Bệnh có tên là ngón tay lò xo vì mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, một số trường hợp ngón tay như bị khóa ở tư thế gấp, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra hoặc phải dùng tay bên lành kéo ngón tay ra như kiểu ngón tay có lò xo.
Ngón tay lò xo là bệnh gì?
Ngón tay lò xo (ngón tay cò súng) là tình trạng viêm bao gân của các gân gấp các ngón tay gây chít hẹp bao gân. Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện hạt xơ, làm di động của gân gấp qua vị trí hạt xơ bị cản trở. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra hoặc phải dùng tay bên lành kéo ngón tay ra như kiểu ngón tay có lò xo.
Người bệnh thấy đau tại gốc ngón tay (chỗ khớp bàn ngón), có thể sờ thấy hạt xơ, ấn đau. Đau khi gấp hoặc duỗi ngón tay, khó vận động ngón tay. Ngón tay ở tư thế bị khóa gấp vào lòng bàn tay hoặc ở tư thế duỗi. Siêu âm thấy gân và bao gân gấp ngón tay bị dày lên, có dịch quanh bao gân.
Phân loại mức độ bệnh:
- Độ I: Đau ở gốc ngón tay, còn di chuyển được.
- Độ II: Ngón tay bị giữ lại, gân còn di chuyển được nhưng bị bật hoặc phải dùng sự trợ giúp của tay đối diện.
- Độ III: Ngón tay bị kẹt ở tư thế cò súng.
Nguyên nhân gây bệnh
- Thường gặp ở nữ, đặc biệt ở phụ nữ mang thai, cho con bú, tiền mãn kinh.
- Các bệnh lý về khớp như: viêm khớp dạng thấp, gout.
- Đái tháo đường.
- Chấn thương vùng cổ – bàn tay lặp lại.
- Bệnh nghề nghiệp cần sử dụng đến cổ – ngón tay nhiều.
- Không rõ nguyên nhân.
Yếu tố nguy cơ mắc bệnh
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây nên bệnh lý ngón tay lò xo như:
- Do bệnh nghề nghiệp: Những người hoạt động bàn tay nhiều, thường xuyên, làm việc có sự tỳ đè vào vị trí các gân gấp nhiều lần như giáo viên, thợ cắt tóc, bác sĩ phẫu thuật, thợ thủ công, nhân viên đánh máy, đầu bếp…
- Hậu quả của một số bệnh lý như đái tháo đường, viêm khớp dạng thấp, gout, lupus….có nguy cơ tổn thương viêm gân gấp cao hơn bình thường.
- Chấn thương cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh.

Triệu chứng bệnh
- Đau tại gốc ngón tay (chỗ khớp bàn ngón), có thể sờ thấy hạt xơ, ấn đau.
- Đau khi gấp hoặc duỗi ngón tay, khó vận động ngón tay.
- Ngón tay ở tư thế bị khóa gấp vào lòng bàn tay hoặc ở tư thế duỗi.
- Siêu âm: Gân và bao gân gấp ngón tay bị dày lên, có dịch quanh bao gân.
Biện pháp chẩn đoán bệnh
- Dựa vào triệu chứng lâm sàng tại chỗ.
- Đau ngón tay có thể bị kẹt ở tư thế gấp vào lòng bàn tay hoặc duỗi thẳng.
- Khám ngón tay có thể có sưng.
- Có thể sờ thấy cục viêm xơ trên gân gấp ngón tay ở vị trí khớp đốt bàn ngón tay. Cục viêm xơ di động khi gấp duỗi ngón tay.
- Ngoài ra, sử dụng siêu âm với đầu dò tấn số 7,5 – 20 NHZ có thể thấy gân dày lên và có dịch bao quanh.
- Không cần thiết phải làm xét nghiệm máu đặc biệt cũng như không cần chụp xquang. Tuy nhiên cần phải xét nghiệm cơ bản trước khi cho thuốc hay trước khi điều trị.

Điều trị ngón tay lò xo
- Tránh vận động nhiều ngón tay.
- Chườm lạnh trong đợt viêm nhiều (sưng, nóng, đỏ).
- Đeo nẹp để giữ ngón tay ở tư thế thẳng.
- Vật lý trị liệu. Các bài tập kéo giãn ngón tay nhẹ nhàng.
- Thuốc: Thuốc NSAID (chống viêm Non Steroid): Ibuprofen, Mobic, Celebrex…
- Nếu vẫn không cải thiện: Tiêm Steroid vào bao gân gấp ở gốc ngón tay.
- Trong trường hợp điều trị Nội khoa không kết quả sẽ điều trị bằng phẫu thuật: phẫu thuật giải phóng chèn ép, cắt bỏ phần viêm xơ.
Phẫu thuật giải phóng chèn ép, cắt bỏ phần viêm xơ là bước sau cùng sau khi các phương pháp điều trị nội khoa cho bệnh nhân viêm bao gân gấp ngón tay. Để đảm bảo an toàn thì chỉ định phẫu thuật phải được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên ngành phẫu thuật bàn tay.
Ngón tay lò xo là một bệnh lý không quá nguy hiểm, không ảnh hưởng đến tính mạng. Có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng hướng. Vì vậy việc phát hiện kịp thời các dấu hiệu sớm để đi khám và gặp bác sĩ để dễ dàng điều trị nhé các bạn…
Leave a reply