Nhiễm giun kim có khả năng xảy ra ở tất cả mọi người, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ em. Nếu không sớm được loại bỏ, giun kim sinh sống và phát triển trong cơ thể lâu ngày có nguy cơ kéo theo nhiều biến chứng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh.
Nhiễm giun kim là gì?
Giun kim là một loài ký sinh trùng nhỏ có thể sống trong ruột kết và trực tràng. Bạn sẽ nhiễm giun kim khi ăn phải trứng giun kim. Sau đó các quả trứng sẽ nở trong ruột. Trong lúc bạn ngủ, giun cái sẽ rời khỏi ruột và đến hậu môn để đẻ trứng ở vùng da quanh đó. Khi bạn đi ngoài mà không rửa tay kỹ, trứng giun có thể bám vào tay và lây lan sang người khác. Trứng giun có thể sống trên bề mặt đồ dùng sinh hoạt hằng ngày đến 2 tuần.
Nguyên nhân nhiễm giun kim
Vô tình nuốt hoặc hít phải trứng giun kim sẽ khiến bạn bị nhiễm giun kim. Những quả trứng nhỏ (cực nhỏ) có thể được đưa vào miệng bạn bằng thức ăn, đồ uống bị ô nhiễm hoặc ngón tay của bạn. Sau khi nuốt phải, trứng nở trong ruột và trưởng thành thành giun trưởng thành trong vòng vài tuần.
Giun kim cái di chuyển đến vùng hậu môn để đẻ trứng nên thường gây ngứa hậu môn. Khi bạn gãi vào chỗ ngứa, trứng giun sẽ bám vào ngón tay và chui vào móng tay. Sau đó, trứng được chuyển sang các bề mặt khác, chẳng hạn như đồ chơi, giường hoặc bệ ngồi toilet. Trứng cũng có thể được chuyển từ ngón tay bị ô nhiễm sang thức ăn, chất lỏng, quần áo hoặc người khác.
Trứng giun kim có thể tồn tại từ hai đến ba tuần trên bề mặt.
Các yếu tố nguy cơ nhiễm giun kim?
Nhiễm giun kim rất dễ lây nhiễm. Bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm giun kim. Nhưng có nhiều khả năng hơn nếu:
- Trẻ em từ 5 – 10 tuổi.
- Sống cùng hoặc chăm sóc trẻ em.
- Sống trong một không gian đông đúc, chật hẹp.
- Mút ngón tay cái hoặc cắn móng tay.
- Không rửa tay.

Triệu chứng bệnh giun kim
Người mắc bệnh giun kim có thể có các triệu chứng như:
Giun kim thường không gây ra triệu chứng.
- Ngứa quanh hậu môn, nhất là vào ban đêm là một triệu chứng hay gặp và đặc hiệu của bệnh.
- Trẻ em bị nhiễm giun kim thường quấy khóc về đêm do ngứa hậu môn, quan sát ở rìa hậu môn có thể thấy giun kim cái ở rìa hậu môn.
- Đi đại tiện thấy ấu trùng giun kim trong phân.
- Ngoài ra do giun kim sống tại vùng hậu môn nên có thể chui vào âm đạo gây ngứa âm đạo, rối loạn kinh nguyệt.
- Giun kim có thể chui vào ruột thừa, có thể bị bội nhiễm gây viêm ruột thừa.
- Mắc bệnh kéo dài có thể gây thiếu máu mạn tính: hoa mắt, chóng mặt.
Phương thức lây truyền bệnh giun kim
- Qua đường ăn uống: Do dùng tay gãi hậu môn có chứa trứng giun kim sau đó cầm thức ăn hoặc mút tay ở trẻ nhỏ.
- Đường truyền nhiễm khác: Trứng giun kim sau khi sinh và phát triển thành ấu trùng giun kim tại nếp hậu môn thì ngược lên manh tràng phát triển thành giun trưởng thành, kiểu này hiếm gặp.
Biến chứng của nhiễm giun kim?
Hầu hết, nhiễm giun kim không gây ra vấn đề nghiêm trọng. Trong một số trường hợp hiếm, giun kim có thể di chuyển từ hậu môn lên âm đạo đến tử cung, ống dẫn trứng và xung quanh các cơ quan vùng chậu. Điều này có thể gây ra viêm âm đạo, viêm nội mạc tử cung v.v…
Các biến chứng hiếm gặp khác bao gồm:
- Nhiễm khuẩn do gãi vùng hậu môn.
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
- Viêm ruột thừa.
- Nhiễm trùng ổ bụng.
- Sụt cân.
Điều trị nhiễm giun kim?
Khi bị nhiễm giun kim, cách điều trị thông dụng nhất hiện nay là dùng thuốc tẩy giun.
Thuốc này chống chỉ định dùng cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú hoặc người bị mẫn cảm với thành phần của thuốc. Đối với người suy gan, suy thận thì nên thận trọng khi sử dụng thuốc.
Đối với trẻ nhỏ, bố mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế làm các xét nghiệm kiểm tra. Sau đó, bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả rồi đưa ra chỉ định nên dùng loại thuốc nào cho thích hợp. Bố mẹ tuyệt đối không được tự ý cho trẻ sử dụng thuốc, vì thuốc có thể sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của nhiễm giun kim?
Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh nhiễm giun kim:
Bệnh có thể lây từ người này sang người khác, nhất là ở trẻ em. Để phòng ngừa và tránh tái nhiễm bệnh này bạn có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt nên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Đây là việc cần thiết để không bị nhiễm giun.
- Ăn chín uống sôi, không nên ăn rau sống và các loại thực phẩm còn tái chưa được nấu chín vì có thể bị nhiễm ấu trùng giun.
- Thường xuyên phơi nắng ga giường, chiếu, chăn màn,…
- Tẩy giun định kỳ nhằm hạn chế sự phát triển của giun.
- Không đi chân đất, nên mang dép kể cả khi ở trong nhà.
- Giữ móng tay trẻ sạch sẽ và không để móng tay dài.
- Dùng nước thật nóng để rửa chén, cọ sạch tất cả các đồ chơi có thể rửa bằng dung dịch tẩy trắng và chà toilet kỹ lưỡng.
Bệnh giun kim là một bệnh giun sán hay gặp đặc biệt bệnh phổ biến trên đối tượng trẻ em, trẻ em chưa biết cách tự phòng bệnh và phát hiện bệnh nên là nguồn lây nhiễm chủ yếu trong cộng đồng, các bậc phụ huynh phải chú ý chủ động phòng bệnh cho bản thân và con em mình.