Mụn bọc trên da là một dạng tổn thương da phức tạp cần được điều trị đúng cách để ngăn ngừa sự lây lan, ảnh hưởng xấu đến làn da.
Cơ chế hình thành mụn bọc
Không thể không nhắc đến vai trò và hoạt động của các tuyến bã nhờn dẫn đến việc hình thành mụn trên da, bất cứ loại mụn nào cũng vậy và dĩ nhiên trong đó có mụn bọc. Mụn bọc hình thành qua các giai đoạn sau:
- Giai đoạn tăng tiết nhờn: Khi cơ thể có sự thay đổi bất thường về hormone, tuyến bã nhờn sẽ hoạt động mạnh mẽ, tiết ra nhiều dầu thừa, bã nhờn.
- Giai đoạn tăng sừng: Bã nhờn bị ứ đọng dưới lỗ chân lông cùng với các tác nhân từ môi trường và việc vệ sinh bảo vệ da không đúng cách sẽ tạo nên các tế bào chết tồn tại trên da lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng bít tắc lỗ chân lông hình thành nên các loại mụn ở giai đoạn đầu là mụn đầu trắng, mụn đầu đen.
- Giai đoạn tăng vi khuẩn gây mụn: Vi khuẩn P. Acnes phát triển bất thường, đây là loại vi khuẩn kị khí. Khi lỗ chân lông bị bít tắc sẽ tạo môi trường kị khí – điều kiện lý tưởng để vi khuẩn này tăng sinh và phát triển.
- Giai đoạn viêm: Khi phát hiện vi khuẩn P. Acnes tấn công, cơ thể chúng ta sẽ có cơ chế tự bảo vệ, bạch cầu được “huy động” đến để bảo vệ vùng da đang bị tấn công, kết quả là hình thành các vết u sưng tấy đỏ trên da. Khi không được xử lý đúng cách và kịp thời, các vi khuẩn P.acnes tiếp tục phát triển nhanh và mạnh hơn, khiến các nốt mụn bọc sưng to và gây đau nhức, khó chịu. Lâu dần, chúng sẽ hình thành 1 màng bọc bao quanh nhân chứa dịch mủ vàng hoặc trắng.

Vì sao trị mụn bọc sai cách để lại sẹo rỗ
- Các tế bào da bị phá hủy bởi các ổ viêm sâu: Khi da bị mụn nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, để tình trạng mụn bọc trên da trong thời gian quá lâu sẽ khiến các ổ viêm tại nốt mụn bọc nhiều hơn, các nang lông liên tiếp bị vi khuẩn tấn công, làm đứt gãy các tế bào sợi collagen và elastin, phá hủy tế bào da, gây thiếu hụt cấu trúc da.
- Mụn không được điều trị sớm: Mụn để càng lâu thì vùng da viêm nhiễm dần chuyển thành vết thâm đen, để lại mụn bọc bị chai và các nốt sẹo rỗ xỉn màu rất mất thẩm mỹ.
- Sự lây lan của vi khuẩn P.acnes do thói quen tự nặn mụn tại nhà: Đây là 1 trong những nguyên nhân phổ biến dễ để lại sẹo rỗ. Bởi vể nguyên tắc, các nốt mụn đang viêm rất dễ nhạy cảm, việc tác động, sờ nặn không đúng sẽ chỉ khiến cho vi khuẩn phát triển mạnh hơn, ăn sâu xuống tầng trung bì da, tạo thành các mô xơ sẹo, mất collagen để lại hậu quả là sẹo rỗ sâu dưới da.
Cách trị mụn bọc để lại sẹo bằng các thảo dược tự nhiên
Khi mụn mới bắt đầu xuất hiện, bạn có thể sử dụng một số loại thảo dược tự nhiên nhằm đào thải các chất cặn bã, cân bằng sinh lý da và giảm mụn hiệu quả.
Mật ong
Nhờ khả năng diệt khuẩn và tiêu viêm tốt nên mật ong được dùng trong điều trị mụn bọc mủ. Không chỉ vậy, trong mật ong còn chứa nhiều Vitamin A, C có tác dụng ngăn ngừa quá trình lão hóa, tăng độ đàn hồi cho da.
Trà xanh
Hàm lượng Vitamin B, C, E và các khoáng chất chứa trong mỗi lá trà xanh rất cao. Vì vậy, nguyên liệu này thường có mặt trong các sản phẩm chăm sóc da nhằm nuôi dưỡng và ngăn ngừa quá trình lão hóa. Không chỉ vậy, hoạt chất EGCG có trong nguyên liệu này còn có khả năng tiêu viêm, diệt các vi khuẩn gây mụn.
Rau diếp cá
Rau diếp cá có tác dụng kháng khuẩn cao, do đó làm giảm tình trạng viêm nhiễm ở da mụn. Đồng thời, lượng Vitamin và khoáng chất có trong loại rau này còn có khả năng phục hồi vùng da bị tổn thương.
Nghệ
Trong nghệ có thành phần curcumin, vitamin E, D… rất tốt cho vết thương. Đối với sẹo mụn, curcumin có tác dụng kháng viêm, tái tạo da là làm lành sẹo.
Nước cốt chanh
Trong nước cốt chanh có một hàm lượng axit citric tự nhiên. Axit này sẽ giúp tái tạo da mới thay thế da cũ, nhờ vậy giúp làm đầy các sẹo lõm nôn.

Chế độ ăn uống dành cho người bị mụn và tránh bị mụn tái phát
Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng đến da và tình trạng mụn. Một số loại thực phẩm có thể làm lượng đường trong máu của bạn tăng nhanh và nó sẽ khiến cơ thể tiết ra một loại hormone gọi là insulin. Có quá nhiều insulin trong máu có thể khiến các tuyến dầu của bạn sản xuất nhiều dầu hơn, làm tăng nguy cơ bị viêm da, đặc biệt là rất dễ bị mụn trứng cá.
Bị mụn nên hạn chế ăn gì?
- Sữa bò, Đường.
- Thực phẩm có chỉ số glycemic cao như bánh mì, bánh quy, khoai tây, bánh ngọt,…
- Đồ ăn vặt.
- Thức ăn nhanh.
- Chocolate.
Bị mụn nên ăn gì?
- Uống đủ nước.
- Tăng cường ăn rau và hoa quả.
- Tập thể dục, massage, xoa bóp da mặt tăng cường tuần hoàn tại chỗ.
Cách chăm sóc khi thực hiện trị mụn bọc
- Rửa mặt 2 lần/ngày vào mỗi sáng và tối bằng sữa/gel rửa mặt dành riêng cho da mụn.
- Tẩy trang kỹ trước khi đi ngủ, đảm bảo cặn trang điểm và dầu nhờn không còn lưu lại trên da.
- Thoa kem dưỡng ẩm/toner sau khi rửa mặt.
- Đắp mặt nạ phù hợp với da mụn 2 lần/tuần để cung cấp nước cho da, cũng như lấy sạch vi khuẩn và bã nhờn từ lỗ chân lông.
- Không chạm tay lên mặt, càng không được sờ vào các nốt mụn.
- Luôn rửa tay sạch trước khi thoa mỹ phẩm.
Sẹo mụn là tình trạng có thể gây nhiều khó chịu do ảnh hưởng thẩm mỹ. Ngoài do cơ địa tạo sẹo thì một số thói quen hàng ngày cũng dễ khiến chúng ta bị sẹo mụn. Vì vậy khi bị mụn trứng cá, đặc biệt là mụn viêm thì các bạn nên chú ý điều trị sớm đồng thời chú ý trong cách chăm sóc da. Bỏ các thói quen xấu khiến cho da bị tổn thương và dễ để lại sẹo.