Bệnh khô mắt ở trẻ em khá phổ biến nhưng lại thường bị bỏ qua vì nhiều phụ huynh cho rằng tình trạng này không nghiêm trọng. Nhưng nếu như tình trạng khô mắt ở trẻ em không được quan tâm và chữa trị kịp thời rất có thể sẽ gây viêm và tổn thương, ảnh hưởng đến thị lực của trẻ.
Bệnh khô mắt ở trẻ em là gì?
Bệnh khô mắt ở trẻ em là tình trạng mắt bị khô do nước mắt tiết ra không đủ nhiều hoặc nước mắt không chứa lượng dầu cần thiết để cung cấp độ ẩm đủ cho mắt hoạt động tốt và tránh các tổn thương, nhiễm trùng có thể có. Bệnh xuất hiện khi có sự mất cân bằng nội môi của màng nước mắt và kèm theo các triệu chứng về mắt như viêm và tổn thương bề mặt mắt.
Bệnh khô mắt do thiếu vitamin A là căn bệnh phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi tại các nước đang phát triển và các nước nghèo trên thế giới.
Nguyên nhân dẫn tới khô mát ở trẻ em
Một loạt lý do có thể là nguyên nhân dẫn đến chứng khô mắt của con bạn. Một số trong số chúng bao gồm:
- Dị ứng nghiêm trọng, khô da do sử dụng thuốc kháng histamine tích cực.
- Đeo kính áp tròng.
- Đôi khi, viêm kết mạc (mắt đỏ) có thể dẫn đến một loại bệnh khô mắt.
- Thiếu dinh dưỡng.
- Sử dụng mở rộng điện thoại thông minh và các thiết bị kỹ thuật số khác.

Triệu chứng khô mắt ở trẻ em
Các triệu chứng của khô mắt ở trẻ em có thể bao gồm một hoặc một số các biểu hiện sau đây:
- Trẻ cảm giác mắt khô, nóng rát và ngứa mắt.
- Trẻ dụi mắt thường xuyên.
- Mắt cảm thấy mệt mỏi và không muốn hoạt động.
- Mắt có biểu hiện bị đỏ hoặc đỏ ngầu.
- Trẻ cảm thấy nhạy cảm với ánh sáng, ra ngoài trời cảm giác dễ bị chói nắng.
- Khi chảy nước mắt thì nước mắt thường bị trôi nhanh, không giữ được lâu và không có tác dụng nhiều trong việc làm ẩm mắt.
- Xuất hiện các vấn đề sức khỏe liên quan bao gồm viêm nhiễm, suy dinh dưỡng, thể trạng không được khỏe.
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh khô mắt
Mắt bị quáng gà
Biểu hiện sớm nhất của bệnh khô mắt là tình trạng quáng gà khiến cho trẻ gặp khó khăn trong việc đi lại vào buổi tối. Nếu ở độ tuổi đã có thể chơi đùa, trẻ sẽ có xu hướng không ra ngoài chơi với bạn bè mà ngồi yên một chỗ trong phòng.
Mắt bị khô lòng trắng
Bình thường thì lòng trắng mắt của trẻ ướt đều, bóng láng và trong suốt. Khi bị khô mắt khiến cho lòng trắng cũng bị khô theo. Nếu bệnh không được chữa trị thì lòng trắng mắt trở nên sần sùi, sừng hoá và không còn ướt bóng nữa. Theo thời gian, lòng trắng mắt trở nên mờ đục, đổi thành màu vàng nhạt hoặc xám nhạt và thậm chí là nhăn nheo. Lúc này, trẻ thường có biểu hiện là hay chớp mắt, hay cụp mắt nhìn xuống khi ra sáng vì mắt rất dễ bị chói sáng.
Mắt bị khô lòng đen
Ở điều kiện bình thường, lòng đen mắt của trẻ phải nhẵn bóng, ướt đều và trong veo. Khi bị khô mắt mà không được chữa trị, lòng đen trở nên mờ đục, sần sùi, trông lờ mờ như tấm kính bị bám hơi nước. Tình trạng này dễ để lại sẹo giác mạc, ảnh hưởng đến thị lực về sau của trẻ, thậm chí gây mù lòa.

Cách trị và phòng ngừa khô mắt tại nhà cho bé
Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị của bác sĩ cho bệnh khô mắt ở trẻ em, có thể áp dụng một số cách trị khô mắt tại nhà để quá trình chữa bệnh đạt hiệu quả tốt nhất:
- Để trẻ nghỉ giải lao thường xuyên trong quá trình đọc sách, xem tivi hoặc sử dụng điện thoại, máy tính.
- Tăng thời gian trẻ hoạt động vui chơi ngoài trời.
- Sử dụng máy tạo ẩm trong nhà để tăng độ ẩm cho mắt.
- Không sử dụng quạt khi bé ngủ.
- Tránh khói và những thứ khác gây kích ứng mắt.
- Cho trẻ đeo kính râm để bảo vệ mắt khỏi nắng, gió, bụi bẩn.
- Nếu bé thường đeo kính áp tròng, hãy cho con sử dụng thuốc nhỏ mắt dành cho kính áp tròng hoặc đeo mắt kính cho đến khi mắt cảm thấy tốt hơn.
- Giảm hoặc ngừng sử dụng máy sấy tóc.
- Tăng lượng nước uống vào.
- Bổ sung vitamin A cho trẻ bị thiếu hụt.
- Hạn chế để bé dụi mắt.
- Đặt một miếng vải ẩm và ấm lên mí mắt của trẻ vào mỗi buổi sáng trong khoảng 5 phút. Sau đó massage nhẹ mí mắt cho trẻ. Điều này giúp tăng độ tự nhiên cho mắt.
Khô mắt ở trẻ em là một bệnh lý thường gặp và ít gây nguy hiểm ngay cho thị lực của trẻ. Tuy nhiên, nó có thể gây viêm và tổn thương các bộ phận khác của mắt. Do vậy, thường xuyên quan tâm đến sức khỏe thị giác của con mình để có cách chữa trị kịp thời nhé. Bên cạnh đó, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết kết hợp lối sống khoa học giúp đôi mắt bé luôn được sáng khỏe.