Mụn luôn là đề tài được quan tâm nhất của nhiều người bởi chúng gây rất nhiều phiền toái. Mụn trong lỗ mũi cũng vậy, mặc dù không biểu hiện ra bên ngoài nhưng chúng lại đem đến cảm giác đau rát, khó chịu, thậm chí còn có thể gây nhiễm trùng nếu không được điều trị.
Nguyên nhân xuất hiện mụn mọc trong mũi
Nhổ lông mũi
Hành động nhổ lông mũi được xem như tội “phá rừng phòng hộ”, vừa làm mất “bộ lọc” bụi bẩn và các tác nhân gây hại khác, vừa làm tổn thương lỗ chân lông, gây kích ứng, viêm nhiễm và làm lông mọc ngược.
Lupus ban đỏ
Lupus ban đỏ là một bệnh tự miễn mãn tính có thể làm hỏng bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể. Bệnh này đôi khi có thể gây ra những vết loét, mụn nhọt bên trong mũi, kéo dài từ vài ngày đến vài tháng.
Mắc bệnh mụn rộp
Mụn rộp ở tiền đình mũi có thể xuất hiện do nhiễm virus Herpes simplex tuýp 1, gây nổi nhiều mụn nước li ti, tụ lại, nhiễm trùng tạo mụn mủ.
Do đeo khuyên mũi
Mốt xỏ khuyên mũi cũng gây tổn thương dẫn đến viêm nhiễm vùng rìa lỗ xỏ là nguyên nhân gây mụn trong mũi.
Sổ mũi kéo dài
Sổ mũi, dịch mũi chảy ra cửa mũi trước dài ngày sẽ gây viêm da ở tiền đình và vùng mũi môi, tạo mụn. Viêm da có thể lan rộng do nhiễm liên cầu khuẩn.

Biến chứng khi mụn mọc trong mũi
Trong mũi có một số tĩnh mạch dẫn đến não, do đó nếu mụn nhọt bị nhiễm trùng sẽ gây nguy hiểm. Một tình trạng hiếm gặp do biến chứng của mụn trong mũi là chứng huyết khối xoang hang. Xoang hang là một tĩnh mạch lớn ở đáy hộp sọ, huyết khối là kết quả khi một vết thương bị nhiễm trùng trong mũi sẽ làm cho cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch này.
Điều trị mụn bằng thuốc
Kem bôi ngoài da
Khi gặp phải tình trạng mụn trong lỗ mũi thì bạn nên tìm các sản phẩm thuốc bôi ngoài da có chứa thành phần chính là axit salicylic và benzoyl peroxide. Các thành phần này có tác dụng lớn trong việc điều trị các chứng bệnh về da như mụn, đồng thời kiểm soát nhờn nhờ cơ chế làm sạch lỗ chân lông. Từ đó, giúp bạn không còn lo lắng về vấn đề mụn trong lỗ mũi có thể gây biến chứng nghiêm trọng nữa.
Sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm
Như bạn đã biết, tình trạng mụn trong lỗ mũi thường đi kèm với cảm giác đau nhức, khó chịu. Vì vậy, bạn có thể bổ sung thêm một số loại thuốc được các bác sĩ khuyên dùng và không lo kích ứng hay nguy hại đến sức khỏe, chẳng hạn như acetaminophen, ibuprofen và naproxen sodium.
Thuốc sát trùng
Bên cạnh việc sử dụng thuốc giảm đau hay kem bôi thì bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc sát trùng chuyên dụng. Bạn cần lựa chọn các loại thuốc có khả năng sát trùng tốt nhưng không gây nguy hại cho da, chẳng hạn như tinh dầu tràm trà.
Khắc phục tại nhà
- Kem đánh răng: Có thể bạn chưa biết những thành phần baking soda, hydrogen peroxide cùng tinh dầu bạc hà có trong kem đánh răng có thể giúp các đầu mụn mọc, mụn mủ khô lại nhanh chóng rồi tự đào thải dần đi.
- Củ nghệ: Nghệ có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm vô cùng “lợi hại” cùng hợp chất curcumin có tác dụng chống lại quá trình oxy hóa, thúc đẩy tái tạo da, nhanh chóng làm liền vết thương.
- Nước cốt chanh: Không thể phủ nhận công dụng tuyệt vời của nước cốt chanh trong việc thanh lọc cơ thể và cung cấp vitamin, khoáng chất cho cơ thể. Một công dụng khác của nước cốt chanh khi sử dụng ngoài ra đó là tẩy tế bào chết, làm sạch da, ngừa mụn và dưỡng sáng cho làn da.

Cách phòng ngừa mụn nhọt trong mũi
Bạn có thể tự làm giảm nguy cơ bị mụn trong mũi bằng cách:
- Giữ vệ sinh mũi.
- Tránh ngoáy mũi, nhổ lông mũi, đeo khuyên mũi.
- Rửa tay trước và sau khi chạm vào mũi và mặt.
- Tuân thủ điều trị các bệnh nền như HIV-AIDS, tiểu đường.
- Sử dụng thiết bị sạch và cẩn thận khi loại bỏ lông mũi.
- Hạn chế căng thẳng, để tâm lý thoải mái nhằm tránh tình trạng.
- Giữ điều độ trong sinh hoạt, tránh lo lắng, căng thẳng vì điều này có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và làm chậm thời gian lành mụn.
Mụn mọc trong lỗ mũi mặc dù không biểu hiện ra bên ngoài nhưng lại gây khá nhiều phiền tóa bởi chúng ngày càng trở nên khó chịu và gây đau đớn. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này cùng nhiều cách khắc phục đơn giản nhưng khá mất nhiều thời gian hồi phục.
Leave a reply