Trẻ bị hôi miệng chắc chắn khiến trẻ cảm thấy thiếu tự tin trong giao tiếp, vui chơi hàng ngày, ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển của trẻ. Vì thế, cha mẹ nên tìm hiểu và cùng trẻ giải quyết vấn đề sức khỏe răng miệng này. Đa phần trẻ bị hôi miệng dễ xử lý khi vệ sinh đúng cách nên không cần quá lo lắng.
Nguyên nhân khiến trẻ bị hôi miệng
Dị vật ở mũi
Trẻ nhỏ thường hay nhét những vật nhỏ như hạt đậu, đồ chơi… vào mũi. Điều này làm tổn thương niêm mạc mũi và gây bội nhiễm khiến cho hơi thở của bé có mùi hôi.
Bệnh nha chu (viêm nướu răng)
Loại bỏ mảng bám răng không đúng cách và vệ sinh răng miệng kém sẽ gây ra viêm nướu răng và làm hôi miệng.
Bệnh nha khoa khiến trẻ bị hôi miệng
Những bệnh về lợi, áp xe răng, mảng bám tích tụ nhiều, sâu răng ở trẻ em… cũng là những nguyên nhân làm hơi thở của bé có mùi hôi.
Những món ăn có mùi
Bạn cho bé ăn những thực phẩm có mùi nặng như hành, tỏi, phô mai… cũng khiến cho hơi thở của bé có mùi.
Hút thuốc lá thụ động
Cha mẹ hoặc người xung quanh hút thuốc cũng khiến trẻ vô tình hít phải khói thuốc, ảnh hưởng đến răng miệng và hơi thở. Những hóa chất trong khói thuốc phân hủy không những gây mùi khó chịu cho răng miệng mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, vì thế nên hạn chế tối đa việc trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.
Bệnh lý khác
Nhiều bệnh lý đường hô hấp có thể ảnh hưởng đến hơi thở như viêm xoang, trào ngược dạ dày thực quản, dị ứng theo mùa, viêm amidan, viêm nướu hay tiểu đường. Với các bệnh lý này, cần điều trị kiểm soát bệnh tốt mới có thể cải thiện mùi hôi răng miệng lâu dài cho trẻ.
Một số dấu hiệu thường đi kèm với hơi thở “có mùi”
- Cảm thấy vị chua trong miệng.
- Khô miệng.
- Bề mặt của lưỡi trắng.
- Chảy máu nướu răng.
Bé bị hôi miệng có nguy hiểm không?
Trẻ sơ sinh bị hôi miệng có thể xuất hiện các chứng bệnh nguy hiểm khác:
- Nguy hiểm từ dị vật trong mũi.
- Tăng nguy cơ trẻ sơ sinh bị Amidan cao.
- Có thể mắc các bệnh lý đường hô hấp như: Sùi vòm mũi họng, viêm xoang, hen suyễn…
- Ngoài ra trẻ sơ sinh bị hôi miệng còn có thể dẫn đến các bệnh như: Suy thận, bệnh lý gan, tiểu đường, viêm dạ dày và ung thư miệng rất hiếm gặp ở trẻ em.
Nếu đã loại trừ các nguyên nhân gây hôi miệng cho trẻ sơ sinh mà vẫn không khỏi vấn đề này. Bậc cha mẹ nên cho trẻ tiến hành thăm khám ngay để chẩn đoán và điều trị sớm.

Cách khắc phục và phòng ngừa hôi miệng ở trẻ sơ sinh
Cha mẹ lưu ý những cách sau để phòng tránh hôi miệng cho các bé:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách bao gồm làm sạch kẽ răng, đánh răng, mặt lưỡi, súc miệng,…
- Có thể dùng bàn chải làm sạch răng cho trẻ sơ sinh sau mỗi bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ bằng gạc sạch.
- Nếu trẻ mút ngón tay thường xuyên, nên rửa tay bằng nước sạch thường xuyên. Ti giả cho trẻ ngay sau khi sử dụng nên được khử trùng bằng nước sôi ngay.
- Bổ sung một số loại trái cây, rau quả sau đây để chế sự hình thành mảng bám và loại bỏ mùi hôi như: Chanh, quả sung, táo, cam, dâu tây…
- Bổ sung đủ nước cho trẻ sơ sinh mỗi ngày để hạn chế vấn đề hôi miệng.
- Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ cặn thức ăn thừa dính ở kẽ răng của trẻ do vệ sinh răng miệng không hết.
- Thay bàn chải đánh răng mỗi 3 tháng một lần cho trẻ để tăng hiệu quả làm sạch.
- Khử trùng, làm sạch núm vú giả thường xuyên khi trẻ sử dụng.
- Lựa chọn kem đánh răng phù hợp mà trẻ yêu thích, trẻ sẽ chăm chỉ vệ sinh răng miệng hơn.
Trẻ bị hôi miệng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ sự tích tụ vi khuẩn đến các vấn đề về tiêu hóa, dạ dày. Vậy nên, việc chăm sóc sức khỏe răng miệng hằng ngày là rất cần thiết để giúp trẻ tránh được các căn bệnh nguy hiểm. Ngoài ra, cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cải thiện tình trạng răng miệng bé, nâng cao sức khỏe toàn diện.