Bị nấm âm đạo là bệnh lý phổ biến thường gặp ở phụ nữ nhưng thực tế có rất nhiều người thường chủ quan, nhầm lẫn căn bệnh này với nhiều bệnh lý phụ khoa khác, dẫn đến hậu quả không điều trị kịp thời.
Nấm âm đạo là bệnh gì?
Nấm ở âm đạo là tình trạng bệnh nhân bị ngứa ngáy và sưng đỏ vùng kín, dịch tiết ra có màu trắng vón cục, mùi hôi khó chịu. Bệnh do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên nấm Candida albicans là nguyên nhân phổ biến nhất.
Âm đạo ở điều kiện khỏe mạnh bình thường sẽ không thích hợp để nấm Candida albicans trú ngụ và phát triển. Tuy nhiên, nếu nồng độ pH trong âm đạo bị mất cân bằng, các lớp màng bảo vệ bị phá vỡ thì đây là điều kiện thích hợp cho loại nấm gây bệnh trên sinh sôi và gây bệnh.
Đây là bệnh phụ khoa thường gặp, điều trị dễ dàng nhưng nếu không vệ sinh âm đạo đúng cách bệnh có thể tái phát. Ngoài việc ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục, bệnh còn ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và tâm lý của chị em phụ nữ. Nếu để tình trạng bệnh kéo dài có thể gây nên những bệnh lý nguy hiểm hơn như suy giảm miễn dịch, nhiễm khuẩn huyết, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
Nguyên nhân gây bệnh vùng kín
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nấm ở âm đạo, dưới đây là một số nguyên nhân chính.
- Vệ sinh vùng kín không đúng cách dẫn đến môi trường âm đạo bị ảnh hưởng, cụ thể là làm thay đổi nồng độ pH cân bằng vốn có trong âm đạo khiến nấm có điều kiện phát triển gây bệnh.
- Mặc đồ lót quá chật, không thoáng khí, không thấm mồ hôi, không thay quần lót thường xuyên, vệ sinh quần lót không đúng cách.
- Sử dụng băng vệ sinh kém chất lượng cũng là nguyên nhân gây nên bệnh.
- Quan hệ tình dục không an toàn.
- Nấm cũng có thể dễ dàng xâm nhập nếu bạn sử dụng kháng sinh trong thời gian dài.
- Phụ nữ mang thai, có bệnh nền như đái tháo đường đều có thể bị bệnh.
- Một số nguyên nhân khác bao gồm chế độ sinh hoạt không lành mạnh, chế độ ăn hàm lượng dinh dưỡng thấp, hệ thống miễn dịch bị suy yếu, thiếu ngủ,…

Dấu hiệu nhận biết nấm âm đạo
Các triệu chứng của nấm âm đạo, bao gồm:
- Khí hư thay đổi bất thường: Vùng kín tiết nhiều khí hư có mùi hôi, màu sắc khí hư thay đổi thành màu vàng, đỏ, xám đục, trắng đục,… và đặc như bã đậu hoặc váng sữa.
- Ngứa vùng kín: Nấm phát triển mạnh mẽ bên trong âm đạo, kèm theo sự thay đổi pH gây kích ứng khiến chị em bị ngứa ở bên trong ống âm đạo, khi hành kinh triệu chứng ngứa càng tăng lên.
- Đau rát âm đạo: Khi chị em đi tiểu, quan hệ tình dục, triệu chứng đau rát âm đạo xuất hiện khiến chị em khó chịu, “cuộc yêu” bị gián đoạn. Thậm chí, trong một số trường hợp, chị em còn bị chảy máu âm đạo khi quan hệ.
- Rối loạn tiểu tiện: Nấm từ cơ quan sinh dục có thể tấn công vào hệ tiết niệu gây nên triệu chứng tiểu khó, tiểu rắt, tiểu buốt, nước tiểu có màu vàng sậm.
- Sưng tấy âm hộ: Bằng mắt thường chị em có thấy âm hộ xung huyết có màu đỏ và sưng, gây cảm giác nóng rát, khó chịu ở sâu bên trong cơ quan sinh dục nữ.
Nấm âm đạo có nguy hiểm không?
Cũng như các bệnh phụ khoa khác như viêm phụ khoa khác như viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung,… bệnh viêm nhiễm nấm âm hộ nếu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm hơn như:
- Vi khuẩn ngược dòng gây viêm nhiễm đường tiết niệu, vùng chậu,…
- Vô sinh, hiếm muộn.
- Bệnh sẽ bị tái phát nhiều lần còn gia tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung…

Cách điều trị nấm âm đạo
Điều trị nấm âm đạo tại nhà
- Muối giúp diệt nấm âm đạo: Muối vừa là gia vị vừa là phương pháp điều trị nấm âm đạo ở mức độ nhẹ và vừa. Tốt nhất chị em nên sử dụng nước muối y tế để vệ sinh âm đạo hằng ngày để giúp diệt nấm, diệt khuẩn rất hiệu quả.
- Chữa nấm âm đạo bằng lá ổi: Lá ổi có tính ấm, vị đắng và có tác dụng cầm máu, kháng khuẩn, chống viêm, giúp làm lành các vết viêm loét. Bởi vậy loại lá này thường xuyên được sử dụng trong các bài thuốc nam chữa đau bụng, nhiễm khuẩn rất hiệu quả.
- Lá trầu không trị nấm âm đạo: Sử dụng lá trầu không là một trong những cách chữa nấm âm đạo tại nhà được rất nhiều chị em tin tưởng và áp dụng. Trong lá trầu không có chứa một loại tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm, sát trùng, giúp tiêu diệt nấm, vi khuẩn rất hiệu quả… Vì vậy, loại lá này thường được sử dụng để điều trị các bệnh phụ khoa, trị nấm ngứa và mùi hôi vùng kín rất hiệu quả.
Điều trị vùng kín bằng thuốc Tây
Các bài thuốc dân gian điều trị nấm âm đạo rất dễ thực hiện, tuy nhiên chúng chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng bệnh ở mức độ nhẹ. Đối với trường hợp nặng, muốn tiêu diệt mầm bệnh tận gốc thì cần phối hợp sử dụng các loại thuốc đặc trị.
- Thuốc kháng nấm toàn thân: Thuốc được dùng ở dạng uống trong các trường hợp bệnh nặng giúp ngăn ngừa tình trạng nấm phát triển nhanh. Một số thuốc thường dùng như Fluconazol, Itraconazol,…
- Thuốc trị nấm dạng đặt: Thuốc dùng ở dạng đặt trực tiếp vào âm dạo có tác dụng diệt nấm tại chỗ, đồng thời làm sạch âm đạo, tái tạo niêm mạc tổn thương, làm se lành vết loét. Một số thuốc đặt như Miconazol, Clotrimazol, Econazol,…
Cách phòng ngừa nấm âm đạo
Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng hồi phục của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau đây:
- Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.
- Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.
- Sử dụng tất cả các thuốc theo đúng chỉ dẫn. Nếu bạn không điều trị đúng lịch trình, viêm nhiễm có thể không biến mất hoàn toàn và có thể trở lại.
- Không quan hệ tình dục trong khi đang điều trị. Nếu có, bắt buộc phải dùng bao cao su để tránh lây nhiễm và làm bệnh nặng thêm.
- Không mặc quần áo chật, không thông thoáng (như quần lót và quần bó quá chặt).
Bệnh nhiễm nấm âm đạo là căn bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu không được thăm khám và điều trị sớm có thể để lại nhiều biến chứng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.