Mụn nhọt ở mông khiến bạn nằm, ngồi hay mặc quần bó cũng đều đau nhức, gây ra nhiều khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày của chính bạn. Nếu điều trị sai cách gây nhiễm trùng tại mụn cũng có thể gây nhiễm trùng cùng rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác cho sức khỏe.
Mụn nhọt ở mông là gì?
Mụn nhọt là tình trạng nhiễm trùng ở các nang lông do vi khuẩn tấn công. Khi mới xuất hiện, nhọt thường chỉ là một nốt nhỏ trên da sau đó sưng viêm đỏ và lan rộng, thậm chí có thể bị sưng tấy và lớn dần sau vài ngày, gây đau đớn và khó chịu. Chỉ với một cái nhọt cũng có thể gây đau, kèm theo tình trạng viêm và sốt.
Nguyên nhân xuất hiện mụn nhọt ở mông
Mụn nhọt ở mông còn có thể xảy ra do một số yếu tố sau đây:
- Nội tiết tố thay đổi: Nữ giới dễ bị nhọt ở mông hơn nam giới do nội tiết tố bị thay đổi liên tục trong mang thai, chu kì kinh nguyệt…
- Thói quen ăn uống không khoa học: Ăn nhiều đồ cay nóng khiến chức năng gan suy giảm, việc đào thải độc tố ra ngoài cơ thể khó khăn hơn, gây ra tình trạng xuất hiện mụn nhọt trên mông.
- Vệ sinh không sạch sẽ: Thói quen vệ sinh không sạch sẽ, lỗ chân lông bị bí tắc do bẩn, mồ hôi gây ra mụn nhọt ở mông.
- Áp lực lên mông: Vùng mông thường xuyên bị tì đè do ngồi cũng là nguyên nhân có thể dẫn đến nhọt.
- Do di truyền: Nghe có vẻ vô lý nhưng các bác sĩ cho rằng những ai có bố mẹ hay bị mụn nhọt ở mông thì họ cũng có khả năng gặp phải vấn đề tương tự ở bất kỳ vùng da nào, đặc biệt là ở mông.
- Do tẩy lông, cạo lông không đúng cách: Tẩy lông và cạo lông sai cách sẽ khiến da bị tổn thương dẫn đến tình trạng viêm nhiễm và sinh ra mụn nhọt.
- Bệnh lý về da: Một số bệnh lý về da như viêm nang lông, da sừng nang lông, áp xe da,… là những nguyên nhân khiến da dễ bị nổi mụn nhọt.

Dấu hiệu nhận biết mụn nhọt mông
- Ban đầu những nốt mụn nhỏ không đau.
- Sau thời gian mụn bắt đầu to ra và gây ngứa ngáy khó chịu.
- Cơ thể bắt đầu bị sốt, mệt mỏi, sinh hoạt khó khăn, nhất là ở lưng và mông.
- Khi sờ vào nhọt có cảm giác cứng và đau.
Mụn nhọt có nguy hiểm không
Mụn nhọt rất nguy hiểm, khó điều trị và nếu không có biện pháp xử lý đúng đắn thì chính bản thân người bệnh sẽ gặp những nguy hiểm như:
- Khi mụn nhọt vỡ mủ, gây đau đớn, nhiễm trùng huyết đe dọa tính mạng người bệnh, gây mất ý thức, hôn mê, sốt cao, nói sảng…
- Các nốt mụn có thể lây sang các vùng da khác nếu nặn, gãi hoặc chạm vào,…
- Ngoài ra, mụn nhọt có thể lây sang người khác nếu có tiếp xúc với mủ nhọt như dùng chung khăn tắm, mặc chung quần áo.
- Mụn nhọt còn có khả năng tái phát nhiều lần và gây biến chứng xấu cho sức khỏe nên khi có dấu hiệu của mụn cần vệ sinh nhẹ nhàng, sạch sẽ, tránh cào gãi,… hơn nữa cần chủ động đến cơ quan y tế chuyên khoa uy tín để bác sĩ thăm khám và điều trị hiệu quả.
Điều trị mụn nhọt ở mông tại nhà
- Bột đậu xanh: Các tinh chất bên trong bột đậu xanh có tác dụng giải độc, tiêu viêm, loại bỏ các đốm mụn nhọt.
- Tỏi: Tỏi được xem là một loại kháng sinh tự nhiên, trong tỏi chứa các tinh chất có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và tiêu viêm nhanh chóng.
- Tinh dầu tràm trà: Tinh dầu tràm trà có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây nhọt mạnh mẽ, giảm lượng bã nhờn trên da. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng tinh dầu tràm trà nguyên chất, cần pha loãng với nước để tránh kích ứng da.
- Dùng lá sen: Bạn có thể dùng cuống lá sen đun hoặc giã lấy nước để vệ sinh vùng mông có mụn nhọt, phần lá tươi thì giã nát và đắp lên các nốt mụn.
- Rau mồng tơi: Mồng tơi là loại rau được sử dụng nhiều trong chế biến các món canh với hương vị vô cùng hấp dẫn. Vậy nhưng nhiều người lại bỏ qua công dụng trị mụn nhọt vô cùng ưu việt của mồng tơi.

Chăm sóc vùng da mụn nhọt
Cụ thể các biện pháp bạn cần thực hiện để giảm thiểu tối đa các tổn thương cho vùng mông như:
- Sử dụng nước muối sát trùng quanh vị trí có mụn nhọt.
- Không dùng tay sờ, dùng kim chích nặn mụn nhọt khiến gia tăng nguy cơ nhiễm trùng máu.
- Có thể bôi cồn iot để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm khuẩn tại đây.
- Tránh để da dính xà bông từ xà bông giặt đồ hay sữa tắm.
- Hạn chế tối đa việc chạm vào nốt mụn có thể gây nhiễm trùng.
- Mặc quần áo khô ráo, rộng rãi thoải mái có thể thấm hút tốt.
- Hạn chế việc ngồi hay nằm đè lên các vị trí có mụn, bạn có thể ngồi lên đệm mềm, có độ mềm để tránh việc chèn ép mụn.
- Hạn chế sử dụng đồ uống có chứa chất kích thích như bia, rượu, cà phê,…
- Uống nhiều nước, lựa chọn những món ăn thanh nhiệt giải độc như trái cây, nước ép, rau mồng tơi…
- Tránh xa đồ ăn nhanh, đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ có thể khiến cơ thể tích tụ nhiều độc tố và dễ làm mụn sưng to hơn.
Cách phòng ngừa mụn nhọt ở mông
Để hạn chế tối đa nguy cơ mụn ở ở mông tái phát trở lại, bạn cần chú ý những điều sau:
- Tắm giặt và vệ sinh cơ thể hằng ngày.
- Với những người bị viêm nang lông, dày sừng nang lông nên thực hiện tẩy da chết cho mông hằng tuần.
- Sử dụng các loại xà phòng, sữa tắm cho mông, đặc biệt là các sản phẩm có chứa benzoyl peroxide.
- Tắm sau khi vừa tập thể dục hay vừa sau khi làm việc mệt mỏi, đổ nhiều mồ hôi hay dính nước mưa.
- Hạn chế mặc các các loại quần hay váy quá bó, có chất liệu thô, thấm hút kém.
- Tuyệt đối không nên mặc đồ ẩm ướt, đồ chưa giặt sạch xà bông.
- Dưỡng ẩm cho mông hằng ngày.
- Thay đổi chế độ ăn uống khoa học, hạn chế những món ăn tăng tích độc tố và gây mụn nhọt như những món ăn cay nóng, món ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, nước ngọt..
- Bổ sung trái cây, rau xanh hằng ngày, sử dụng các thức uống giúp thanh nhiệt giải độc chẳng hạn như nước rau diếp cá..
Chắc hẳn chúng ta không còn xa lạ với mụn nhọt, bởi những phiền toái của nó gây ra. Vậy nên, bạn cần chủ động giữ vệ sinh và tạo điều kiện an toàn nhất cho nhọt lành nhanh hơn mà không để lại thâm sẹo về sau. Còn khi mụn nhọt mọc nhiều không thể kiểm soát cần đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám điều trị kịp thời. Không nên vì tâm lý ngại ngùng có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và tinh thần.