Chế độ ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của thận. Vì vậy, những người bị bệnh thận mạn tính thường được khuyên tránh một số loại thực phẩm để giữ sức khỏe và ngăn ngừa tổn thương thêm cho thận.
Biểu hiện, triệu chứng suy thận
Các triệu chứng báo hiệu suy thận người bệnh có thể thấy như sau:
- Cơ thể mệt mỏi, gầy xanh xao.
- Nhức đầu.
- Sưng phù toàn thân.
- Chán ăn, buồn nôn.
- Đi tiểu nhiều lần.
Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, suy thận có thể khiến người bệnh tử vong do xuất hiện các biến chứng của suy thận.
Người bệnh suy thận nên ăn kiêng gì?
- Natri: Natri được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm và một thành phần chính của muối ăn. Bệnh thận sẽ khiến cho thận không thể lọc ra natri dư thừa, làm cho mức độ natri trong máu tăng lên.
- Kali: Kali đóng nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể, nhưng những người bị bệnh thận cần phải hạn chế kali để tránh làm tăng mức độ kali trong máu và gây nguy hiểm.
- Phốt pho: Thận bị tổn thương không thể loại bỏ phốt pho dư thừa, một khoáng chất trong nhiều loại thực phẩm. Mức độ phốt pho cao có thể gây hại cho cơ thể.
- Protein: Bệnh thận kiêng ăn gì? Protein là một chất dinh dưỡng khác mà những người bị bệnh thận có thể cần phải hạn chế. Chất thải từ quá trình trao đổi chất protein không thể phân giải khi thận bị tổn thương nên bạn cần hạn chế nạp chất này.
- Muối: Suy thận kiêng ăn gì? Suy thận sẽ làm mất khả năng bài trừ muối qua nước tiểu dễ gây phù, huyết áp tăng. Do đó, bệnh nhân suy thận nên ăn nhạt nhất có thể.

Người bệnh suy thận nên ăn gì?
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc làm chậm tiến triển bệnh, kéo dài thời gian không phải chạy thận. Do đó, người bệnh nên ăn uống khoa học theo khuyến cáo của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
- Bắp cải: Người bệnh suy thận nên ăn gì? Loại rau này chứa nhiều chất phytochemicals giúp phá vỡ các gốc tự do trước khi chúng có thể gây hại. Nó cũng được biết đến trong việc bảo vệ cơ thể chống lại ung thư và tốt cho sức khỏe tim mạch.
- Súp lơ: Người bệnh suy thận nên ăn gì? Thực phẩm này rất giàu vitamin C và folate. Nó còn chứa entoles, glucosinolates, và thiocyanates – các hợp chất giúp gan trung hòa các chất độc hại có thể gây tổn thương màng tế bào.
- Tỏi: Thực phẩm mùi thơm này có thể làm giảm cholesterol, và thậm chí giúp làm giảm chứng viêm.
- Hành: Người bệnh suy thận nên ăn gì? Chứa chất chống oxy hoá mạnh giúp làm giảm bệnh tim và bảo vệ chống lại nhiều bệnh ung thư. Hành tây có lượng kali thấp và nguồn crom dồi dào – một khoáng chất giúp hấp thụ carbohydrate, chất béo và protein.
- Táo: Được biết đến để giúp cơ thể giảm cholesterol, ngăn ngừa táo bón, chống lại bệnh tim và giảm nguy cơ ung thư. Táo còn chứa các hợp chất chống viêm rất tốt.
- Nho đỏ: Người bệnh suy thận nên ăn gì? Được biết đến có chứa một số flavonoid có tác dụng tốt trong chống lại bệnh tim mạch, bằng cách ngăn ngừa quá trình oxy hóa và giảm sự hình thành cục máu đông.
- Gừng: Được biết đến vì như một loại thuốc tự nhiên có tác dụng giảm đau, an thần, giảm sốt và kháng khuẩn. Nó cũng chứa vitamin B5, magiê và mangan. Gừng còn được dùng trong điều trị chứng đau khớp và giảm buồn nôn.

Nguyên tắc chung trong xây dựng thực đơn cho người suy thận
Sau khi đi tìm hiểu suy thận ăn gì, kiêng gì người bệnh cũng cần chú ý đến nguyên tắc xây dựng thực đơn khoa học. Theo Học viện quân y 103, người mắc bệnh suy thận có thể tham khảo thực đơn mẫu sau:
- Ăn nhạt: Lượng muối và mì chính hạn chế khoảng 2 g/ngày.
- Uống nước: Lượng nước cho người lớn = lượng nước tiểu/ngày + (500 đến 700ml). Lượng nước cho trẻ nhỏ = lượng nước tiểu/ngày + 200 ml.
- Năng lượng: Năng lượng khẩu phần ăn của người lớn khoảng 30 – 35Kcal/kg/ngày. Năng lượng khẩu phần cho trẻ khoảng 70 – 80 kcal/kg/ngày.
- Protein: Lượng protein khoảng 0,6 – 0,8 kg/ngày.
- Khoáng chất và vitamin: Người mắc bệnh suy thận nên duy trì hàm lượng kali< 200mg/ngày.
Khi điều trị bất kỳ bệnh lý nào, dinh dưỡng luôn là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình điều trị và khả năng phục hồi của người bệnh. Vì thế, người bệnh suy thận nên duy trì một chế độ dinh dưỡng khoa học, hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.