Móng là một phiến sừng mỏng ở tận cùng ngón chân hoặc ngón tay. Tương tự lông và tóc, móng cấu tạo chủ yếu từ keratin. Vẻ ngoài sáng bóng của móng là do bộ phận này có chứa chất béo và nước. Nhiều nguyên tố vi lượng khác như crom, kẽm cũng được thấy trong móng.
Móng mọc ngược là tình trạng gì?
Móng mọc ngược hay móng chọc thịt là tình trạng thân móng không mọc thẳng mà quặp lại như móng vuốt, cắm sâu vào phần thịt ở hai bên khóe ngón chân, gây đau nhức. Tình trạng này nếu không sớm chữa trị có thể dẫn đến nhiễm trùng xương và nhiễm trùng máu.
Nguyên nhân khiến móng chọc thịt
Các nguyên nhân gây ra tình trạng móng chọc thịt gồm:
- Cắt tỉa móng sai cách.
- Đi giày chật.
- Chấn thương nhỏ tái phát nhiều lần.
- Vệ sinh chân không kỹ.
- Bất thường bẩm sinh trong cấu trúc bàn chân.
- Bất thường về hình dạng do di truyền.
- Mắc một số bệnh lý.
- Tác dụng phụ của thuốc điều trị.
- Bệnh nấm móng, loạn dưỡng.

Triệu chứng khi bị móng chân mọc ngược
Giai đoạn sớm khi móng chỉ vừa mới chọc vào phần mô mềm quanh móng thì chỉ biểu hiện các triệu chứng sau:
- Phần da quanh móng trở nên sưng.
- Cảm giác đau ngón chân khi mang giày.
- Móng trở nên phù nề do bị tụ dịch.
Nếu không được xử lý thì phần mô mềm quanh móng sẽ bị nhiễm trùng với các biểu hiện sau:
- Da quanh móng trở nên đỏ, sưng phù nhiều.
- Cảm giác đau nhức tự nhiên, kể cả khi không mang giày.
- Chảy máu.
- Tụ mủ quanh móng.
- Mọc phần da mới bao phủ lên phía trên của móng khiến cho móng chìm sâu xuống da.
Phương pháp chẩn đoán
Bác sĩ sẽ kiểm tra móng có bị quặp hay không bằng cách sờ nắn bằng tay và ước lượng mức độ tổn thương, sau đó cho người bệnh thực hiện một vài xét nghiệm như:
- Đo nhiệt độ xem bạn có sốt hay không.
- Xét nghiệm máu để tìm ra dấu hiệu nhiễm trùng, đặc biệt là nếu có sốt kèm theo.
- Tiến hành siêu âm, đặc biệt là khi khi chảy mủ và dịch. Điều này sẽ giúp bác sĩ xem xét mức độ tổn thương nhiều hay ít, đã lan rộng chưa.
- Chụp X-quang xương thường thực hiện với trường hợp nặng, để lâu. Vi khuẩn có khả năng đã ăn sâu vào xương.
- Người bệnh sẽ cần nhiều xét nghiệm hơn nếu mắc bệnh nền như đái tháo đường, loét do tĩnh mạch…
Cách khắc phục tại nhà
- Nâng móng: Đối với trường hợp móng chọc thịt nhẹ, bác sĩ có thể tiến hành nâng cạnh móng chọc thịt cẩn thận và đặt bông, chỉ nha khoa hoặc thanh nẹp bên dưới móng. Việc này giúp tách móng ra khỏi phần da bên dưới và giúp móng mọc bên trên cạnh da. Hằng ngày, bệnh nhân cần ngâm ngón chân và thay vật dụng y tế tại nhà.
- Cắt bỏ một phần móng: Đối với trường hợp móng chọc thịt nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể cắt tỉa hoặc cắt bỏ một phần móng chọc thịt. Trước khi thực hiện thủ thuật này, bác sĩ có thể gây tê tạm thời ngón chân của bệnh nhân bằng cách tiêm thuốc gây tê.
- Cắt bỏ móng và giường móng: Nếu bệnh nhân bị tái phát tình trạng trên cùng một ngón chân, bác sĩ có thể đề nghị cắt bỏ một phần móng cùng với phần mô bên dưới. Thủ thuật này gọi là cắt bỏ một phần móng cùng với mầm móng bên hông ngón chân để ngăn ngừa phần móng này mọc trở lại.
Mẹo dân gian
- Sử dụng bông gòn: Nếu phần móng mọc ngược còn quá ngắn hay vì lý do nào đó mà bạn chưa thể cắt bỏ phần móng mọc và để giữ cho phần móng mọc ngược hơi tách ra nhằm hạn chế móng găm vào thịt gây đau, bạn hãy dùng một miếng bông gòn nhỏ chèn vào giữa phần móng mọc ngược và phần da sau mỗi lần ngâm chân/tay.
- Bột nghệ và dầu mù tạt: Bột nghệ có tính chất chống viêm và giảm đau. Bạn có thể dùng hỗn hợp bột nghệ trộn với dầu mù tạt để giúp giảm sưng và đau do tình trạng móng mọc ngược gây ra.
- Nước cốt chanh và mật ong: Nước cốt chanh và mật ong có tác dụng kháng khuẩn rất tốt đối với làn da. Hỗn hợp này có thể giúp giảm tình trạng nhiễm trùng do móng mọc ngược.
- Sử dụng giấm táo: Bạn có biết giấm táo có công dụng như một chất khử trùng tự nhiên và chống viêm rất hiệu quả? Bạn nên sử dụng giấm táo để ngăn ngừa nhiễm trùng và làm giảm tình trạng sưng do móng mọc ngược gây ra.

Cách phòng ngừa móng chân mọc ngược
Để phòng ngừa tình trạng móng chọc thịt, người bệnh cần lưu ý những điều sau:
- Cắt móng thẳng, không nên cắt uốn cong theo hình cong của mặt trước ngón.
- Bạn cũng nên cắt móng thường xuyên nhé.
- Giữ móng ở độ dài vừa phải, phần móng nên bằng phần đầu ngón chân.
- Kiểm tra chất liệu của giày.
- Không nên cắt móng quá ngắn bởi có thể dễ găm vào da khi chúng mọc dài ra.
- Vệ sinh dụng cụ cắt móng sau mỗi lần sử dụng sạch sẽ với cồn để đảm bảo vệ sinh, tránh lây nhiễm.
- Mang giày phải vừa với chân bởi giày sẽ tạo nhiều áp lực lên ngón chân khiến móng dài ra và đâm vào mô xung quanh.
- Kiểm tra bàn chân thường xuyên, nhất là bệnh nhân tiểu đường để nhận biết ngay móng mọc ngược hoặc các vấn đề khác về chân và nhanh chóng chữa trị.
- Mang giày vừa chân không quá chặt, đặc biệt là khi tham gia các môn thể thao.
- Nếu bạn có thói quen mang tất thường xuyên, nên chọn các loại tất vừa chân, không quá chật.
- Thường xuyên thay giày mới phù hợp với sự phát triển kích thước của bàn chân.
Móng mọc ngược không gây nguy hiểm tới sức khỏe tổng thể nhưng đôi khi có thẻ gây viêm nhiễm. Vậy nên hãy loại bỏ những thói quên xấu để ngăn ngừa nguy cơ móng chọc thịt.