Các dấu hiệu bất thường ở móng tay có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý và vấn đề sức khỏe. Trong đó, chứng loạn dưỡng móng với các biến dạng móng tay là một tình trạng rất thường gặp, là dấu hiệu cảnh báo cho nhiều bệnh nhân.
Móng loạn dưỡng là gì?
Loạn dưỡng móng (nail dystrophy) mô tả những biến dạng bất thường xảy ra trong quá trình hình thành móng tay hoặc móng chân, thường là kết quả từ nhiễm nấm, chấn thương hay do bệnh da liễu như vẩy nến, viêm da cơ địa, lichen phẳng. Các bất thường này có thể ở đĩa móng (nail plate), giường móng (nail bed) hay mạng lưới mạch máu dưới móng (nail matrix).
Móng cũng được xem là phần phụ của hệ da cùng với tuyến mồ hôi, bã nhờn và cơ làm dựng đứng lông, nổi da gà (arrector pili). Do đó, loạn dưỡng móng thường do các bác sĩ da liễu điều trị.
Nguyên nhân gây bệnh
Hai bệnh do nhiễm trùng thường gây ra tình trạng loạn dưỡng móng là nấm móng và vẩy nến. Móng bị nhiễm nấm thường đổi màu và thay móng mới, tương tự như tình trạng móng liên quan đến chấn thương.
Nhiễm nấm thường xảy ra ở chân vì độ ẩm, nhiệt độ tăng lên khi mang vớ, giày. Nấm dễ xâm nhập qua vết xước nhỏ trên da, thường ở gần lớp biểu bì của móng chân.
Nhiễm nấm thường xảy ra ở chân vì độ ẩm, nhiệt độ tăng lên khi mang vớ, giày. Nấm dễ xâm nhập qua vết xước nhỏ trên da, thường ở gần lớp biểu bì của móng chân.
Dấu hiệu loạn dưỡng móng
Loạn dưỡng móng biểu hiện từ những dấu hiệu bất thường trong hình dạng và kết cấu của móng, bao gồm:
- Móng trở nên thô ráp, dày lên hay dễ gãy.
- Một số móng bị biến dạng, có hình dáng bất thường.
- Trên móng có những rãnh dọc, sần sùi và móng bị tách ra.
- Móng không còn bóng và có thể chuyển sang màu trắng đục, xám.
- Móng tay mất độ bóng và có thể chuyển sang màu trắng xám đục như bùn, màu vàng hoặc xanh.
Các loại biến dạng móng thường gặp
- Móng dạng gồ ghề.
- Móng lõm hình muỗng.
- Màu sắc móng nhợt nhạt.
- Móng có màu vàng.
- Móng nham nhở và lởm chởm.
- Móng xuất hiện sọc đen.
- Các đốm trắng trên móng.
- Sọc trắng ngang xuất hiện ở gốc móng.
Người bị loạn dương nên bổ sung
Biotin
Biotin là vitamin B hỗn hợp, nó còn được gọi là vitamin B7, coenzyme R và vitamin H. Biotin giúp tế bào khỏe mạnh phát triển và hỗ trợ quá trình chuyển hóa protein. Nó sẽ tạo ra acid amino thiết yếu cho móng tay.
Chất biotin thường có trong gan động vật chất này cũng có trong lồng đỏ trứng, sản phẩm từ sữa, men, cá hồi, bơ, khoai lang, hạt và súp lơ xanh.
Magie
Magie là chất tinh khiết xuất hiện ở hơn 300 phản ứng hóa học của cơ thể, trong đó có quá trình sinh tổng hợp protein.
Yến mạch nguyên chất đặc biệt là lúa mì chứa nhiều magie. Rau xanh như quinoa, hạt óc chó, hạt điều, đậu phộng, edamame và đậu đen cũng cung cấp nhiều magie cho cơ thể.
Vitamin C
Vitamin C là chất thiết yếu trong việc tạo ra collagen. Collagen là một loại protein hỗ trợ nhiều mô hình thành đúng và có đủ lực mạnh để cấu tạo nên móng tay, tóc và răng.
Sắt
Sắt chứa nhiều tế bào hồng cầu, hồng cầu giúp oxy đi thông qua dạ dày và các tế bào khác trong cơ thể.
Cơ thể chúng ta hấp thụ sắt từ thịt bò, thịt gà, cá và trứng nhiều hơn từ rau xanh, đậu, hạt và các loại thực phẩm tăng cường khác.

Chăm sóc móng bị loạn dương
- Dưỡng ẩm móng hàng ngày bằng kem dưỡng ẩm.
- Hạn chế sơn tẩy móng tay.
- Cắt tỉa móng đúng cách.
- Tránh sử dụng móng tay như một loại công cụ.
- Tránh để móng tiếp xúc trực tiếp với hóa chất tẩy rửa.
- Tránh rửa tay quá nhiều và đừng quên bôi kem tay sau đó.
- Không cắn móng tay.
- Uống nhiều nước giúp móng tay được mềm mại, tránh bị khô và hư tổn.
- Ăn nhiều rau xanh và hoa quả: Bởi vì rau xanh và hoa quả có chứa nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho việc nuôi dưỡng móng.
- Ngủ đủ giấc không những khiến bạn khỏe mạnh hơn mà còn giúp toàn bộ cơ thể, trong đó có móng, đều đẹp lên.
Bệnh loạn dưỡng móng chủ yếu là gây mất thẩm mỹ, không nguy hiểm đến sức khỏe. Để bệnh không nặng lên, người bệnh không được rửa tay với xà phòng, không tiếp xúc trực tiếp với hóa chất tẩy rửa, không sơn móng tay, cắt da, không sử dụng thuốc tùy tiện. Khi làm việc, tiếp xúc với nước nên đeo bao tay. Nên bổ sung nhiều thực phẩm có chứa caroten như cà rốt, đu đủ, bí đỏ, gấc.