Loạn thị là tật khúc xạ phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Loạn thị xảy ra khi hình ảnh quan sát khi đi vào mắt không hội tụ ở võng mạc, trẻ nhìn mọi vật trở nên mờ ảo. Loạn thị ở trẻ nhỏ nếu không được điều trị sớm có thể gây chứng nhược thị, mù lòa.
Loạn thị ở trẻ em là bệnh gì?
Loạn thị là một tật khúc xạ thường gặp, xảy ra khi hình ảnh quan sát sau khi đi vào mắt không thể hội tụ ở võng mạc, gây ra nhìn mờ.
Loạn thị ở trẻ nhỏ xảy ra có nguyên nhân chủ yếu là do giác mạc bị biến dạng. Giác mạc là bộ phận trong suốt, hình chỏm cầu nằm phía trước nhãn cầu, cho phép ánh sáng đi vào mắt. Giác mạc khi biến dạng (không còn giữ được độ cong của nó nữa) sẽ khiến các tia sáng đi vào mắt hội tụ ở nhiều điểm khác nhau gây ra loạn thị. Ngoài ra, loạn thị còn gây ra bởi độ cong bất thường của thủy tinh thể.
Nguyên nhân gây ra loạn thị ở trẻ nhỏ
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh loạn thị là do sự biến dạng của giác mạc. Thông thường, bề mặt giác mạc có hình cầu, nhưng khi bị loạn thị, giác mạc sẽ có độ cong không đều. Điều này làm cho người bệnh khi nhìn hình ảnh của một số đồ vật bị mờ, nhòe.
Bệnh loạn thị xảy ra cũng có thể là do trẻ nhỏ bị di truyền từ bố mẹ hoặc do sự tác động của các yếu tố bên ngoài như thói quen xem các thiết bị điện tử quá lâu, chế độ ăn uống nghèo nàn các chất dinh dưỡng,…
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác gây loạn thị ở trẻ nhỏ như mắc các bệnh tổn thương mắt, bị cận thị hoặc viễn thị quá nặng hoặc bị chấn thương mắt sau phẫu thuật.

Biểu hiện của loạn thị ở trẻ nhỏ
Các triệu chứng của loạn thị bao gồm:
- Mắt nhìn mờ, có thể nhìn mờ cả xa lẫn gần, nhìn hình ảnh bị nhòe hoặc méo mó.
- Nhức đầu và mỏi mắt (vùng trán và thái dương).
- Nhìn phải nheo mắt.
- Chảy nước mắt, mắt bị kích thích.
- Khi nhìn một vật có hai hoặc ba bóng mờ.
Loạn thị ở trẻ nhỏ có ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập, vui chơi của trẻ nhỏ, vì vậy cha mẹ cần theo dõi kỹ càng, nên cho trẻ khám mắt định kỳ (6 tháng/lần). Những đứa trẻ bị nặng hơn cần khám theo lịch hẹn của bác sĩ để trẻ được theo dõi và điều chỉnh hợp lý.
Điều trị tật loạn thị
Đeo kính loạn thị hoặc kính áp tròng
Sử dụng kính là phương pháp phổ thông nhất để hạn chế ảnh hưởng của tật loạn thị. Thấu kính loạn thị được thiết kế hình cầu để giúp tia sáng tụ lại một điểm, và giúp điều chỉnh tầm nhìn xa gần nếu người bị loạn thị có mắc các tật cận thị hoặc viễn thị kèm theo.
Kính Ortho – K (Orthokeratology)
Đây là một loại kính áp tròng dạng cứng dành cho người bị loạn thị nặng với chức năng điều chỉnh và định hình giác mạc trong thời gian chờ phẫu thuật. Kính Ortho – K chỉ cần đeo vào ban đêm, và không nên bỏ khỏi mắt quá lâu để tránh trường hợp giác mạc về hình dạng lỗi.
Phẫu thuật giác mạc
Được sử dụng nếu như phương pháp trên không có hiệu quả. Phương pháp này sử dụng tia laser và dao vi phẫu để định hình lại giác mạc.

Các biện pháp phòng ngừa loạn thị ở trẻ nhỏ
Đôi mắt là thứ quan trọng nhất đối với con người, vì vậy cha mẹ nên để ý và chăm sóc cho con mình một cách chu đáo để bé không bị mắc bệnh loạn thị. Một số biện pháp phòng ngừa mà cha mẹ có thể tham khảo là:
- Khi ngồi học, hãy hướng dẫn trẻ ngồi đúng tư thế, lưng thẳng, mặt cách mặt bàn khoảng 30cm và bàn ghế học tập phù hợp với lứa tuổi của trẻ nhỏ.
- Trong phòng của bé phải có điều kiện ánh sáng vừa đủ, không quá tối hoặc quá chói.
- Hạn chế cho trẻ xem tivi, máy tính, điện thoại quá nhiều.
- Cân bằng giữa thời gian học và thời gian vui chơi giải trí ở ngoài trời.
- Bổ sung dinh dưỡng, vitamin, các thực phẩm giàu Lutein, Zeaxanthin, kẽm, axit béo Omega – 3,… sẽ giúp tăng sức đề kháng, củng cố cấu trúc giác mạc và điểm vàng.
- Nếu thấy mắt bé có những biểu hiện lạ, hãy cho bé đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để mắt được chữa trị kịp thời, tránh để cho bé gặp các biến chứng về mắt.
Loạn thị gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sinh hoạt, học tập và sự phát triển thể chất về sau của trẻ. Do vậy, nếu thấy các dấu hiệu của loạn thị ở trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần đưa con đến các trung tâm y tế để có phương pháp chữa trị hiệu quả nhất, giúp bảo vệ đôi mắt sáng khỏe của con trẻ nhé!
Leave a reply