Da là một tổ chức đặc biệt và cũng là nơi sinh sống của nhiều loại sinh vật khác nhau như vi khuẩn vi nấm, virus và các loại mạt da. Những lớp sinh vật thường trú này góp phần vào hàng rào sinh vật bảo vệ da. Tuy nhiên trong một vài trường hợp chúng phát triển rất mạnh gây nên các vấn đề về da. Và mùi hôi đến từ bàn chân cũng xuất phát từ đó.
Bệnh hôi chân là gì?
Bệnh hôi chân hay bàn chân có mùi và mồ hôi có thể là một vấn đề đáng xấu hổ. Tuy nhiên, tình trạng này khá phổ biến vì đây là những vấn đề ảnh hưởng đến rất đông người lớn và trẻ em hàng ngày.
Không có gì bất ngờ khi một người có thể thỉnh thoảng bị mồ hôi chân. Bàn chân là nơi tập trung của hơn 250.000 tuyến mồ hôi dày đặc và vi khuẩn – khi được hỗ trợ bởi sự hiện diện của hơi ẩm từ mồ hôi là nguồn gốc chính của bàn chân bốc mùi.
Khi mồ hôi chân được bài tiết, mồ hôi chân dư thừa sẽ thấm vào lớp lót của giày và tất. Lúc này, các chủng vi khuẩn ăn các tế bào da chết ở chân được tạo môi trường thuận lợi và phát triển, gây ra mùi hôi. Những vi khuẩn này cũng có thể lây lan và phát triển bên trong giày, dẫn đến mùi hôi giày.
Nguyên nhân gây mùi hôi chân
Tăng tiết mồ hôi
Mồ hôi đóng vai trò lớn trong việc đảm bảo độ pH bề mặt của da, kháng khuẩn, tác động dưỡng ẩm và cân bằng nội môi.
Chúng ta vẫn thường hay lầm tưởng mồ hôi thực chất có mùi nhưng sự thật không phải vậy. Bản chất của mồ hôi là không mùi, nhưng môi trường ẩm của mồ hôi gây phát triển hệ vi khuẩn trên da và gây mùi. Trong đó mặt trước của bàn chân là vị trí tiết mồ hôi nhiều nhất.
Bệnh lý do vi nấm
Vi nấm cũng là một trong những nguyên nhân gây bàn chân có mùi. Bên cạnh tăng tiết mồ hôi, nhiễm nấm tại bàn chân còn có các triệu chứng khác như:
- Đỏ da, đóng nhiều vảy trắng.
- Xuất tiết dịch ở kẽ ngón chân.
- Có thể ngứa hoặc không kèm ngứa.
Bị nhiễm trùng da bàn chân
Nhiễm trùng da nông do vi khuẩn gây bệnh lý bong sừng dạng lỗ làm bàn chân bốc mùi khó chịu. Các vi khuẩn gây nên bệnh lý này có đặc điểm chung là ưa thích môi trường ẩm ướt và độ pH da trung tính.
Vết thương bàn chân từ bệnh mạn tính
Một số bệnh mạn tính như đái tháo đường, bệnh lý mạch máu, hoại tử mô cũng gây nên mùi hôi thối khó chịu tại các vết thương bàn chân. Khi mắc những bệnh lý này vết thương vùng bàn chân sẽ lâu lành và là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tăng sinh gây mùi.

Điều trị mùi hôi chân tại nhà
Gừng và muối
Chuẩn bị một dung dịch nước ấm, muối, gừng bằng cách pha 2 lít nước ấm với 1 nắm nhỏ muối hột, một vài lát gừng đập dập và ngâm chân thư giãn trong 30 phút mỗi ngày trước khi đi ngủ. Thực hiện nhiều lần mùi hôi chân của bạn sẽ biến mất.
Củ cải trắng
Sử dụng một củ cải trắng, làm sạch cắt lát đun sôi với 1 lít nước và 1 chút muối. Để nguội rồi ngâm chân vào khoảng 30′ hằng ngày sẽ cũng giúp bạn trị mùi hôi chân một cách hiệu quả.
Lá chè xanh
Lá chè xanh vò nát đun sôi với nước, pha thêm 1 chút nước lạnh sau đó ngâm chân vào sẽ có tác dụng bài trừ độc tố trong cơ thể, vừa trị được mùi hôi của chân.
Lá sung
Lá sung vò nát đun sôi với nước. Ngày ngâm chân vào nước đó khoảng 2-3 lần/ngày. Ngâm trong vòng 4-5 ngày sẽ có tác dụng.
Gừng tươi và chanh
Gừng tươi ép lấy nước hòa cùng với 4 – 5 giọt nước cốt chanh, xoa đều lên cả hai bàn chân. Nước cốt chanh có công dụng loại bỏ mồ hôi nách một cách hiệu quả. Do trong chanh có chứa tính axit tự nhiên, ngăn ngừa tiết mồ hôi cũng như hạn chế hoạt động của vi khuẩn gây mùi.
Bã caffe
Bã cafe giống như bất kỳ chất hữu cơ nào khác có tác dụng giải phóng khí mêtan. Ngoài ra, bã cà phê khi phơi khô 1-2 nắng còn nhiều công dụng hiệu quả khác.
Bạn có thể rang bã cafe cho khô rồi cho ra 1 cái thau sạch, để nguội dần rồi đặt chân vào, xoa đều hai chân và các kẽ chân để bã cafe này hút ẩm và khử mùi hôi ở chân của bạn. Cho phần bã đã dùng xong vào giày đến sáng hôm sau trút bỏ hết ra ngoài để nó hút ẩm và mùi hôi của giày. Nếu không thích mùi cafe bạn có thể tận dụng những cách tự nhiên khác để giảm mùi hôi giày.

Kiểm soát mùi hôi chân
- Rửa: Rửa chân hàng ngày bằng xà phòng diệt khuẩn, sau khi rửa sạch nhớ để đôi chân được khô ráo, thông thoáng trước khi đi giày, tất, thậm chí là đi dép lê.
- Ngâm chân: Để làm sạch toàn diện, hãy ngâm chân khoảng 10–20 phút trong một dung dịch có hòa tan nửa cốc muối Epsom. Bằng cách hút ẩm ra khỏi da của đôi chân, muối Epsom tạo ra một môi trường có khả năng giảm sự xâm nhập của vi khuẩn.
- Giữ khô ráo: Luôn lau khô chân sau khi tắm, tắm, bơi hoặc ngâm. Cân nhắc đi tất cotton và giày làm bằng vật liệu tự nhiên để hơi ẩm dễ bay hơi. Nhớ thay tất trong ngày.
- Hút ẩm: Rắc một ít bột ngô hoặc phấn rôm hay bất kỳ sản phẩm nào có khả năng hút ẩm vào giày để giúp chân luôn khô ráo.
- Thay giày: Với những người bị đổ mồ hôi chân nhiều và có mùi hôi chân, tránh đi cùng một đôi giày 2 ngày liên tiếp để chúng có thời gian khô.
- Khử trùng giày thường xuyên: Cân nhắc xịt vào bên trong giày của bạn chất khử trùng có chứa thành phần khử trùng, chẳng hạn như ethano.
Mùi hôi đến từ bàn chân là một vấn đề nan giải gây khó chịu trong sinh hoạt cho người mắc phải. Người bị hôi chân muốn điều trị triệt để cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân, thay đổi lối sống sinh hoạt để đạt hiệu quả điều trị. Một khi tình trạng mùi hôi vẫn còn kéo dài, dù đã qua điều chỉnh lối sống sinh hoạt lành mạnh, thì bạn nên đến gặp bác sĩ để có phương pháp phù hợp.