Nhiễm giun ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Giun ký sinh sẽ hút những chất dinh dưỡng trong cơ thể con người và gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng không ít tới đời sống sinh hoạt của người bệnh.
Nhiễm ký sinh trùng là gì?
Nhiễm giun là bệnh lý phổ biến thường gặp ở quốc gia có khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới do các loại giun, sán, bọ chét, chí, ve, rận… sống ký sinh ở người thông qua các đường lây nhiễm như lây qua đất, qua da, đường tiêu hóa, từ động vật sang người…
Khi ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể người, chúng hút máu hoặc chất dinh dưỡng của con người để sinh sôi, phát triển, gây ra nhiều tác hại cho cơ thể như tổn thương gan, não, phổi, thận, suy dinh dưỡng, thiếu máu… nếu không phát hiện, điều trị kịp thời.
Việt Nam là một nước thuộc vùng nhiệt đới, có điều kiện khí hậu và tập quán sinh hoạt thuận lợi cho sự phát triển của ký sinh trùng như nhiễm giun, sán, sốt rét,…
Nguyên nhân gây bệnh
Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị nhiễm giun, đa số từ việc sinh hoạt và ăn uống không sạch sẽ. Dưới đây là một số nguyên nhân khác khiến chúng ta bị nhiễm sán:
- Đi bộ chân đất trong vườn, sân chơi hoặc bất cứ vùng đất bị nhiễm bệnh nào, ví dụ như ấu trùng giun móc chui qua da khi bạn đi chân trần.
- Ăn trứng giun thông qua ăn trái cây, rau, ngũ cốc, cá và thịt có chứa giun tròn hoặc trùng roi.
- Rửa trái cây và rau cải với nước bị ô nhiễm.
- Truyền giun ký sinh từ vật nuôi đến chủ nhân.
- Tiếp xúc với đất đã bị ô nhiễm phân người từ người bị bệnh.
- Không rửa tay bằng xà bông và nước sau khi đi vệ sinh. Việc đi vệ sinh ngoài trời cũng làm tăng nguy cơ nhiễm giun.

Triệu chứng khi bị nhiễm giun
Người bị nhiễm giun sẽ có những triệu chứng điển hình sau:
- Đau vùng rốn, người bệnh gầy yếu, có thể nôn và đi ngoài ra giun. Đau bụng do nhiễm giun thường tái đi tái lại nhiều lần.
- Người bị nhiễm giun kim thường bị ngứa ở vùng hậu môn về đêm.
- Rối loạn tiêu hóa, phân lúc đặc, lúc lỏng, giun kim xuất hiện ở hậu môn hoặc trong phân.
- Trẻ nhiễm giun thường biếng ăn, khó chịu, hay quấy khóc và khó ngủ về đêm.
- Có biểu hiện thiếu hụt vitamin và khoáng chất.
- Trong một số trường hợp, người bị nhiễm giun có máu trong phân, có biểu hiện thiếu máu, thở khò khè hoặc ho khan.
Nhiễm giun có thể ảnh hưởng tiêu cực đến đường tiêu hóa. Cơ thể người bị nhiễm giun không hấp thu được chất dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, chậm lớn ở trẻ.
Tác hại của nhiễm giun sán
Giun sán gây ra suy giảm dinh dưỡng đối với những người bị lây nhiễm theo nhiều cách:
- Giun ăn các mô chủ, bao gồm cả máu, dẫn đến mất chất sắt và protein.
- Giun móc còn gây mất máu đường ruột mãn tính có thể dẫn đến thiếu máu.
- Giun gây ra kém hấp thu các chất dinh dưỡng. Ngoài ra, giun đũa còn dành vitamin A trong ruột.
- Một số giun sán truyền qua đất cũng gây mất cảm giác ngon miệng và do đó, làm giảm lượng dinh dưỡng và thể lực. Đặc biệt, T. trichiura có thể gây tiêu chảy và kiết lỵ
Các con đường lây truyền bệnh giun sán
Giun sán lây truyền qua tiếp xúc đất, qua trứng giun, và qua tiếp xúc phân người bị nhiễm giun. Giun trưởng thành sống trong ruột người và đẻ ra hàng ngàn quả trứng mỗi ngày. Ở những khu vực vệ sinh kém, những quả trứng này làm ô nhiễm đất. Điều này có thể xảy ra theo nhiều cách:
- Trứng gắn vào rau không được nấu chín kỹ, rửa hoặc gọt vỏ; qua đường miệng vào cơ thể rồi phát triển thành giun.
- Trứng được đưa vào cơ thể theo đường miệng từ nguồn nước bị ô nhiễm.
- Trứng được đưa vào qua chơi đất bị ô nhiễm và sau đó đưa tay vào miệng mà không rửa.
Ngoài ra, trứng giun móc nở trong đất, giải phóng ấu trùng trưởng thành thành một dạng có thể chủ động xâm nhập vào da. Người ta bị nhiễm giun móc chủ yếu qua tiếp xúc da, cụ thể là đi chân trần trên vùng đất bị ô nhiễm.

Khắc phục và phòng ngừa bệnh giun sán
Nhiễm giun có thể gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người bị nhiễm. Do đó, mỗi người dân cần thực hiện tốt những phương pháp phòng ngừa nhiễm giun sau:
Ngoài ra, nhiễm giun còn có thể gây những cơn đau cấp khi giun chui lên đường mật, đau dạ dày khi giun chui lên dạ dày, viêm tụy cấp khi giun chui lên ống tụy, tắc ruột do búi giun, hay thậm chí ảnh hưởng đến các cơ quan khác khi giun di trú lên mắt, não,…
- Ăn chín, uống sôi: Chỉ ăn những loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và cần nấu chín thực phẩm trước khi ăn, sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt và ăn uống, trái cây nên được rửa sạch, gọt vỏ trước khi ăn, thức ăn khi chưa ăn cần đậy kín.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân: Cắt ngắn móng tay, rửa tay và hậu môn bằng xà phòng sau mỗi lần đi đại tiện, đại tiện đúng nơi, đảm bảo vệ sinh và tuyệt đối không đi chân đất khi ra khỏi nhà.
- Giữ vệ sinh môi trường sống: Vệ sinh sạch sẽ nơi ở, bố trí khu vực xử lý phân xa nơi ở và giếng nước, không dùng phân chưa xử lý để tưới bón cây trồng.
- Tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng. Nếu trong nhà có người bị nhiễm giun nên tẩy giun cho cả gia đình. Biện pháp tẩy giun áp dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ suy dinh dưỡng, chậm lớn do nhiễm giun có thể được tẩy giun theo sự hướng dẫn của các bác sĩ.
- Giáo dục sức khỏe và vệ sinh, làm giảm lây truyền và tái nhiễm bằng cách khuyến khích các hành vi lành mạnh.
Nhiễm giun hiện vẫn còn là vấn đề nhức nhối ở nước ta. Do đó, mỗi người dân đều nên trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết để phòng tránh nhiễm giun hiệu quả. Đừng quên tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng một lần và đưa người bị nhiễm giun đến các cơ sở y tế khi có dấu hiệu diễn biến nặng. Việc xổ giun định kỳ, ăn chín uống sôi là rất cần thiết để tránh tối đa nguy cơ bị nhiễm bệnh.
Leave a reply