Mọc mụn ở cằm là tình trạng khá khó chịu vì thường xuyên gây đau nhức, tái phát nhiều lần. Thậm chí, mụn ở cằm còn có thể len lỏi dọc theo đường viền hàm và sinh sôi nảy nở nhanh chóng chỉ sau 1 đêm. Đây là tình trạng liên quan đến nội tiết tố trên làn da của người bị.
Các loại mụn ở cằm
Nổi mụn ở cằm xuất hiện ở cả nam và nữ nhưng đa phần ở nữ giới. Mụn mọc ở cằm thường là mụn nội tiết vì chủ yếu do sự thay đổi nội tiết tố. Các loại mụn ở cổ và cằm thường gặp là:
- Mụn trứng cá ở cằm là mụn bọc (mụn mủ). Đây là các mụn có kích thước to và sưng đỏ, sờ vào có cảm giác đau nhiều.
- Mụn đầu trắng ở cằm: là mụn màu trắng có đầu ẩn dưới một màng da mỏng và không trồi hẳn lên.
- Mụn đầu đen ở cằm: mọc rất ít ở cằm, bị oxy hóa đầu mụn thành màu đen.
- Mụn ẩn ở cằm: khó thấy bằng mắt, nhận biết khi sờ bằng tay sẽ khiến da sần sùi.
Nguyên nhân xuất hiện mụn ở cằm
- Không tẩy trang sạch da mặt trước khi ngủ.
- Thường xuyên để da tiếp xúc với khói bụi, ánh nắng mặt trời,…
- Không thoa kem chống nắng & che chắn bảo vệ da khi ra ngoài.
- Mất cân bằng hormone, rối loạn nội tiết tố bên trong.
- Thận suy yếu, hoạt động không đồng đều.
- Ăn nhiều đồ cay nóng, chiên rán.
- Mắc bệnh phụ khoa (viêm lộ tuyến cổ tử cung), buồng trứng có vấn đề.

Điều trị mụn cằm tại nhà
Nha đam
Nha đam đang được rất nhiều người yêu thích bởi khả năng diệt khuẩn, làm thoáng lỗ chân lông và loại bỏ mụn trên da.
Bạn chỉ cần lấy 1 lá nha đam, bỏ phần lá xanh bên ngoài, lấy phần thịt trong suốt bên trong đem giã nhuyễn và thoa lên vùng da bị mụn ẩn, để khoảng 20 phút.
Hành tây đỏ
Hành tây đỏ chứa nhiều dưỡng chất có khả năng tiêu diệt các tế bào mụn nhọt, vì vậy được sử dụng rất nhiều trong điều trị mụn ở cằm.
Để khắc phục mọc mụn ở cằm bằng hành tây đỏ, bạn hãy lấy nước ép của hành tây đỏ rồi trộn với một thìa cà phê nước cốt chanh. Sau đó chấm hỗn hợp này lên da bị mụn ẩn, xoa đều và để trên da khoảng 10 – 15 phút.

Phòng ngừa mụn mọc ở cằm
Để điều trị mụn mọc ở cằm tại nhà, bạn lưu ý một số điều sau:
- Chỉ rửa mặt hai lần mỗi ngày, tránh rửa mặt quá thường xuyên vì có thể gây kích ứng mụn.
- Thực hiện tẩy tế bào chết ít nhất 1 lần/tuần để da mặt sạch sẽ và thông thoáng.
- Giảm thiểu căng thẳng hoặc các tác nhân kích thích hormone khác.
- Giữ cho khăn trải giường, vỏ gối sạch sẽ và giặt thường xuyên.
- Giữ tóc xa cằm và thường xuyên làm sạch tóc.
- Sử dụng kem cạo râu dưỡng ẩm.
- Không tự nặn mụn vì có thể gây viêm nhiều hơn và dẫn đến sẹo.
- Thoa kem dưỡng da mỗi ngày và bôi kem chống nắng mỗi khi ra ngoài.
- Áp dụng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý: không ăn đồ cay nóng, dầu mỡ, đồ ăn chứa nhiều đường, không thức khuya và để cơ thể mệt mỏi… thay vào đó cần ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước và ngủ trước 23 giờ.
Mụn luôn luôn là nỗi ám ảnh , lo lắng của tất cả mọi người bởi nó làm ảnh hưởng tới vẻ đẹp bên ngoài. Ngoài ra, nếu mụn mọc ở cằm kéo dài triền miên thì sức khỏe của bạn đang bị cảnh báo nghiêm trọng. Bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn mụn bằng chế độ ăn uống lành mạnh, thay độ thói quen sinh soạt, thận trọng hơn trong việc vệ sinh da để có làn da khỏe đẹp.