Mất ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không đủ giấc. Tình trạng này có thể diễn ra trong thời gian ngắn từ một đêm đến vài tuần, thậm chí kéo dài đến vài tháng. Nếu không cải thiện tình trạng mất ngủ có thể gây ra những ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như năng suất làm việc.
Mất ngủ kéo dài là bệnh gì?
Mất ngủ kéo dài (tên tiếng anh là insomnia) là tình trạng rối loạn giấc ngủ khiến người bệnh gặp các vấn đề về sức khỏe, tinh thần giảm sút và tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác nhau liên quan tới thần kinh, tim mạch.
Theo Học viện Y học giấc ngủ Mỹ, ước tính có khoảng 10% người trưởng thành bị mất ngủ kéo dài và từ 15 -35% người trưởng thành bị chứng mất ngủ cấp tính diễn ra trong vài ngày, vài tuần, thậm chí lên đến 3 tháng. Thực tế, chứng mất ngủ có thể xảy ra với bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào.
Nguyên nhân của bệnh mất ngủ kéo dài
- Các vấn đề về sức khỏe khác chẳng hạn như bệnh viêm khớp, hen suyễn, đau mạn tính, ngưng thở khi ngủ và các bệnh về thần kinh – tâm lý như trầm cảm, lo lắng, tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực, bệnh Parkinson…
- Sử dụng rượu bia, chất kích thích: Các loại đồ uống có cồn như bia rượu hoặc chất uống chứa caffeine như cà phê thường làm hưng phấn hệ thần kinh và dẫn đến hậu quả rối loạn giấc ngủ.
- Thuốc: Một số nhóm thuốc có thể là nguyên nhân của bệnh mất ngủ kéo dài khi bị lạm dụng như thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp, corticoid, thuốc chống trầm cảm,…
- Lệch múi giờ hoặc thói quen sinh hoạt không hợp lý cũng có thể gây mất ngủ.
- Môi trường sống ô nhiễm, nhất là ô nhiễm tiếng ồn do xe cộ hoặc các công trình đang thi công phá hỏng giấc ngủ của người dân.

Triệu chứng mất ngủ kéo dài
Bệnh mất ngủ kéo dài có nhiều biểu hiện khác nhau trên lâm sàng, thay đổi tùy theo từng đối tượng. Tuy nhiên, người bệnh có thể nhận biết và phát hiện tình trạng này thông qua một số triệu chứng mất ngủ kéo dài như sau:
- Đau đầu: Nguyên nhân gây đau đầu khi mất ngủ kéo dài được cho là do tế bào thần kinh không được cung cấp đủ máu, căng thẳng thần kinh. Triệu chứng đau đầu thường xuất hiện vào ban đêm và càng khiến bệnh mất ngủ kéo dài diễn tiến xấu hơn. Tuy nhiên, cũng có người trải qua cảm giác đau đầu vào buổi sáng sau một đêm không ngon giấc.
- Mệt mỏi, chán ăn: Khi không ngủ ngon, cơ thể không được hồi phục năng lượng nên thường cảm thấy mệt mỏi uể oải và mất cảm giác thèm ăn.
- Mất ngủ vào buổi tối: Người bệnh thường khó đi vào giấc ngủ, dễ tỉnh giấc giữa đêm nhưng khó ngủ lại hoặc thức dậy sớm vào buổi sáng. Cảm giác mệt mỏi, đau đầu, tinh thần căng thẳng vừa là nguyên nhân mất ngủ kéo dài, vừa có thể là hậu quả của tình trạng rối loạn giấc ngủ.
- Mất ngủ vào buổi trưa: Bình thường chúng ta được khuyến khích ngủ một giấc ngắn khoảng 30-60 phút vào buổi trưa để tái tạo năng lượng. Tuy nhiên, với những người mắc bệnh mất ngủ kéo dài thì một giấc ngủ ngắn cũng gặp khó khăn, khiến tinh thần khó chịu và cơ thể uể oải hơn.
- Suy giảm trí nhớ, khó tập trung vào công việc và học tập: Đây là dấu hiệu đáng báo động, lúc này bệnh mất ngủ kéo dài đã thực sự ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và cần được điều trị càng sớm càng tốt.
- Các rối loạn tâm lý kèm theo: Nguy cơ mắc các rối loạn tâm thần kinh, trong đó trầm cảm khá thường gặp khi bị triệu chứng mất ngủ kéo dài hành hạ.
- Chất lượng giấc ngủ suy giảm: Khó vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ, dậy quá sớm, ngủ dậy vẫn thấy mệt, tỉnh dậy nhiều lần trong giấc ngủ (mỗi lần 30 phút).
Biến chứng mất ngủ ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?
Cơ thể và bộ não của con người cần nghỉ ngơi thông qua giấc ngủ để chúng có thể tự sửa chữa. Giấc ngủ cũng rất quan trọng cho việc học và lưu giữ những kỷ niệm. Nếu chứng mất ngủ kéo dài mà không được can thiệp sẽ gây ra một số biến chứng như:
- Nguy cơ cao mắc những vấn đề sức khỏe khác như: đái tháo đường, huyết áp cao, béo phì và trầm cảm,…
- Nguy cơ ngã cao.
- Khó lấy nét.
- Sự lo ngại.
- Gắt gỏng.
- Thời gian phản ứng chậm có thể dẫn đến tai nạn giao thông.
Cách chữa bệnh mất ngủ kéo dài do suy nhược thần kinh
Ngoài ra, bạn cần xây dựng thói quen hình thành giấc ngủ ngon bằng những mẹo sau đây:
- Hãy cố gắng đi ngủ và thức dậy vào một giờ nhất định. Ngoài ra, bạn cần hạn chế việc ngủ trưa hoặc chỉ ngủ ngắn khoảng 15 – 20 phút vào buổi trưa.
- Tránh sử dụng điện thoại, iPad trước khi đi ngủ. Các thiết bị này phát ra ánh sáng có thể khiến bạn khó ngủ hơn.
- Tránh dùng các thức uống có chứa caffeine (trà, cà phê…), hút thuốc vào buổi tối. Caffeine và nicotin có trong thuốc lá là các chất kích thích có thể khiến bạn không ngủ được.
- Duy trì việc tập thể dục thường xuyên nhưng không nên tập sát giờ đi ngủ bởi việc này có thể khiến bạn khó ngủ. Theo các chuyên gia, bạn không nên tập thể dục ít nhất khoảng 1 – 2 giờ trước khi đi ngủ.
- Không ăn nhiều vào cuối ngày. Bạn có thể ăn một món ăn nhẹ hoặc uống một ly sữa ấm trước khi đi ngủ.
- Phòng ngủ thoải mái: Đảm bảo phòng ngủ của bạn tối, yên tĩnh, nhiệt độ không quá nóng hoặc quá lạnh. Nếu phòng ngủ quá ồn (gần đường giao thông, đường ray xe lửa…), bạn có thể dùng nút tai chống ồn để dễ ngủ hơn.
- Thực hiện các việc bạn thường làm trước khi đi ngủ: vệ sinh cá nhân, tắm rửa sạch sẽ, đọc sách, nghe nhạc nhẹ du dương, nằm thẳng hít thở sâu, thực hiện phương pháp đếm cừu…
- Nếu bạn không thể ngủ và không cảm thấy buồn ngủ, hãy ngồi dậy và đọc sách hoặc làm việc gì đó không quá kích thích cho đến khi bạn cảm thấy buồn ngủ. Lưu ý, bạn không nên đọc sách có nội dung cuốn hút.
- Không ngủ nướng vào cuối tuần: Việc ngủ quá nhiều vào cuối tuần có thể khiến bạn khó ngủ vào các ngày khác trong tuần.

Phòng tránh chứng mất ngủ liên tục
Mất ngủ kéo dài có thể xảy ra ở người trẻ do căng thẳng liên tục và người lớn tuổi do tuổi tác cùng các bệnh lý đi kèm. Do đó, cần duy trì nhịp sinh học ổn định cũng như một thói quen ngủ tốt có thể giúp phòng ngừa chứng mất ngủ. Ngoài ra, một số biện pháp phòng ngừa tình trạng mất ngủ như:
- Đi ngủ vào cùng một giờ mỗi đêm và thức dậy vào cùng một giờ vào mỗi buổi sáng.
- Cố gắng không ngủ trưa quá lâu vào ban ngày, nhiều nhất là 60 phút.
- Không sử dụng thiết bị điện tử như điện thoại, tivi hoặc sách điện tử trước khi đi ngủ. Vì ánh sáng xanh từ những thiết bị này có thể khiến bạn khó ngủ hơn.
- Tránh caffeine, nicotine và rượu vào cuối ngày.
- Tập thể dục thường xuyên.
- Không ăn nhiều bữa vào cuối ngày hay ăn quá no vào buổi tối.
- Làm cho không gian phòng ngủ thoải mái: Tối, yên tĩnh và không quá ấm hoặc quá lạnh.
- Thực hiện một thói quen để thư giãn trước khi đi ngủ như đọc sách, nghe nhạc, đi tắm, hoặc ngồi thiền,…
- Không nên sử dụng giường cho bất cứ điều gì khác ngoài việc đi ngủ và tình dục.
- Nếu bạn không thể đi vào giấc ngủ và không buồn ngủ, hãy thức dậy và làm điều gì đó giúp tĩnh tâm, chẳng hạn như đọc sách cho đến khi bạn cảm thấy buồn ngủ.
- Nếu bạn có xu hướng nằm thao thức và lo lắng về mọi việc, hãy lập danh sách việc cần làm trước khi đi ngủ. Điều này có thể giúp bạn gạt mối bận tâm của mình sang một bên và thoải mái hơn trước khi ngủ.
Tình trạng mất ngủ được coi là bất thường khi kéo dài vài tuần cho tới vài tháng và có đi kèm với những triệu chứng khác như mệt mỏi, cáu gắt, buồn ngủ vào ban ngày,… Nếu tình trạng mất ngủ không được cải thiện sớm có thể gây ra những ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như năng suất làm việc của bạn. Vì vậy, hãy tập cho mình thói quen duy trì nhịp sinh học ổn định, nếu tình trạng mất ngủ xảy ra hãy đến cơ sở y tế để tìm ra vấn đề và có liệu pháp điều trị phù hợp.
Leave a reply