Chế độ ăn uống lành mạnh là một điều kiện tiên quyết cho bất kỳ bệnh nhân thiếu máu nào. Chế độ ăn uống cho người thiếu máu bao gồm các loại thực phẩm giàu vitamin B12, axit folic, vitamin C và sắt.
Triệu chứng của bệnh thiếu máu
Trước khi trả lời câu hỏi thiếu máu phải làm sao thì chúng ta cũng nên biết về một vài triệu chứng của bệnh thiếu máu:
- Tính tình thay đổi thường xuyên gắt gỏng, mệt mỏi.
- Mỗi khi vận động thường xuyên cảm thấy mệt mỏi dù đó không phải là làm việc nặng.
- Da trở nên xanh xao hơn, niêm mạc nhợt nhạt cũng như tim đập nhanh và móng chân, móng tay dễ gãy.
- Người bệnh thường xuyên hoa mắt, chóng mặt, ăn kém hơn.
- Khả năng tình dục ở nam cũng giảm sút đi đáng kể.
Người mắc bệnh thiếu máu nên ăn gì?
Thịt đỏ
Hàm lượng sắt cao trong thịt cừu, thịt bò và các loại thịt đỏ khác. Các loại thịt này chứa phức hợp heme-sắt, sẽ được dễ dàng hấp thụ bởi cơ thể. Nó cũng là một nguồn tuyệt vời của vitamin B12. Người ta nói rằng gan bò có hơn 600% cho nhu cầu sắt hàng ngày.
Cà chua
Vitamin C là thành phần chính trong cà chua cùng với lycopene. Vitamin C trong cà chua giúp hấp thu dễ dàng các chất sắt. Cà chua cũng rất giàu beta carotene và vitamin E, do đó có lợi cho sức khỏe tóc và da.
Lựu
Lựu là một trong những loại trái cây phổ biến giàu chất sắt và vitamin C. Ăn lựu giúp cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể và lựu cũng rất hiệu quả trong điều trị các triệu chứng thiếu máu như yếu, chóng mặt, mệt mỏi và thậm chí cả mất khả năng nghe.
Trái cây
Các loại trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, quýt,… rất có ích đối với điều trị thiếu máu vì nó đẩy nhanh quá trình hấp thu sắt nhờ đó mà duy trì lưu thông khí huyết bên trong cơ thể.
Rau màu xanh đậm
Các loại rau màu xanh đậm như: cải bó xôi, cải xoăn, cần tây, lá lốt, rau ngót, rau đay,… là nguồn cung cấp chất sắt nonheme vô cùng đa dạng. Không những thế nó còn cung cấp vitamin C và folate để việc hấp thụ sắt trở nên dễ dàng hơn.
Hải sản và động vật có vỏ
Nhiều loại hải sản và động vật có vỏ là nguồn cung cấp chất sắt dồi dào, đặc biệt là cá ngừ và cá mòi. Động vật có vỏ, đặc biệt là hàu, tôm, trai và sò giàu chất sắt tương tự như thịt.
Các loại đậu
Đậu là nguồn thực phẩm giàu vitamin và chất sắt nhưng lại rất rẻ tiền và dễ kiếm nên phù hợp với mọi người bị thiếu sắt. Tiêu biểu phải kể đến: đậu đen, đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu nành,…
Các loại hạt
Các loại hạt như hạt bí, hạt hướng dương, hạt điều,… là nguồn cung cấp chất sắt rất dồi dào. Người bị thiếu máu có thể sử dụng nó kèm với salad, các loại rau hoặc trái cây để có được một bữa ăn giàu chất dinh dưỡng giúp tăng cường máu và sức đề kháng cho cơ thể.
Nho khô
Nghe có vẻ lạ nhưng thực tế nho khô có rất nhiều kẽm, sắt, photpho, canxi,… rất tốt cho máu. Không những thế, nho khô còn có nhiều chất chống oxy hóa giúp kích thích cơ thể sản sinh hồng cầu từ đó ngăn ngừa thiếu máu hiệu quả.
Sữa và chế phẩm từ sữa
Sữa không những chứa các loại khoáng chất bổ máu và bổ dưỡng cho cơ thể như photpho, sắt, canxi, magie, photpho,… mà còn giàu vitamin B12, C, A có vai trò quan trọng trong việc giữ sắt và hình thành nên hồng cầu, cải thiện tình trạng thiếu máu.
Những điều cần lưu ý khi bổ sung thực phẩm tốt cho máu
Khi xây dựng chế độ dinh dưỡng thiếu máu nên ăn gì người bệnh cần chú ý:
- Tránh ăn các món ăn bổ máu đồng thời với các thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng gây ức chế và giảm sự hấp thụ sắt như: cải bó xôi, ngũ cốc, sữa, đậu nành,…
- Không nên hút thuốc lá bởi nó làm giảm hàm lượng vitamin được dùng để hấp thụ sắt và các chất dinh dưỡng khác.
- Khi ăn không nên uống trà hoặc cà phê vì nó làm cản trở quá trình hấp thu sắt.
- Nên kết hợp thực phẩm giàu vitamin C và thức ăn bổ máu, thực phẩm có nhiều protein để tăng cường hấp thu sắt.
Thiếu máu dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe và cuộc sống người bệnh. Ở mức độ nhẹ, bệnh gây mệt mỏi, choáng váng khiến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt và công việc giảm sút. Nguy hiểm hơn, bệnh còn ảnh hưởng đến các chức năng quan trọng trong cơ thể, đe dọa sự sống.
Leave a reply