Hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng mang thai là điều xảy ra tự nhiên và dễ dàng. Tuy nhiên có nhiều lý do không ngờ sẽ cản trở quá trình này, khiến phụ nữ khó mang thai hơn. Dưới đây là các nguyên nhân gây khó mang thai thường gặp nhất.
Khó mang thai là tình trạng như thế nào?
Khó mang thai hay còn được biết đến với cái tên “hiếm muộn” đã không còn quá xa lạ với mọi người. Vấn đề này xảy ra khi các cặp vợ chồng đã quan hệ không dùng bất kỳ các biện pháp tránh thai nào nhưng một thời gian dài vẫn chưa có con. Thời gian chờ này có thể là một năm đối với các chị em dưới 35 tuổi, nếu trong vòng 6 tháng với chị em trên 35 tuổi vẫn chưa có con thì chị em nên đến gặp các bác sĩ để được tư vấn.
Có hai kiểu hiếm muộn phổ biến hiện nay, được gọi là vô sinh nguyên phát và vô sinh thứ phát. Với các chị em chưa từng mang thai nhưng lại gặp trường hợp này, thì chị em có thể được chẩn đoán là vô sinh nguyên phát. Còn nếu đã từng mang thai thành công ít nhất một lần, có thể chị em bị vô sinh thứ phát.
Nguyên nhân khó mang thai
Rối loạn rụng trứng
Đó là việc trứng rụng không đều hoặc không rụng từ buồng trứng. Nguyên nhân này chiếm khoảng 40% cho các trường hợp vô sinh hiếm muộn.
Ống dẫn trứng bị tắc
Các ống dẫn trứng có thể bị tắc một phần hay tắc hoàn toàn, làm chậm hoặc ngăn cản tinh trùng gặp trứng trở thành nguyên nhân khó thụ thai. Nguyên nhân này chiếm khoảng 30% các trường hợp vô sinh hiếm muộn.
Tuổi tác
Phụ nữ sau tuổi 35 và nam giới sau tuổi 40 là những độ tuổi nếu muốn sinh con sẽ tốn nhiều thời gian và công sức hơn là những người ở lứa tuổi trẻ hơn. Không phải chưa mãn kinh và kinh nguyệt đều đặn thì khả năng sinh đẻ vẫn ổn, đó là một quan điểm không chắc chắn. Số lượng và chất lượng của trứng cũng bị ảnh hưởng sau tuổi 35 trở đi.
Vấn đề ở nam giới
Nhiều người lầm tưởng rằng, khó mang thai là hoàn toàn do nữ giới. Tuy nhiên sự thật chứng minh, khoảng 20 đến 30% các vấn đề khó mang thai và hiếm muộn xảy ra là do từ phía nam giới. Vì các dấu hiệu ở nam giới khó phát hiện hơn nên dẫn đến sự lần tưởng này. Để có thể biết chắc chắn, người nam cần thực hiện các kiểm tra , phân tích tinh dịch để xác định khả năng sinh sản của bản thân.
Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là khi các mô giống nội mạc tử cung (là mô lót tử cung) phát triển ở những vị trí bên ngoài tử cung. Người ta ước tính rằng có tới 50% phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung sẽ khó mang thai.
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể khiến tổn thương tử cung, ống dẫn trứng, làm hạn chế khả năng sinh sản. Nhiễm trùng cũng ngăn cản khả năng của phôi cấy vào tử cung, gây ra sảy thai sớm.
Thói quen không lành mạnh
Việc duy trì các thói quen không lành mạnh như hút thuốc, dùng thức uống có cồn, sử dụng chất gây nghiện, lối sống không vận động… có thể làm giảm khả năng thụ thai của cả hai giới.
Sử dụng chất bôi trơn
Chất bôi trơn có thể là nguyên nhân lý giải tại sao cho tinh trùng vào mà không có thai. Bởi chất bôi trơn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng vận động của tinh trùng, làm cho tinh trùng khó đi đến trứng.
Bạn không căn đúng thời điểm
Khoảng thời gian mà phụ nữ có thể thụ thai mỗi tháng thực chất tương đối ngắn. Cửa sổ thụ thai là thuật ngữ chỉ khoảng thời gian sáu ngày mà ngày cuối cùng là ngày rụng trứng – đây là khoảng thời gian thuận lợi nhất để thụ thai. Bạn có thể sử dụng các ứng dụng theo dõi chu kỳ kinh nguyệt để tính cửa sổ thụ thai của mình.
Stress
Stress cũng có thể xem là một nguyên nhân khó thụ thai nhưng lại thường bị bỏ qua. Nguyên do là tình trạng căng thẳng có thể làm gián đoạn quá trình thụ tinh vì ảnh hưởng đến chức năng của vùng dưới đồi
Các nguyên nhân khác
Có nhiều cặp vợ chồng không thể nào tìm ra nguyên nhân khiến mình bị khó mang thai. Tuy vậy, không tìm được nguyên nhân không có nghĩa là không có cách để điều trị và mang thai lại. Các cặp vợ chồng sau khi điều trị vô sinh vẫn có thể mang thai như bình thường.
Làm gì khi gặp tình trạng khó mang thai?
Các nguyên nhân gây nên các triệu chứng khó mang thai nếu để càng lâu sẽ càng khó điều trị. Do đó việc tạm hoãn gặp bác sĩ để điều trị về lâu dài làm cho việc chữa trị càng thêm khó khăn. Nên nếu có thể nhận được sự trợ giúp thì đừng ngần ngại mà hãy thực hiện càng sớm càng tốt để có hiệu quả tốt nhất.
- Thuốc hỗ trợ sinh sản: Những loại thuốc này hoạt động bằng cách kích thích các hormone sinh sản của phụ nữ để phóng thích trứng trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, thuốc hỗ trợ sinh sản vẫn có những tác dụng phụ như quá kích buồng trứng hoặc tăng nguy cơ phát triển khối u trong buồng trứng.
- Phẫu thuật: Điều trị khó có thai bằng các phương pháp phẫu thuật sẽ giải quyết những vấn đề liên quan đến tắc nghẽn ống dẫn trứng hoặc dính tử cung. Tuy nhiên, phẫu thuật ngoại khoa hiện nay ít được sử dụng vì đã có những phương pháp điều trị hiếm muộn, vô sinh khác tối ưu hơn.
- Thụ tinh nhân tạo IUI: Khi thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ bơm vào tử cung của phụ nữ hàng triệu tinh trùng khỏe mạnh ngay tại thời điểm rụng trứng để tăng cơ hội thụ thai.
- Thụ tinh nhân tạo IVF: Đây là phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm và có hiệu quả cao trong việc hỗ trợ sinh sản hiện nay. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ lấy một quả trứng trưởng thành từ cơ thể mẹ để thụ tinh với tinh trùng trong phòng thí nghiệm. Sau khi thụ tinh thành công, phôi thai sẽ được đưa trở lại vào tử cung của người mẹ. Phương pháp này sẽ mất khoảng vài tuần và phụ nữ cần tiêm hormone hàng ngày để đảm bảo quá trình cấy ghép diễn ra thành công.
Các nguyên nhân gây nên các triệu chứng khó mang thai nếu để càng lâu sẽ càng khó điều trị. Do đó việc tạm hoãn gặp bác sĩ để điều trị về lâu dài làm cho việc chữa trị càng thêm khó khăn. Không chủ quan, nếu bạn phát hiện những triệu chứng bất thường liên quan đến sức khỏe sinh sản thì cần đi khám càng sớm càng tốt. Giữ gìn sức khỏe, tuân thủ lối sống khoa học, nâng cao sức khỏe là điều quan trọng gia đình hạnh phúc hơn.