Mùi hôi cơ thể là tình trạng khiến nhiều người quan ngại, bởi nó gây ra nhiều khó chịu, cản trở giao tiếp và sinh hoạt. Vấn đề này không chỉ do tuyến mồ hôi gây ra mà đôi khi còn phản ánh nhiều vấn đề sức khỏe đáng lo ngại.
Mùi cơ thể là gì?
Khi cơ thể tỏa ra mùi hương mà người khác có thể cảm thấy khó chịu, đó được gọi là mùi cơ thể. Mùi cơ thể thường trở nên rõ ràng nếu con người không thực hiện các biện pháp chăm sóc khi đến tuổi dậy thì. Những người béo phì, những người thường xuyên ăn thức ăn cay, cũng như những người mắc một số bệnh như tiểu đường, dễ bị mùi cơ thể hơn.
Những người đổ mồ hôi quá nhiều, chẳng hạn như những người bị hyperhidrosis, cũng có thể dễ bị mùi cơ thể. Tuy nhiên, nồng độ muối trong mồ hôi của họ thường quá cao để vi khuẩn phân hủy. Nó phụ thuộc vào vị trí đổ mồ hôi thừa và loại tuyến mồ hôi nào có liên quan.
Bản thân mồ hôi hầu như không có mùi đối với con người. Chính sự nhân lên nhanh chóng của vi khuẩn khi có mồ hôi và chúng phân hủy mồ hôi thành axit cuối cùng gây ra mùi khó chịu.
Mùi cơ thể thường xuất hiện ở những nơi sau: Đôi chân, háng, nách, bộ phận sinh dục, lông mu và lông khác, lỗ rốn, hậu môn, sau tai, phần còn lại của da.
Mùi cơ thể có thể có mùi dễ chịu và đặc trưng đối với cá nhân và có thể được sử dụng để nhận dạng người, đặc biệt là của chó và các động vật khác. Mùi cơ thể riêng biệt của mỗi người có thể bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống, giới tính, sức khỏe và thuốc.
Yếu tố nguy cơ khiến bạn dễ bị mùi cơ thể
Một số yếu tố nguy cơ khiến bạn dễ bị mùi cơ thể đó là:
- Thừa cân: Các nếp gấp trên da giữ mồ hôi và vi khuẩn, điều này tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển gây nên mùi cơ thể.
- Ăn thức ăn cay, có mùi hăng: Mùi hương của thực phẩm đi vào các tuyến mồ hôi ở vùng kín và làm cho mùi cơ thể trở nên trầm trọng hơn.
- Một số bệnh lý: Một số bệnh có thể thay đổi mùi cơ thể bình thường, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, bệnh thận, bệnh gan và bệnh lý tuyến giáp. Trong một số trường hợp, mùi hôi cơ thể có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn bên dưới mà bạn không biết.
- Căng thẳng: Tình trạng căng thẳng làm các tuyến apocrine tăng tiết khiến đổ mồ hôi nhiều hơn. Vì vậy, bạn có thể nhận thấy sự gia tăng mùi cơ thể ngay trước sự kiện căng thẳng chuẩn bị xảy ra.
- Di truyền: Một số người dễ bị mùi cơ thể và đổ mồ hôi nhiều hơn những người khác.
- Đổ mồ hôi quá nhiều: Một tình trạng gọi là hyperhidrosis có thể khiến bạn đổ mồ hôi rất nhiều. Thời kỳ mãn kinh có thể làm tăng lượng mồ hôi.

Cách đơn giản giúp khử sạch mùi hôi cơ thể nhanh chóng
Sự dụng bạc hà
Nếu mùi hôi cơ thể phát ra từ miệng và hơi thở thì sử dụng bạc hà để khử mùi là liệu pháp hoàn hảo. Bạc hà có hàm lượng tinh dầu methol rất cao nên có khả năng khử mùi tốt. Đồng thời những vi chất có trong loại nguyên liệu này còn giúp diệt khuẩn, kháng viêm rất mạnh mẽ.
Sử dụng hương thảo
Hương thảo cũng là một nguyên liệu có thể giúp bạn cải thiện mùi hôi cơ thể. Hàm lượng tinh dầu bạc hà dồi dào trong nó có tác dụng khử mùi rất tốt.
Dùng rau mùi tây
Đây là bài thuốc dân gian phổ biến được sử dụng nhằm loại bỏ mùi hôi cơ thể. Hàm lượng diệp lục cao cùng hương thơm tươi mát trong mùi tây có thể giúp khử mùi nhanh chóng. Rau mùi tây vừa có tác dụng làm sạch cơ thể, vừa giúp chống lại hoạt động của vi khuẩn cũng như mang lại hương thơm dễ chịu.
Sử dụng phèn chua
Đây là cách đặc biệt phù hợp với tình trạng mùi hôi cơ thể phát ra ở nách. Sử dụng phèn chua có thể giúp khử sạch mùi vùng da dưới cánh tay. Đồng thời có thể giúp sát trùng, giảm cảm giác ngứa ngáy và ức chế lượng mồ hôi mà cơ thể bài tiết ra.
Quế giúp khử mùi tốt
Ngoài bạc hà thì quế cũng là một thảo dược được dùng phổ biến trong khắc phục mùi hôi cơ thể phát ra từ miệng và đường thở. Tinh dầu quế chứa hàm lượng chất kháng khuẩn tự nhiên cao. Ngoài việc khử mùi còn giúp ức chế hoạt động của các vi khuẩn hây hại.

Cách ngăn ngừa mùi hôi cơ thể
- Vệ sinh cơ thể từ 1 – 2 lần nhằm loại bỏ sạch mồ hôi bị nặng mùi còn tồn đọng trên da.
- Sử dụng một số loại sữa tắm giúp dưỡng ẩm, chăm sóc da, tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả và cải thiện
- Măc những lọi uân áo sáng màu, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt.
- Tăng cường uống nước lọc và những loại nước ép trái cây, rau củ không đường hạn chế mùi mồ hôi nặng.
- Hạn chế ăn đồ cay nóng, đồ uống có cồn, có chứa chất kích thích.
- Bổ sung thêm các thực phẩm như sữa chua, trái cây tươi như cam, chanh, thực phẩm giàu magie và kẽm như ngao.
- Cân bằng độ PH cho làn da.
- Thư giản hạn chế căng thẳng.
- Chọn những sản phẩm khử mùi cơ thể và mồ hôi nặng mùi phù hợp.
- Nên lựa chọn loại nước giặt diệt khuẩn tốt để hạn chế mồ hôi nặng mùi.
Mùi hôi cơ thể thường không phải là vấn đề nghiêm trọng nhưng nó có thể là điều cảnh báo sức khỏe của bạn. Vậy nên, trong các trường hợp nó đi kèm với những biểu hiện toàn thân khác thì bạn nên sớm thăm khám. Bác sĩ sẽ trực tiếp kiểm tra và tìm nguyên nhân, từ đó có biện pháp can thiệp phù hợp và đúng đắn nhất. Song, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt giúp bạn cải thiện tốt mùi cơ thể.