiếm gặp của hội chứng.
- Bất thường não: Một số hóa chất trong não đóng vai trò là chất dẫn truyền xung thần kinh có thể đóng vai trò trong việc gây bệnh, bao gồm dopamine và serotonin.
Triệu chứng của hội chứng Tourette
Hội chứng Tourette được chia thành hai loại là vận động và tạo âm. Cảm giác vận động và tạo âm có thể đơn giản hoặc phức tạp tùy theo mức độ.
- Thiếu tập trung.
- Co giật.
- La hét, nháy mắt, chửi rủa càu nhàu.
- Khóc dài, khóc to.
- Lo lắng, trầm cảm kéo dài không cần thiết.
- Khó ngủ, mất ngủ thường xuyên.
- Thay đổi tâm trạng đột ngột từ chán nản sang vui mừng hoặc ngược lại.
- Hoặc xuất hiện các hành động bất thường khác như liếm môi, nhún vai, thổi, khác nhổ bừa bãi….
Hội chứng Tourette có nguy hiểm không?
Các tics thường không gây nguy hại nghiêm trọng tới sức khỏe, nhưng những rối loạn mắc kèm lại khiến người bệnh gặp khó khăn lớn trong cuộc sống, cụ thể là:
- Rối loạn ám ảnh cưỡng chế: Là những tư tưởng ám ảnh dai dẳng, thôi thúc phải thực hiện một hành vi gì đó mới thấy thoải mái.
- Tăng động giảm chú ý: Khả năng tập trung, ghi nhớ giảm, dễ bị phân tâm, có xu hướng thích vận động, không chịu ngồi yên.
- Bốc đồng, cáu giận vô cớ, cư xử không phù hợp, chống đối lại quy tắc chung.
- Rối loạn giấc ngủ.
- Khó khăn trong học tập như khó đọc.
- Tự kỷ, phiền muộn, rối loạn lo âu, không kiểm soát được cảm xúc.
- Đau, đặc biệt là nhức đầu do gật lắc đầu liên tục.
Chẩn đoán hội chứng Tourette
Không có xét nghiệm cụ thể nào để chẩn đoán hội chứng Tourette, bác sĩ chủ yếu sẽ dựa vào tiền sử bệnh và các dấu hiệu triệu chứng đang gặp phải.
Tiêu chuẩn để chẩn đoán hội chứng Tourette bao gồm:
- Có biểu hiện bất thường cả về âm thanh, vận động mặc dù không xuất hiện cùng một lúc.
- Tics xảy ra nhiều lần trong ngày, gần như liên tục và kéo dài trên 1 năm.
- Biểu hiện bắt đầu trước 18 tuổi.
- Tic không phải do thuốc hoặc bệnh lý nào khác gây nên.
Để loại trừ nguyên nhân khác, bác sĩ có thể yêu cầu làm xét nghiệm máu, chụp MRI hoặc chụp CT kiểm tra cấu trúc não.
Biện pháp điều trị hội chứng Tourette
Thuốc
Các loại thuốc để giúp kiểm soát cơn đau hoặc giảm các triệu chứng của các tình trạng liên quan bao gồm:
- Thuốc chống trầm cảm: Fluoxetine (Prozac, Sarafem, những loại khác) có thể giúp kiểm soát các triệu chứng buồn bã, lo lắng.
- Thuốc chống co giật: Các nghiên cứu gần đây cho thấy một số người mắc hội chứng Tourette đáp ứng với topiramate (Topamax), thuốc được sử dụng để điều trị chứng động kinh.
Trị liệu
Mặc dù không phải bệnh lý quá nguy hiểm, nhưng điều trị khá khó khăn, đòi hỏi kết hợp của nhiều phương pháp mới mang lại hiệu quả cao.
- Liệu pháp hành vi: Can thiệp hành vi nhận thức cho Tics, bao gồm cả đào tạo “đảo ngược thói quen”, có thể giúp kiểm soát tics.
- Tâm lý trị liệu: Ngoài việc giúp bạn đối phó với hội chứng Tourette, liệu pháp tâm lý có thể giúp giải quyết các vấn đề kèm theo, chẳng hạn như ADHD, ám ảnh, trầm cảm hoặc lo lắng.
Leave a reply