Khô miệng là một triệu chứng rất thường gặp, một người sẽ bị khô miệng nhiều lần trong đời. Khô miệng không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe.
Khô miệng là bệnh gì?
Khô miệng là tình trạng miệng khô một cách bất thường. Thông thường, tình trạng này là do tuyến nước bọt suy giảm bài tiết và tác dụng phụ của thuốc. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến tuyến nước bọt cũng có thể gây khô miệng, nhưng trường hợp này ít xảy ra hơn.
Nguyên nhân gây khô miệng
- Mất nước: Khô họng, khát nước có thể do uống quá ít nước hoặc lao động, vận động nặng… cơ thể bị mất nước sẽ không tạo ra lượng nước bọt bình thường gây khô họng.
- Bệnh viêm xoang: Các chất nhầy, dịch mủ xoang chảy ngược xuống họng dẫn đến miệng khô, rát cổ họng và ho có đờm, muốn khạc nhổ liên tục kèm đau nhức tại vị trí xoang viêm.
- Viêm amidan: Biểu hiện ban đầu là cảm giác khô, rát, nóng ở trong họng, nhất là vị trí amidan bị sưng to, viêm tấy, đau nhói lên tai, đau tăng lên rõ rệt khi nuốt, khi ho.
- Cảm cúm, cảm lạnh: Triệu chứng khá đặc trưng của bị cảm là khiến họng khô ngứa, khô khan và khó chịu. Trong trường hợp do siêu vi khuẩn xâm nhập có thể dẫn đến các đợt viêm họng cấp, sốt cao, mệt.
- Viêm thanh quản: Bệnh thường gặp ở những ngời nói nhiều, nói to, nói liên tục sẽ làm cho thanh quản bị tổn thương, phù nề dẫn đến họng đau rát và khô miệng, có cảm giác vướn và tằng hắn liên tục cảm giác sẽ đỡ hơn.
- Hút thuốc lá: Có rất nhiều lí do để bỏ thuốc lá, trong đó có khô miệng. Bản thân hút thuốc lá không gây khô miệng, nhưng nó lại khiến cho tình trạng khô miệng vốn có tồi tệ hơn.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc điều trị có thể gây tác dụng phụ là chứng khô miệng, điển hình là các thuốc giảm đau và nhóm thuốc giãn cơ.

Yếu tố nguy cơ
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh, chẳng hạn như:
- Lão hóa: Quá trình lão hóa không hẳn là nguyên nhân gây ra vấn đề này. Tuy nhiên, những người lớn tuổi dùng thuốc có thể bị khô miệng và có nhiều khả năng mắc các bệnh khác gây ra khô miệng.
- Lối sống: Hút thuốc hoặc dùng thuốc lá nhai có thể tăng triệu chứng khô miệng.
- Mất nước: Một số tình trạng dẫn đến mất nước, như sốt, đổ mồ hôi quá nhiều, nôn mửa, tiêu chảy, mất máu và bỏng cũng có thể gây khô miệng.
Triệu chứng của khô miệng
Đây là những triệu chứng thường gặp của khô miệng:
- Cảm giác khô, dính trong miệng.
- Khát nước thường xuyên.
- Rát miệng, rát hoặc nứt da quanh góc miệng, nứt môi.
- Khô họng.
- Cảm giác nóng và đau như kim châm trong miệng, đặc biệt là ở lưỡi.
- Lưỡi đỏ, khô.
- Khó nói, khó nếm thức ăn và khó nhai, nuốt.
- Giọng khàn, khô mũi, rát họng.
- Hơi thở có mùi.
Biến chứng của bệnh
- Viêm tấy, áp xe amidan: Bên trong họng xuất hiện các ổ mủ gây sưng đau, sốt rất cao, khó há miệng, thở khò khè, thay đổi giọng nói,… Nếu để lâu, ổ áp xe vỡ sẽ gây nhiễm trùng lan rộng, thậm chí rò dịch qua da.
- Viêm nhiễm các cơ quan xung quanh: Vi khuẩn, virus gây bệnh lý ở họng có thể lây lan gây viêm thanh quản, viêm tiểu phế quản, viêm xoang, viêm tai giữa, thậm chí viêm màng não, viêm cầu thận, viêm cơ tim, nhiễm trùng huyết,…
- Ung thư vòm họng: Các tế bào niêm mạc họng bị tổn thương lâu ngày dẫn đến thay đổi cấu trúc bất thường, hình thành các khối u ác tính, gây nguy hại tính mạng bệnh nhân.
Cách điều trị khô miệng
Tăng lượng chất lỏng
Để tuyến nước bọt sản xuất và duy trì nước bọt cung cấp, cơ thể cần được cung cấp đủ lượng nước cần thiết trong suốt cả ngày. Mỗi ngày mỗi người nên uống tối thiểu trng điều kiện bình thường 1,5 – 2 lít nước, có thể nhiều hơn ở những đối tượng hoạt động thể chất nhiều, ra nhiều mồ hôi.
Duy trì sức khỏe răng miệng
Chứng khô miệng có thể xuất phát từ các vấn đề răng miệng, vì thế hãy đảm bảo vệ sinh sạch sẽ bằng cách:
- Dùng dưỡng ẩm môi, giữ cho môi không bị khô và nứt nẻ.
- Đánh răng sau bữa ăn, làm sạch thức ăn thừa và mảng bám bằng kem đánh răng có chứa Flour và chỉ nha khoa.
Thở bằng mũi
Một cách hiệu quả để ngăn ngừa chứng khô miệng, đặc biệt là khô miệng do thời tiết khô hanh, thiếu ẩm là thở hoàn toàn bằng mũi. Song nhiều người không có thói quen này, nhất là thở về ban đêm, chứng ngáy ngủ càng làm cho tình trạng khô miệng nghiêm trọng hơn.
Sử dụng máy tạo độ ẩm
Ở nhà, và đặc biệt là vào ban đêm, việc sử dụng máy tạo độ ẩm đạt được độ ẩm tối ưu giúp cải thiện các triệu chứng khô miệng. Tốt hơn là sử dụng hơi lạnh để tránh môi trường thậm chí còn khô hơn.
Thực phẩm hộ trỡ khô miệng
- Cây lô hội: Dùng nước ép cây lô hội để súc miệng vài lần trong ngày hoặc uống trực tiếp có tác dụng kích thích vị giác, bảo vệ niêm mạc miệng rất tốt. Ngoài ra, nếu khô miệng nghiêm trọng, nhất là trong những ngày thời tiết khô thì có thể bôi gel lô hội trong và ngoài miệng, sau đó rửa sạch bằng nước.
- Gừng: Nhai một ít gừng tươi là cách tự nhiên mà hiệu quả để cải thiện tình trạng khô miệng, ngoài ra nên duy trì thói quen uống trà gừng mỗi ngày.
- Nhai kẹo cao su không đường: Nhai kẹo cao su là cách rất tốt để tuyến nước bọt hoạt động nhiều hơn, giữa cho miệng luôn ẩm và sạch. Tuy nhiên nên sử dụng kẹo cao su không đường để ngừa sâu răng.
- Nước chanh: Nước chanh không chỉ có tác dụng khử mùi, làm sạch miệng mà còn thúc đẩy quá trình sản xuất nước bọt. Từ đó hơi thở hôi và tình trạng khô miệng sẽ được loại bỏ, có thể nhâm nhi nước chanh cùng mật ong để dễ uống hơn và bảo vệ dạ dày, răng miệng khỏi nồng độ acid cao.

Cách phòng ngừa khô miệng
- Để cải thiện các triệu chứng khô miệng của bạn và giữ cho răng của bạn khỏe mạnh, bạn nên:
- Nhai kẹo cao su không đường hoặc ngậm kẹo cứng không đường.
- Hạn chếlượng caffeine. Caffeine có thể khiến chứng khô miệng của bạn trầm trọng hơn
- Tránh các loại thực phẩm có đường hoặc có tính acid vì chúng làm tăng nguy cơ sâu răng.
- Chải răng với kem đánh răng có chứa fluoride để ngừa sâu răng .
- Không sử dụng nước súc miệng có chứa cồn vì cồn có thể làm khô miệng.
- Ngưng hút thuốc lá.
- Uống từng ngụm nước hoặc ngậm mẩu nước đá trong suốt cả ngày để làm ẩm miệng của bạn và uống nước trong bữa ăn để hỗ trợ nhai và nuốt.
- Hít thở bằng mũi của bạn. Điều trị bệnh nghẹt mũi nếu có.
- Thêm độ ẩm không khí vào ban đêm với máy tạo độ ẩm trong phòng.
- Để ý và đến một số thuốc có phản ứng phụ làm khô miệng để tránh.
Khô miệng đã được chứng minh là có ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng và sức khỏe nói chung của con người. Điều trị khô miệng tương đối phức tạp và chủ yếu là điều trị triệu chứng. Vậy nên, khi thấy dấu hiệu khô miệng, bệnh nhân cần đến sớm để thăm khám, phát hiện bệnh kịp thời và có phương hướng điều trị cụ thể để cơ thể được khỏe mạnh toàn diện.