Một số người được di truyền các gene từ bố mẹ khiến họ nhạy cảm hơn khi gặp phải tác nhân gây khởi phát động kinh, từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh.
Nguyên nhân động kinh và các yếu tố gây cơn động kinh
Trong một nửa số trường hợp bệnh động kinh không rõ nguyên nhân. Nửa còn lại, căn bệnh này có thể xuất phát từ bất kỳ tổn thương nào ở não, khiến cho việc phóng điện bị xáo trộn, bao gồm:
- Ảnh hưởng của gen là một trong các nguyên nhân gây động kinh quan trọng đang được các nhà nghiên cứu tìm hiểu. Một số gen nhất định di truyền trong gia đình khiến bạn nhạy cảm hơn với những điều kiện môi trường gây ra bệnh động kinh.
- Chấn thương đầu do tai nạn xe hơi hoặc các va đập khác cũng có thể gây động kinh.
- Các bất thường xảy ra ở não bộ bao gồm khối u não hoặc dị dạng mạch máu như dị dạng động mạch, u máu thể hang (cavernoma) có thể gây ra bệnh động kinh.
- Nhiễm trùng thần kinh như viêm màng não, bệnh não do HIV, viêm não do virus và một số bệnh do nhiễm ký sinh trùng cũng có thể là nguyên nhân động kinh.
- Lạm dụng rượu hoặc các chất kích thích như ma túy.
- Rối loạn phát triển, chẳng hạn như bệnh tự kỷ.
- Chấn thương trước khi sinh.
Yếu tố nguy cơ gây bệnh động kinh
Ngoài những nguyên nhân động kinh kể trên, các yếu tố sau đây cũng làm tăng nguy cơ hình thành chứng động kinh. Các yếu tố này bao gồm:
- Tuổi tác: Động kinh thường khởi phát ở trẻ em và khi về già nhưng có thể bất kỳ độ tuổi nào cũng có nguy cơ bị bệnh.
- Tiền sử gia đình: Nguy cơ mắc bệnh động kinh của một người sẽ tăng lên nếu trong gia đình có người mắc bệnh này.
- Chấn thương đầu do tai nạn xe hơi hay các va chạm khác là một trong các nguyên nhân động kinh. Để hạn chế nguy cơ này, bạn nên thắt dây an toàn khi ngồi ô tô, đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy hay khi đi xe đạp chạy với tốc độ cao.
- Chứng mất trí nhớ (sa sút trí tuệ) ở người già.
- Co giật ở trẻ em: Nguy cơ động kinh sẽ tăng cao nếu trẻ em từng bị sốt cao co giật kéo dài hay các vấn đề về thần kinh khác.
Bệnh động kinh có di truyền không?
Bệnh động kinh hoàn toàn có thể di truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau. Theo đó, bố hoặc mẹ có tiền sử mắc động kinh sẽ có tỉ lệ di truyền sang con cao hơn. Theo nghiên cứu, những người trưởng thành mắc động kinh vô căn, có nghĩa là không tìm ra được nguyên nhân gây bệnh sẽ có tỉ lệ di truyền sang con cái cao nhất.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu lâm sàng cũng cho thấy kết quả, yếu tố gen cũng là nguyên nhân chính gây nên bệnh động kinh. Vì vậy, động kinh hoàn toàn có thể di truyền ở một tỉ lệ nhất định từ bố mẹ hoặc ông bà sang con cháu.
Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm bệnh động kinh, theo đó các yếu tố sau đây cần được lưu ý:
- Số lượng thành viên trong gia đình mắc động kinh càng nhiều, tỉ lệ trẻ em sinh ra trong gia đình này bị di truyền bệnh càng cao. Vì vậy, những ai thuộc huyết thống trước khi mang thai cần cân nhắc, phòng ngừa và tham khảo ý kiến của bác sĩ thật cẩn thận.
- Động kinh toàn thể gây ra các cơn co giật trên toàn thân bắt nguồn bởi hai bên não bị tổn thương thường có xác suất di truyền cao hơn. Trong khi đó, động kinh khu trú lại có tỉ lệ di truyền cực thấp, thậm chí là không đáng kể đến.
- Những trường hợp bị động kinh do chấn thương não vì tai nạn, đột quỵ, tắc nghẽn mạch máu… thường rất hiếm di truyền cho thế hệ sau.
Động kinh có nên có con hay không ?
Khi bị động kinh, mình thường lo ngại con sẽ bị chứng động kinh. Tuy nhiên, tỷ lệ con bị di truyền là không cao. Đối với một số loại động kinh tỷ lệ cao hơn nhưng đó không phải là lý do để chúng ta không có con. Điều quan trọng mà chúng ta cần là hiểu rõ các nguy cơ của bản than và trang bị những kĩ năng chăm sóc cho con tốt nhất.
Phòng ngừa động kinh cho trẻ từ giai đoạn sớm nhất
- Ngày nay, các xét nghiệm di truyền ngày càng phát triển có thể giúp bạn phát hiện các yếu tố nguy cơ của động kinh. Vì vậy, nếu mắc bệnh này hãy tìm đến dịch vụ y tế để trao đổi với bác sĩ chuyên khoa khi có ý định mang thai và lên kế hoạch theo dõi trong suốt thai kỳ để sinh con khỏe mạnh.
- Ngoài yêu tố di truyền, yếu tố môi trường cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc khởi phát cơn động kinh. Có thể giảm tối đa nguy cơ khởi phát bằng cách:
- Tạo lối sống lành mạnh trong chế độ học tập làm việc, chế độ dinh dưỡng,…
- Nếu con từng có lần sốt cao co giật, nên hạ sốt sớm bằng cách chườm ấm hoặc dùng thuốc.
- Tiêm phòng vắc xin ngăn ngừa viêm não và các bệnh lý khác.
- Giáo dục để con tránh các chất kích thích và gây nghiện.
- Đưa con đến cơ quan y tế kiểm tra khi nghi ngờ có các triệu chứng thần kinh.
Bệnh động kinh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mà còn gây áp lực tâm lý rất lớn cho người bệnh. Đối với nhiều bệnh nhân động kinh, chính thái độ tiêu cực của cộng đồng đã khiến cho họ luôn cảm thấy mặc cảm, tự ti và khó hòa nhập với cuộc sống.
Leave a reply