Sỏi thận là bệnh lý phổ biến ở nước ta. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất ở người lớn tuổi. Sỏi thận chiếm tới 50% những bệnh lý về sỏi. Bệnh rất dễ tái phát, gây ra nhiều biến chứng, nguy hiểm nhất là suy thận.
Sỏi thận bao nhiêu mm thì nguy hiểm?
Bệnh nhân nên uống nhiều nước và thường xuyên vận động. Nhảy dây là một lựa chọn rất tốt. Sỏi có thể rời ra và tăng cơ hội tự đào thải, nhất là những sỏi thận đài dưới.
Khi sỏi thận mới hình thành chưa gây ra biến chứng, đường tiểu rộng rãi, không bị dị dạng và hẹp bẩm sinh…, cơ thể có thể đi tiểu ra sỏi 2-3 mm, thậm chí lên tới 8-9 mm. Bác sĩ có thể giúp bệnh nhân dễ tiểu hơn, bằng cách cho uống nhiều nước và thuốc kháng viêm… để nội mạc đường tiểu không phù nề cản trở sỏi.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định người bệnh sử dụng thuốc làm giãn nở ống tiểu để dễ dàng tống sỏi thận ra khỏi cơ thể. Vậy nên, không phải tất cả viên sỏi đều phải phẫu thuật. Rất nhiều trường hợp có thể điều trị bằng thuốc.
Biến chứng của sỏi thận
Sỏi thận kích thước lớn hoặc một số sỏi thận có hình thái, tính chất đặc biệt có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Các biến chứng sỏi thận bao gồm:
- Tắc đường tiểu: Sỏi thận chèn ép làm tắc đường tiểu dẫn đến ứ đọng và cản trở bài xuất nước tiểu.
- Nhiễm trùng tiết niệu: Sỏi di chuyển gây cọ xát, phù nề đường niệu, là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập, gây ra tình trạng nhiễm trùng tiết niệu.
- Thận ứ nước: Tình trạng tắc đường tiểu do sỏi thận khiến cho thận ứ nước, có thể gây suy thận cấp, lâu dần thành suy thận mạn.
- Suy thận: Sỏi thận có thể gây suy thận do thận ứ nước, nhiễm trùng đường tiểu nặng,…
- Vỡ thận: Thận ứ nước mức độ nặng do sỏi có thể khiến thận bị vỡ, tuy nhiên biến chứng này rất hiếm gặp.
Những phương pháp điều trị sỏi thận
Với sự phát triển của y học hiện đại, nhiều phương pháp điều trị sỏi thận đã được ra đời phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng bệnh nhân. Các phương pháp điều trị sỏi thận bao gồm:
- Tán sỏi bằng sóng ngoài cơ thể (ESWL): Đây là phương pháp điều trị ít xâm lấn, an toàn và hiệu quả nếu được chỉ định đúng. Kỹ thuật được thực hiện nhờ kích hoạt sóng xuyên qua da nhằm mục đích phá vỡ viên sỏi thành các mảnh nhỏ để chúng có thể theo nước tiểu bài xuất ra ngoài.
- Phẫu thuật nội soi tán sỏi thận qua da: Bác sĩ xuyên kim nhỏ qua da tại vùng hông lưng để vào thận dưới sự hướng dẫn của siêu âm hoặc X-quang, sau đó tiến hành tán vỡ sỏi thận bằng tia laser, sóng siêu âm,…
- Nội soi tán sỏi thận ngược dòng bằng ống soi mềm: Tiến hành đưa ống soi mềm qua đường tiểu đến niệu quản, đi tiếp lên đến bể thận, từ đó vào các đài thận, sau đó tán vụn sỏi thận bằng tia laser và lấy ra ngoài.
- Nội soi tán sỏi bằng ống soi cứng: Tiến hành đưa máy soi vào bàng quang đến lỗ niệu quản, sau đó dùng dây dẫn luồn qua niệu quản, tiếp cận sỏi và thực hiện tán sỏi.
Phòng ngừa sỏi thận
Để giúp hạn chế sỏi thận lớn hơn và ngăn ngừa hình thành sỏi mới, bạn nên:
- Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để đi tiểu thường xuyên hơn, làm loãng nước tiểu, loại bỏ được sự tích tụ của các chất có thể gây sỏi thận. Bạn có thể uống thêm nước chanh tươi cũng rất tốt.
- Hạn chế lượng muối và protein trong chế độ ăn uống.
- Hạn chế đồ ngọt và nước ngọt, đồ uống có ga.
- Giảm cân bằng một chế độ ăn uống lành mạnh và tăng cường vận động. Nên hạn chế thực phẩm giàu oxalat gồm rau chân vịt, dâu tây, trà, đậu Hà Lan khô, bơ hạt, các loại hạt, cám mì nếu loại sỏi bạn mắc phải là sỏi canxi.
- Dùng một số loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ để giảm mức độ các chất tạo tinh thể trong nước tiểu và ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận.
- Xây dựng lối sống lành mạnh, an toàn cho sức khỏe.
- Tránh thức khuya, stress, căng thẳng,…
Sỏi thận bao nhiêu mm thì phải mổ là một trong những vấn đề mà nhiều người quan tâm. Hãy lựa chọn những địa chỉ điều trị uy tín để đảm bảo chất lượng cũng như an toàn tốt nhất trong suốt quá trình điều trị.
Leave a reply