Do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tác động gây hại, các bệnh lý về da đang dần xuất hiện một cách phổ biến, bao gồm hiện tượng nổi mụn nước ở tay. Tuy đây không phải là triệu chứng bệnh nguy hiểm, nhưng nó lại mang cho người bệnh rất nhiều sự khó chịu, phiền toái, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc hằng ngày của mỗi người.
Nguyên nhân mụn nước ở tay
Tình trạng kẽ tay nổi mụn nước ngứa có thể do một số nguyên nhân sau:
- Vệ sinh cá nhân.
- Sản phẩm chăm sóc da, bột giặt, xà bông chứa các chất hóa học.
- Ngâm mình trong bồn tắm quá lâu.
- Dị ứng với hóa chất hay kim loại, niken, coban…
- Ma sát: Chà sát da trong thời gian dài sẽ khiến da bị tổn thương và làm xuất hiện mụn nước trên tay.
- Một số vi khuẩn gây nhiễm trùng da như herpes.

Triệu chứng khị mụn nước
Một số triệu chứng bạn có thể gặp khi tay ngứa nổi mụn:
- Trên tay xuất hiện mụn nhỏ chứa dịch, thường xuất hiện nhiều ở đầu ngón tay, lòng bàn tay và kẽ tay.
- Khi sờ vào bề mặt da thấy gồ ghề, người bệnh ngứa ngáy rất khó chịu.
- Mụn phát triển to hơn thành bóng nước sau khoảng 3 – 5 ngày.
- Tốc độ lây lan nhanh khi mụn nước bị vỡ, trên da xuất hiện các mảng đỏ, nhìn kỹ sẽ thấy nốt mụn.
- Sau một thời gian nếu không được điều trị sẽ gây viêm nhiễm, bưng mủ.
- Lòng bàn tay xuất hiện vết màu đỏ.
- Bong tróc da.
Điều trị tại nhà
- Rau má: Người bệnh rửa sạch rau má tươi bằng nước muối pha loãng rồi xay nhuyễn cùng 1 lít nước lọc, loại bỏ bã và uống trực tiếp. Cách này giúp thanh nhiệt, giải độc rất tốt, đồng thời thúc đẩy tế bào da mới phát triển, đồng thời tăng cường đề kháng cho cơ thể.
- Nha đam: Dùng gel nha đam thoa trực tiếp lên da tay sẽ giúp giảm ngứa, làm dịu da và cải thiện tổn thương do mụn nước gây ra..
- Bôi kem dưỡng ẩm: Các loại kem như Vaseline, Benadryl,… giúp cung cấp độ ẩm cho da, ngăn ngừa tình trạng ngứa ngáy và khô da.
- Chườm lạnh: Sau khi vệ sinh da tay, người bệnh dùng túi vải hoặc khăn sạch bọc đá lạnh lại và chườm nhẹ nhàng trong 10 – 15 phút.
- Tỏi chữa nổi mụn nước ở tay: Hoạt chất allicin trong tỏi được ghi nhận là có thể khắc phục tốt tình trạng nổi mụn nước ở tay, nhất là trong trường hợp do bệnh tổ đỉa gây ra. Tuy nhiên, không nên tự ý áp dụng khi có mụn nước lớn với dấu hiệu tụ mủ hay viêm đỏ nặng nề.

Chăm sóc mụn nước ở tay chân
Chăm sóc mụn nước tại nhà bằng cách:
- Rửa tay bằng nước ấm và xà phòng diệt khuẩn.
- Sử dụng tăm bông, khử trùng kim tiêm bằng cồn xoa bóp.
- Làm sạch vết phồng rộp bằng chất sát trùng.
- Lấy kim và tạo một vết thủng nhỏ trên vết phồng rộp.
- Để chất lỏng chảy hoàn toàn khỏi vết phồng rộp.
- Bôi thuốc mỡ kháng khuẩn hoặc kem bôi lên vết phồng rộp.
- Che vết phồng rộp bằng băng hoặc gạc.
- Làm sạch và bôi lại thuốc mỡ kháng khuẩn hàng ngày.
- Trang bị các dụng cụ bảo hộ an toàn trong trường hợp cần tiếp xúc với các yếu tố kích ứng. Giúp bảo vệ làn da tránh khỏi các tác động gây hại vì tiếp xúc trực tiếp.
- Điều chỉnh khẩu phần ăn uống của bản thân, giảm các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, tăng cường rau xanh và trái cây.
- Không sử dụng các chất kích thích bia rượu, thuốc lá,…
- Chú ý kiểm tra và sử dụng nguồn nước sạch giúp hạn chế được vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh có trong nguồn nước.
Tình trạng nổi mụn nước ở tay không phải là bệnh ảnh hưởng quá nhiều đến cơ thể nhưng cũng không được chủ quan. Nổi mụn nước ở lòng bàn tay lòng bàn chân là một sự khó chịu đau đớn, nhưng chúng thường không biểu hiện bất kỳ vấn đề y tế nào. Bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa mụn nước qua việc điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt của mình.