Giống như tất cả các dạng của bệnh, ung thư dạ dày rất phức tạp, nó được hình thành do nhiều yếu tố tác động lẫn nhau làm tăng nguy cơ ung thư. Nguyên nhân gây ung thư dạ dày cho đến nay vẫn còn gặp nhiều tranh luận.
Nguyên nhân ngây bệnh ung thư dạ dày
Có nhiều yếu tố nguy cơ được biết đến đối với ung thư dạ dày, nhưng thường thì không rõ chính xác những yếu tố này có thể ảnh hưởng như thế nào đến cách các tế bào trong dạ dày trở phát triển thành tế bào ung thư.
Các tổn thương tiền ung thư
- Viêm dạ dày mãn tính kéo dài nếu không được điều trị sẽ dẫn đến viêm teo mãn tính niêm mạc dạ dày. Tiếp theo các các biến đổi dị sản của tế bào, rồi các biến đổi loạn sản từ mức độ nhẹ, vừa đến nặng. Loạn sản kéo dài cuối cùng dẫn đến ung thư dạ dày.
Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori)
- Được coi là một nguyên nhân gây ung thư dạ dày. HP làm viêm teo đét niêm mạc dạ dày mãn tính, gây nên các tổn thương tiền ung thư.
Chế độ ăn uống
- Đây là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh ung thư dạ dày. Chế độ ăn mặn, nhiều muối, đặc biệt là các món như dưa cà muối, các loại thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn khiến lượng muối đưa vào cơ thể quá nhiều, gây quá tải cho hệ tiêu hóa. Ngoài việc tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, ăn mặn còn gia tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày do muối thúc đẩy hoạt động của vi khuẩn HP, loại vi khuẩn gây viêm loét niêm mạc dạ dày.
Thói quen ăn quá nhanh cũng khiến dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng do thức ăn không được nhai kỹ, các enzim trong nước bọt chưa kịp được tiết ra để bôi trơn và phân hủy thức ăn trước khi được đưa xuống dạ dày. Do đó, dạ dày cũng không kịp tiết ra lượng dịch vị đầy đủ để kịp tiêu hóa chúng khiến thức ăn ứ đọng, dạ dày hoạt động quá tải gây trào ngược axit, viêm loét và lâu dần dẫn đến ung thư dạ dày. - Uống nhiều rượu bia cũng là nguyên nhân khá phổ biến gây ung thư dạ dày qua con đường làm tổn thương gen. Khả năng gây ung thư của rượu bia do tính chất cộng dồn các yếu tố gây ung thư.
Hút thuốc lá
- Có thể nhiều người không biết rằng hút thuốc lá lại làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày. Lý do là trong thuốc lá chứa hàm lượng lớn nicotin. Đây là chất độc phá hủy hệ hô hấp cũng như hệ tiêu hóa. Khi người bệnh hít khói thuốc, chất cortisol được sản sinh ra nhiều hơn gây viêm loét nặng hơn, niêm mạc dạ dày bị suy yếu đi.
Hút thuốc lá làm lưu lượng máu đến các cơ quan trong cơ thể cũng như dạ dày chậm hơn, ngăn cản quá trình tiết chất nhầy của dạ dày. Thuốc lá đồng thời cũng làm giảm đáng kể tác dụng điều trị của các loại thuốc chữa viêm loét dạ dày cũng như ung thư dạ dày.
Béo phì
- Người béo phì dễ bị mắc ung thư dạ dày hơn người bình thường.
Nhóm máu
- Người nhóm máu A hay bị ung thư dạ dày hơn các nhóm máu còn lại.
Có tiền sử phẫu thuật dạ dày trước đó
- Bệnh nhân đã phẫu thuật dạ dày có nguy cơ mắc ung thư cao nhất sau 15-20 năm.
Di truyền
- Ung thư dạ dày liên quan tới một số hội chứng di truyền như đa polyp tuyến, bệnh ung thư đại trực tràng di truyền không đa polyp… Đột biến gen CDH1 đã được chứng minh liên quan đến ung thư dạ dày. CDH1 là gen ức chế tế bào dạ dày phát triển, khi bị đột biến làm mất khả năng kiểm soát này dẫn tới ung thư.
Những triệu chứng của ung thư dạ dày là gì?
Ở giai đoạn sớm, bệnh thường không có triệu chứng. Ở giai đoạn muộn hơn, các triệu chứng có thể gồm:
- Sút cân.
- Đau trướng bụng, đặc biệt vùng trên rốn.
- Mệt mỏi, chán ăn hoặc cảm giác ậm ạch khó tiêu.
- Buồn nôn, nôn.
- Đi ngoài phân đen.
- Sờ thấy u ở bụng Tất cả các triệu chứng trên có thể do các nguyên nhân khác ngoài ung thư dạ dày. Nhưng khi bạn có các triệu chứng trên, hãy đi khám sớm để được điều trị kịp thời.
Ung thư dạ dày được điều trị như thế nào?
Phương pháp điều trị phụ thuộc vào giai đoạn bệnh và tình hình sức khỏe bệnh nhân. có các phương pháp điều trị như:
- Phẫu thuật: Đây là phương pháp điều trị đầu tiên và chủ yếu đối với các ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm: Có thể phẫu thuật cắt bỏ một phần hay toàn bộ dạ dày.
- Hoá trị: Là phương pháp điều trị dùng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Nếu ung thư ở giai đoạn sớm, hóa trị liệu dùng để hỗ trợ cho phẫu thuật, tia xạ hoặc cả hai, nhằm mục đích tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể để tránh tái phát ung thư dạ dày sau này.
- Xạ trị: Trong ung thư dạ dày, điều trị bằng tia xạ sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Điều trị bằng tia xạ có thể được dùng cùng với hóa chất trị liệu để làm nhỏ khối u và làm giảm các triệu chứng.
Ung thư dạ dày có thể chữa khỏi khi bệnh ở giai đoạn sớm. Nhưng bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn. Khi đó, các bác sĩ có thể kết hợp các phương pháp điều trị khác để cải thiện triệu chứng cho bạn. Sau điều trị bạn sẽ phải làm gì? Bạn sẽ phải đến khám 3 tháng/lần để kiểm tra có vấn đề gì bất thường hay bệnh tái phát trở lại không.
Các xét nghiệm bao gồm: khám lâm sàng, xét nghiệm máu, nội soi dạ dày, siêu âm ổ bụng hay cắt lớp vi tính.
Phòng ngừa ung thư dạ dày
Không phải lúc nào bạn cũng có thể ngăn ngừa nguyên nhân gây ung thư dạ dày. Tuy nhiên, thực hiện những thay đổi lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Để giảm nguy cơ bị ung thư dạ dày, bạn nên:
- Duy trì cân nặng hợp lý: Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, hãy đặt mục tiêu giảm cân chậm và ổn định khoảng 1 hoặc 2kg/tuần. Tăng cường tập thể dục, hoạt động thể chất lành mạnh để giảm cân.
- Chọn một chế độ ăn uống lành mạnh: Cố gắng bổ sung nhiều trái cây và rau củ quả vào chế độ ăn uống hàng ngày. Trái cây và rau quả có chứa chất chống oxy hóa như vitamin A,C có thể ngăn chặn các chất làm hỏng ADN của tế bào, ngừa ung thư.
- Giảm lượng thức ăn mặn, thịt đỏ, thịt đã qua chế biến trong khẩu phần ăn: Hãy bảo vệ dạ dày của bạn bằng cách hạn chế ăn mặn, giảm thịt đỏ, thịt đã qua chế biến, chẳng hạn như thịt hun khói và xúc xích…
- Bỏ thuốc lá: Nếu bạn có thói quen hút thuốc, hãy bỏ thuốc lá. Hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày, cũng như nhiều bệnh ung thư khác.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ: Hãy thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày. Bác sĩ có thể xem xét cho bạn tiến hành làm các xét nghiệm, chẳng hạn như nội soi để tìm ra các dấu hiệu của ung thư dạ dày. Phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh sớm là chìa khóa để có thể chữa khỏi bệnh.
Leave a reply