Nhiễm Escherichia coli là vi khuẩn hiếu khí xuất hiện nhiều nhất trong ruột già. Một số chủng gây tiêu chảy và tất cả đều có thể gây nhiễm trùng khi chúng xâm nhập vào các vị trí vô trùng (như đường tiết niệu).
Vi khuẩn E. coli là gì?
Coli là loại trực khuẩn, gram âm. Chúng phân bố rất rộng rãi trong môi trường sống của chúng ta. Vi khuẩn E. coli thường có mặt ở thực phẩm, nguồn nước, kí sinh trong ruột già của người và động vật. Những vi khuẩn E. coli thường trú trong ruột thậm chí còn có tác dụng bảo vệ cơ thể của chúng ta.
Tuy nhiên, một số loại E. coli, đặc biệt là E. coli O157: H7, có thể gây nhiễm trùng đường ruột. E. coli O157: H7 và các chủng khác gây bệnh đường ruột được gọi là E. coli sinh độc tố Shiga (STEC) theo tên độc tố mà chúng tạo ra.
Nguyên nhân nhiễm Escherichia coli
- Nước bị ô nhiễm: Uống nước bị ô nhiễm hoặc bơi trong hồ nước bị ô nhiễm.
- Ăn các loại thực phẩm ô nhiễm: Thực phẩm rất dễ bị ô nhiễm bởi vì chúng ta chưa biết cách sơ chế hoặc bảo quản chúng trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm thích hợp. Việc uống sữa chưa tiệt trùng, không ăn chín, uống sôi hoặc ăn các loại gia súc, gia cầm nhiễm bệnh có thể tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn e coli.
- Chế biến thức ăn: Trong quá trình giết mổ, gia cầm và các sản phẩm thịt có thể nhiễm vi khuẩn từ ruột của động vật.
- Lây từ người sang người: Các vi khuẩn dễ lây lan từ người sang người khi bạn rửa tay không kỹ sau khi vệ sinh và chạm vào người khác, chạm vào các bề mặt có nhiễm khuẩn hoặc dùng chung các vật dụng với người bị nhiễm bệnh.
- Động vật: Những người làm việc với động vật, đặc biệt là bò, dê, cừu có thể bị nhiễm bệnh từ vi khuẩn sống ở động vật.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn E. coli
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ nhiễm vi khuẩn E. coli, chẳng hạn như:
- Độ tuổi: Trẻ nhỏ và người lớn tuổi có nguy cơ cao nhiễm khuẩn E. coli hơn các lứa tuổi khác.
- Người bị suy yếu hệ miễn dịch, ví dụ như những người bị AIDS hoặc đang dùng các loại thuốc để điều trị bệnh ung thư hoặc uống thuốc sau khi ghép nội tạng.
- Theo mùa: Thời gian từ tháng sáu đến tháng chín trong năm là thời điểm có nhiều trường hợp nhiễm E. coli.
- Giảm nồng độ axit dạ dày: Các thuốc làm giảm nồng độ axit dạ.
- Độ tuổi: Trẻ nhỏ và người lớn tuổi có nguy cơ cao nhiễm khuẩn E. coli hơn các lứa tuổi khác.
- Người bị suy yếu hệ miễn dịch, ví dụ như những người bị AIDS hoặc đang dùng các loại thuốc để điều trị bệnh ung thư hoặc uống thuốc sau khi ghép nội tạng.
- Theo mùa: Thời gian từ tháng sáu đến tháng chín trong năm là thời điểm có nhiều trường hợp nhiễm E. coli.
- Giảm nồng độ axit dạ dày: Các thuốc làm giảm nồng độ axit dạ dày.là esomeprazole (nexium), pantoprazole (protonix), lansoprazole (prevacid) và omeprazole (prilosec).

Những dấu hiệu và triệu chứng nhiễm khuẩn E. coli
Các triệu chứng phổ biến của nhiễm khuẩn E. coli là:
- Tiêu chảy xuất hiện đột ngột đôi khi kèm theo máu trong phân.
- Đau bụng âm ỉ hoặc quặn thắt.
- Buồn nôn, ói mửa, chán ăn.
- Mệt mỏi.
- Sốt.
Các triệu chứng nhiễm vi khuẩn E. coli nặng bao gồm:
- Nước tiểu có máu.
- Giảm lượng nước tiểu.
- Da nhợt nhạt.
- Xuất hiện những vết bầm mặc dù trước đó không có va chạm.
- Mất nước.
Tác hại của vi khuẩn E. Coli
Ngoài những vai trò quan trọng kể trên, tác hại của vi khuẩn E. Coli là nguyên nhân gây các bệnh về đường tiêu hóa như:
- Tiêu chảy hay còn gọi là nhiễm độc thức ăn: Người bệnh có biểu hiện sốt, tiêu chảy, nôn. Biến chứng nặng xảy ra thường là do tiêu chảy nhiều mà không được bù dịch kịp thời dẫn đến trụy mạch, rối loạn tuần hoàn, suy thận…
- Nhiễm khuẩn huyết là khi vi khuẩn này xâm nhập vào đường tiêu hóa rồi tiếp tục xâm nhập vào các mạch máu trong cơ thể làm tổn thương các tạng lân cận như tim, thận, não khiến người nhiễm E. Coli có thể tử vong.
- Nhiễm khuẩn đường tiểu do vi khuẩn E. coli, đi từ bộ phận cuối cùng của đường tiêu hóa là hậu môn sang lỗ tiểu ngoài, đi ngược dòng vào đường niệu. Hoặc là vi khuẩn E. Coli gây nhiễm khuẩn huyết và vi khuẩn từ máu bệnh nhân đi khắp cơ thể, đến đường niệu và gây nhiễm khuẩn đường tiểu.
- Viêm màng não và các nhiễm khuẩn khác trong hệ thống tiêu hóa.
Biện pháp điều trị nhiễm Escherichia coli
Hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn E. coli có thể được điều trị tại nhà. Uống nhiều nước, nghỉ ngơi nhiều và theo dõi các triệu chứng nghiêm trọng là những việc bạn nên thực hiện.
Nếu bạn bị tiêu chảy ra máu hoặc sốt, hãy đến bác sĩ kiểm tra trước khi dùng thuốc trị tiêu chảy không cần kê toa. Hơn nữ, bạn nên luôn kiểm tra với bác sĩ nhi khoa trước khi cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ dùng thuốc.
Nếu tình trạng mất nước là vấn đề đáng lo ngại, bác sĩ có thể yêu cầu nhập viện và truyền dịch tĩnh mạch.
Hầu hết các trường hợp cho thấy sự cải thiện trong vòng 5-7 ngày sau khi bắt đầu nhiễm trùng và phục hồi hoàn toàn.

Phương pháp phòng bệnh hiệu quả
Bạn có thể kiểm soát tình trạng này bằng cách áp dụng các biện pháp sau:
- Ăn chín uống sôi.
- Nếu ăn rau sống, hãy rửa lại bằng nhiều nước và rửa bằng nước muối pha loãng. Hãy làm như vậy đối với các loại trái cây trước khi ăn.
- Cần rửa sạch thịt bò hoặc các loại hải sản nếu bạn ăn bò tái hoặc hải sản sống.
- Tránh để lẫn lộn thực phẩm sống và chín với nhau.
- Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Các vật dụng chế biến, nấu ăn, cũng như bát đũa phải được rửa sạch sẽ và khô ráo.
- Chế biến và bảo quản các loại thực phẩm đúng cách tránh làm hư hỏng, nổi mốc.
- Việc rã đông thịt ngoài không khí hoặc trong nước cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Nên rã đông bằng lò vi sóng nếu có.
- Bảo quản thức ăn thừa trong tủ lạnh giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.
- Nên uống sữa đã được tiệt trùng.
- Điều quan trọng, cần xử lý tốt phân, chất bã của người nhiễm E coli để hạn chế lây nhiễm ra ngoài môi trường.
không phải vi khuẩn E coli nào cũng có lợi cho hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe nói chung. Trong trường hợp bị nhiễm khuẩn E coli, bạn nên tích cực điều trị để mau chóng bình phục, tránh những diễn biến phức tạp của bệnh. Đồng thời, mỗi cá nhân sẽ chủ động hơn và có những biện pháp phòng tránh cũng như xây dựng lối sống lành mạnh hơn, hạn chế tối đa mọi tác nhân gây bệnh.