Mắt bị vàng là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy sức khỏe đang có vấn đề. Vậy khi xuất hiện mắt bị vàng thì có những gì cần phải lưu tâm?
Tại sao gây ra vàng mắt
Bilirubin là chất thải màu vàng được tìm thấy trong mật, chất lỏng làm từ gan giúp phân hủy chất béo. Mức bilirubin quá cao trong máu gây ra vàng da, vàng mắt.
Khi cơ thể bạn phân hủy các tế bào máu cũ, một trong những sản phẩm phụ được tạo ra là một hợp chất màu vàng gọi là “bilirubin”. Khi có quá nhiều bilirubin trong máu, nó có thể rò rỉ vào các mô xung quanh như mô da và mắt, khiến chúng vàng. Bệnh vàng da có những nguyên nhân khác nhau ở người lớn, trẻ em và trẻ sơ sinh.
Các bác sĩ giải thích rằng, nếu gan của bạn khỏe mạnh thì sẽ không có bất cứ vấn đề gì về việc xử lý bilirubin. Tuy nhiên, nếu bạn mắc một bệnh nào đó liên quan đến gan thì việc này sẽ cho phép bilirubin tích tụ trong máu, có thể làm da và mắt của bạn trở nên vàng.
Đôi mắt có thể nói lên rất nhiều về một người,cung cấp những thông tin về tình trạng sức khỏe tổng thể của cơ thể. Khi lòng trắng của mắt chuyển sang màu vàng, nó thường là dấu hiệu thông báo có điều gì đó đang xảy ra trong cơ thể bạn gây ra chứng vàng da, vàng mắt. Bệnh vàng da là nguyên nhân khiến cho lòng trắng trong mắt của bạn chuyển sang có màu vàng.
Vàng mắt gắn liền với bệnh gì?
Bệnh lý thường gặp nhất mà có thể gây ra vàng mắt bao gồm:
- Viêm tụy cấp, hay nhiễm trùng tụy.
- Một số loại ung thư, gồm cả ung thư gan, tụy và túi mật.
- Thiếu máu tan huyết, rối loạn máu bẩm sinh xảy ra khi máu thiếu các hồng cầu khỏe mạnh
- Sốt rét, một loại nhiễm trùng máu do muỗi gây ra.
- Một số rối loạn máu ảnh hưởng đến việc sản xuất và vòng đời của hồng cầu, gồm cả thiếu máu hồng cầu hình liềm.
- Rối loạn di truyền hiếm gặp ảnh hưởng đến cách gan xử lý bilirubin.
Các bệnh và thuốc khác có thể gây vàng mắt:
- Bệnh tự miễn tấn công hệ miễn dịch của cơ thể. Vi-rút viêm gan A, B và C có thể lây nhiễm cho tế bào gan, gây ra viêm gan cấp tính (ngắn hạn) hoặc mạn tính (dài hạn) và vàng mắt.
- Vàng da tắc nghẽn có thể xảy ra khi một hoặc nhiều ống vận chuyển mật từ gan đến túi mật để tích trữ bị sỏi túi mật làm tắc. Khi mật không thể chảy đúng cách, nó tích tụ trong máu.
- Xơ gan, đây là giai đoạn muộn khi gan hình thành sẹo, làm giảm khả năng lọc bilirubin của gan. Xơ gan do nhiều dạng bệnh gan gây ra, bao gồm viêm gan, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và chứng nghiện rượu mạn tính – tất cả trong số này đều có thể gây vàng mắt.
- Một số loại thuốc – gồm cả acetaminophen không kê toa (khi dùng quá liều) và thuốc kê toa như penicillin, thuốc tránh thai dạng uống, chlorpromazine và steroid đồng hóa – cũng có thể gây vàng mắt.
Điều trị vàng mắt
Điều trị vàng mắt tập trung vào điều trị bệnh lý nền. Mặc dù vàng mắt có thể là dấu hiệu rõ ràng nhất của một số bệnh lý nhưng các triệu chứng khác kèm theo đổi màu mắt cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định bản chất của vấn đề sức khỏe này.
Người ta xác định phương pháp điều trị vàng mắt thông qua một số xét nghiệm, gồm cả xét nghiệm đo lượng bilirubin trong máu, tổng phân tích tế bào máu và các xét nghiệm gan khác. Kết quả xét nghiệm, cùng với việc xem xét các triệu chứng, bệnh sử, khám thực thể và có thể là kiểm tra hình ảnh, sẽ giúp khẳng định chẩn đoán chính xác.
- Nếu phát hiện nguyên nhân nền gây ra vàng mắt là một loại nhiễm trùng như viêm gan C hoặc sốt rét, họ có thể kê thuốc kháng sinh, thuốc kháng nấm hoặc kháng vi-rút.
- Nếu chẩn đoán là do dùng rượu hoặc ma túy, hãy bỏ những chất này để bắt đầu quá trình lành bệnh.
Chế độ ăn cũng đóng vai trò quan trọng. Gan xử lý và biến đổi hầu hết các chất dinh dưỡng đã tiêu hóa, và hoạt động nhiều hơn khi thức ăn khó tiêu. Thức ăn này bao gồm lượng lớn đường tinh chế, muối và chất béo bão hòa.
Những người bị bệnh vàng da được khuyên duy trì đủ nước và ăn nhiều thức ăn thân thiện với gan – trái cây và rau củ, ngũ cốc nguyên cám, protein nạc, các loại hạt và quả đậu.
Trong một số trường hợp, có thể cần phẫu thuật để điều chỉnh yếu tố góp phần gây ra, chẳng hạn như ống mật bị tắc. Sau khi gan được điều trị khỏi, bệnh vàng da và vàng mắt sẽ giảm.