Chế độ dinh dưỡng trong thời gian mang thai có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của thai nhi. Phụ nữ mang thai cần có chế độ ăn uống điều độ và đầy đủ. Vì vậy, mẹ bầu thường nhịn ăn hay bỏ bữa không những làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Mẹ bầu bỏ bữa gây ra những vấn đề sức khỏe như thế nào?
Hạ đường huyết, gây sảy thai
Khi mang thai, mẹ bầu thường yếu hơn bình thường, đặc biệt là 3 tháng đầu – Đây cũng là giai đoạn rất nhạy cảm. Nếu bỏ bữa sáng, chị em sẽ rất dễ bị hạ đường huyết, ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và thậm chỉ làm tăng nguy cơ sảy thai.
Tăng nguy cơ mắc bệnh về đường tiêu hóa
Khi mẹ bầu bỏ bữa sáng và đợi đến trưa mới ăn, đồng nghĩa với việc chị em đã để dạ dày trống rỗng trong một khoảng thời gian dài (suốt một đêm đến buổi trưa). Khoảng cách giữa các bữa ăn quá dài dẫn đến tình trạng tăng tiết axit trong dạ dày dẫn đến viêm loét dạ dày.
Mẹ bầu mệt mỏi và thiếu tập trung
Bữa sáng rất quan trọng, giúp cơ thể duy trì hoạt động trong suốt cả ngày dài, đồng thời cũng là nguồn cung cấp năng lượng để não bộ của chúng ta hoạt động tốt hơn. Vì thế, nếu mẹ bầu không ăn sáng đầy đủ, cơ thể sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi và rất khó khăn khi tập trung, phản ứng chậm vì thiếu lượng đường trong máu.
Làm tăng nguy cơ táo bón
Mẹ bầu không ăn bữa sáng cũng dễ dẫn đến tình trạng táo bón do rối loạn phản xạ đường tiêu hóa. Ngược lại, nếu ăn bữa sáng đầy đủ, cơ thể sẽ phản xạ tiêu hóa rất tốt, thúc đẩy nhu động ruột.
Ảnh hưởng đến thai nhi
Qua một đêm, cơ thể đã tiêu hao năng lượng và cần được bổ sung thêm dinh dưỡng để duy trì các hoạt động cho một ngày mới. Nếu không ăn sáng, mẹ bầu sẽ không thể có đủ dưỡng chất cho bản thân và để nuôi dưỡng thai nhi.
Những chất dinh dưỡng mẹ nên bổ sung
Đồng thời mẹ bầu cũng cần bổ sung 5 dưỡng chất không thể thiếu cho thai kỳ như sau:
- Lợi khuẩn (Probiotics): Giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng táo bón và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả trong suốt hơn 9 tháng mang thai. Và khi mẹ sinh bé, Probiotics sẽ được truyền sang con thông qua đường sinh, giúp bé có một đường ruột hoạt động tốt để khỏe mạnh, tránh đầy hơi, táo bón, đau bụng, trào ngược dạ dày… trong những năm đầu đời.
- Axit folic: Giúp bé phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ và tránh được các nguy cơ khuyết tật ống thần kinh mà phổ biến nhất là tật nứt đốt sống.
- Canxi: Bất cứ giai đoạn nào, bao gồm cả thời kỳ cho con bú, mẹ đều cần cung cấp đủ canxi và vitamin D cho cơ thể để giúp bé yêu phát triển tốt hệ xương và răng, đồng thời ngừa loãng xương cho mẹ.
- DHA: Loại axit béo omega-3 vô cùng quan trọng với tác dụng giúp phát triển trí não của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Không chỉ tốt cho trí não của trẻ mà DHA với đặc tính kháng viêm còn thúc đẩy quá trình phục hồi sau sinh của mẹ.
- Sắt: Đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy trong máu. Thiếu máu có thể gây nên những tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ như thiếu máu, mệt mỏi, chóng mặt, khả năng tập trung giảm sút.
Cải thiện việc mẹ bầu bỏ bữa
- Đầu tiên, bạn cần tạo ra những thời điểm có thể nghỉ ngơi trong ngày để đảm bảo bạn có thời gian để ăn.
- Tiếp theo, lựa chọn các món ăn lành mạnh như quả khô và các loại hạt.
- Hãy chuẩn bị thức ăn vào đêm trước để đề phòng ngày hôm sau quá bận rộn mà không ra ngoài mua đồ ăn được.
- Ăn từng khẩu phần nhỏ để tránh ngán.
- Đặt chuông báo mỗi vài giờ nhằm tránh việc quên mất.
Việc mẹ bầu bỏ bữa trong trong thai kỳ là không nên, cho dù có khó chịu thế nào đi chăng nữa, bạn hãy cố gắng ăn uống đầy đủ hoặc chia nhỏ mỗi khẩu phần, thay đổi món ăn để tránh tạo cảm giác ngán và kích thích sự ngon miệng nhé. Hãy bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp mẹ khỏe mạnh và bé được phát triển bình thường.