Mụn lưng là nỗi ám ảnh với nhiều người. Nếu không được phòng ngừa và điều trị đúng cách, mụn lưng có thể kéo dài dai dẳng, thậm chí sưng viêm, không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây đau đớn, khó chịu.
Nguyên nhân gây mụn lưng
- Di truyền: Nguyên nhân lưng nhiều mụn có thể đến xuất phát từ yếu tố di truyền. Nếu bạn có người thân bị mụn lưng, thì nguy cơ cao là bạn cũng sẽ gặp tình trạng này.
- Tác dụng phụ của thuốc: Tình trạng này đôi khi có thể là do tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm.
- Nội tiết tố: Sự thay đổi nội tiết tố ở lứa tuổi thanh thiếu niên thường là nguyên nhân nổi mụn lưng tuổi dậy thì. Tuy nhiên đối với mụn lưng ở nữ, mụn lưng nữ có thể liên quan đến thay đổi nội tiết tố nữ xảy ra trong thời kỳ kinh nguyệt và mang thai.
- Căng thẳng: Căng thẳng không phải là nguyên nhân lưng bị nổi mụn trực tiếp, nhưng đây có thể được xem là nguy cơ khiến mụn trên lưng ngày càng nặng hơn.
- Da mẫn cảm: Những người có làn da mẫn cảm hoặc viêm da cơ địa thường dễ bị dị ứng với các loại mỹ phẩm cũng như các loại nước xả vải.
- Mồ hôi: Mặc quần áo chật có thể khiến mồ hôi bị tồn đọng không thoát ra được, làm xuất hiện mụn lưng hoặc khiến mụn nghiêm trọng hơn.

Dấu hiệu của mụn
Mụn lưng có nhiều loại với nhiều biểu hiện khác nhau như sau:
- Mụn đầu trắng: Loại mụn có nhân mụn màu trắng bên trong, nhân mụn có dạng mủ.
- Mụn đầu đen: Mụn hình thành trên bề mặt da với phần nhân mụn thâm sạm, tạo còi mụn đen bên trên.
- Mụn viêm: Mụn viêm thường gây sưng tấy, mẩn đỏ và ngứa, đau nhức. Khi bị mụn viêm trên lưng thường sẽ không xuất hiện nhân mụn rõ ràng nên người bệnh sẽ rất khó có thể quan sát.
- Mụn bọc: Nổi mụn sau lưng ở mức độ nặng nhất là các dạng mụn bọc với biểu hiện là những nốt đỏ hoặc vết sưng nhỏ. Khi phát triển sẽ dần trở thành những nốt đỏ lớn, cứng và sưng tấy, gây đau nhức khó chịu.
Biến chứng tiềm ẩn khi bị mụn lưng
Khi bạn bị mọc mụn lưng, đặc biệt là mụn bọc, hãy quan sát thật kỹ để đảm bảo rằng chúng không phải cái gì khác ngoài mụn trứng cá. Bởi lẽ, đã có rất nhiều người nhầm lẫn mụn với dấu hiệu của một tình trạng da khác, chẳng hạn như:
- Ung thư biểu mô tế bào đáy hoặc vảy (ung thư da).
- Nhiễm trùng da sâu hơn hoặc áp xe.
- Một u nang nhiễm bệnh.
- Sẹo lồi.
Điều trị mụn lưng bằng nguyên liệu thiên nhiên
- Tinh dầu tràm: Tinh dầu tràm là nguyên liệu vô cùng tốt trong việc điều trị mụn nói chung bởi tính kháng khuẩn. Do đó loại dầu này có công dụng khá tốt trong việc làm dịu đi các vết mụn sưng tấy, giúp bạn sớm lấy lại được làn da như mong muốn.
- Mật ong – Bột quế: Mật ong có thể diệt khuẩn, quế có tác dụng kháng khuẩn và chữa lành vết thương.
- Giấm táo giúp cân bằng độ PH tự nhiên, kháng viêm, kháng khuẩn, loại bỏ mụn lưng hiệu quả.
- Bột yếu mạch có tác dụng loại bỏ dầu thừa trên da, cung cấp vitamin và khoáng chất thiết yếu nhằm sát khuẩn, chống viêm cho da.
- Bạc hà: Trong lá bạc hà có chứa axit salicylic và vitamin A giúp giảm dầu thừa, làm sạch sâu vào tế bào với nồng độ vô cùng vừa phải. Đặc biệt thích hợp sử dụng cho những người đang bị mụn nhọt với tình trạng ngứa ngáy, khó chịu,…
- Cà chua có chứa vitamin A, vitamin C và beta-carotene giúp tẩy tế bào chết dưới da, làm sạch các gốc tự do gây hại trong máu, trị mụn lưng và phục hồi các tế bào trên bề mặt da đã bị tổn thương do mụn.

Cách chăm sóc mụn lưng
Để giúp điều trị mụn lưng đạt hiệu quả tốt nhất, các bạn nên làm những điều sau:
- Làm sạch da nhẹ nhàng.
- Ngừng các sản phẩm chăm sóc da có chất tẩy mạnh.
- Sử dụng các sản phẩm và mỹ phẩm chăm sóc da không chứa dầu.
- Tránh sử dụng bất cứ thứ gì cọ xát vào lưng của bạn, chẳng hạn như ba lô.
- Bảo vệ làn da của bạn khỏi ánh nắng mặt trời.
- Thay ga trải giường và vỏ gối của bạn hàng tuần.
Cách ngăn ngừa mụn
- Tẩy da chết 2 – 3 lần/ tuần, không sử dụng các loại sữa tắm có quá nhiều hương liệu, chất tạo ẩm.
- Tắm rửa hàng ngày, đặc biệt sau các hoạt động khiến cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi. Duy trì thói quen giữ da luôn sạch sẽ, khô thoáng.
- Uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh trái cây, hạn chế ăn đồ dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn,…
- Lựa chọn loại kem dưỡng ẩm body, kem chống nắng phù hợp và nhẹ dịu với làn da.
- Không nên để da quá khô, sử dụng loại kem dưỡng ẩm phù hợp, thấm nhanh và không gây bí da.
- Chọn quần áo có vải mềm, thoáng khí, thấm mồ hôi, tránh các trang phục bó sát.
- Định kỳ thay vỏ chăn, ga, gối.
- Giữ nơi ở sạch sẽ, thoáng mát, sử dụng nguồn nước sạch.
- Hạn chế ăn đồ cay, nóng, quá ngọt hay quá mặn, không hút thuốc lá, uống rượu bia,…
- Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái. Tránh lựa chọn những đồ lót dạng quây hoặc những chiếc áo bó sát.
- Vệ sinh mền gối thường xuyên để tránh gây mụn ở lưng. Hạn chế các vi khuẩn gây hại tác động trực tiếp lên da.
Mụn lưng là nổi lo lắng của rất nhiều người bởi nó dai dẳng và có thể tái phát. Hầu hết mụn lưng có thể thuyên giảm bằng cách sử dụng các phương pháp điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu tình trạng mụn trở nặng hoặc mụn ngày càng to, bạn cần đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời. Song đó, một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học sẽ giúp rút ngắn quá trình phục hồi nhanh hơn.