Ngộ độc thực phẩm không phải là tình trạng hiếm gặp. Các triệu chứng thường xuất hiện nhanh trong thời gian ngắn (cấp tính) và khá nghiêm trọng, có thể gây đe dọa tính mạng, cần được cấp cứu can thiệp kịp thời.
Ngộ độc thực phẩm là gì?
Tình trạng ngộ độc thực phẩm (hay ngộ độc thức ăn, trúng thực) xảy ra khi bạn ăn phải các thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh hay có độc tố mạnh, hoặc do ăn phải thức ăn ôi thiu, nấm mốc.
Trường hợp bị trúng thực nhẹ, người bệnh thường cảm thấy khỏe hơn sau vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, các ca ngộ độc nặng, biểu hiện những triệu chứng dữ dội hơn cần phải được nhập viện để điều trị và theo dõi.
Nguyên nhân gây bệnh
Bạn có thể bị ngộ độc nếu ăn phải thức ăn hoặc nước uống nhiễm độc tố, thường đến từ:
- Bản chất nguồn gốc thực phẩm chứa sẵn độc tố.
- Thực phẩm nhiễm khuẩn hoặc hóa chất.
- Nấm mốc phát triển từ thức ăn để lâu bị ôi thiu.
- Nguồn nước không sạch.
- Ký sinh trùng.

Triệu chứng khi mắc bệnh
Những dấu hiệu và triệu chứng ngộ độc thực phẩm thường gặp bao gồm:
- Đau dạ dày.
- Co thăt dạ dày.
- Buồn nôn.
- Nôn.
- Sốt.
- Tiêu chảy.
- Đau bụng.
- Mệt mỏi và thiếu năng lượng.
- Chán ăn.
- Đau cơ.
- Ớn lạnh.
Cách sơ cứu và điều trị
- Cho người bệnh nghỉ ngơi và uống nhiều chất lỏng.
- Gây nôn.
- Dùng thuốc kháng sinh.
- Hạn chế ăn uống.
- Uống đủ nước.
- Ăn dần lại khi các triệu chứng thuyên giảm.
- Nghỉ ngơi đủ.
- Tránh các thực phẩm dễ gây kích ứng tiêu hóa.
- Uống trà gừng.
- Cho uống Orezol.
- Đặt người bệnh nằm ngửa, đầu thấp.
- Theo dõi nhịp tim.
- Đưa đến cơ sở y tế.

Cách phòng ngừa bệnh
Việc ăn uống là do sự chủ động của chúng ta thế nên cách phòng bệnh cũng không quá khó nếu bạn thực hiện các nhắc nhở sau:
- Chọn mua những thực phẩm tươi sống, không bị ôi thiu, không hết hạn sử dụng, có xuất xứ rõ ràng.
- Bảo quản những thức ăn chưa chế biến và đã chế biến trong tủ lạnh ở nhiệt độ phù hợp.
- Không nên để thức ăn đã nấu chín ở nhiệt độ thường quá hai giờ.
- Thực hiện quy tắc ăn chín uống sôi.
- Đảm bảo dụng cụ chế biến thức ăn sạch sẽ.
- Khi đi ăn ngoài, nên chọn ăn ở những nơi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh những quán ăn bụi bẩn, ẩm thấp…
- Luôn rửa sạch tay trước khi làm bếp, sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
- Tuyệt đối không ăn các món chín tái vì rất dễ gây ngộ độc.
- Hạn chế đồ uống chứa cồn hay caffein, sữa và các chế phẩm từ sữa.
Ngộ độc thực phẩm khá phổ biến và không quá nguy hiểm. Nhưng nếu chăm sóc không đúng cách sẽ để lại những hậu quả không đáng có cho cơ thể. Vậy nên, chúng ta cần chăm sóc hệ tiêu hóa tốt hơn để cơ thể nhanh chóng được khôi phục sau cơn ngộ độc thực phẩm là hết sức quan trọng, không kém quá trình điều trị ngộ độc.