Nhiễm vi khuẩn H pylory là một trong những loại nhiễm khuẩn phổ biến nhất, chỉ sau nhiếm khuẩn về răng miệng. Loại nhiễm khuẩn này thường tiến triển âm thầm nên rất khó phát hiện nhưng nó lại là tác nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng hoặc thâm chí là ung thư dạ dày.
Nhiễm H.pylori (HP) là gì?
Helicobacter pylori (H. Pylori) là một loại vi khuẩn. Những vi trùng này có thể xâm nhập vào cơ thể và sống trong đường tiêu hóa. Sau nhiều năm, chúng có thể gây ra vết loét, được gọi là loét, ở niêm mạc dạ dày hoặc phần trên của ruột non. Đối với một số người, nhiễm trùng có thể dẫn đến ung thư dạ dày.
Nhiễm H. pylori là phổ biến, khoảng 2/3 dân số thế giới có vi khuẩn này trong cơ thể. Đối với hầu hết mọi người, nó không gây loét hoặc bất kỳ triệu chứng nào khác.
Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn H.pylori (HP)
Các chuyên gia vẫn chưa viết chính xác con đường lây lan của vi khuẩn H.pylori. Họ cho rằng vi khuẩn có thể lây qua đường miệng hoặc đường phân – miệng (xảy ra khi một người không rửa tay sạch sau khi đi đại tiện). Helicobacter pylori cũng có thể lây nhiễm do người bệnh tiếp xúc với nước hoặc thực phẩm bị ô nhiễm.
Sau khi xâm nhập vào niêm mạc dạ dày, vi khuẩn sẽ tạo ra các chất trung hòa axit dạ dày. Điều này khiến dạ dày dễ bị axit làm tổn thương hơn. Axit dạ dày và H.pylori cùng kích thích niêm mạc, có thể dẫn đến loét dạ dày hoặc tá tràng.

Triệu chứng khi nhiễm Helicobacter pylori
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nhiễm H. Pylori bao gồm:
- Đau bụng hoặc nóng rát trong bụng.
- Buồn nôn.
- Ói mửa.
- Thường xuyên ợ hơi, đầy hơi.
- Sụt cân.
- Khó nuốt.
- Phân có máu hay phân đen màu hắc ín.
- Chất nôn có máu hoặc chất nôn có màu đen hoặc chất nôn giống như bã cà phê.
Nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori có nguy hiểm không?
Vi trùng HP gây ra các bệnh lý sau ở người:
- Viêm dạ dày cấp tính.
- Viêm dạ dày mãn tính.
- Loét dạ dày, tá tràng.
- Lymphoma loại MALT ở dạ dày.
- Xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn.
- Chứng rối loạn tiêu hóa không loét.
- Tác nhân liên quan chủ yếu với ung thư dạ dày ở người. Tiến trình hình thành ung thư dạ dày sau khi nhiễm vi khuẩn H. Pylori thường kéo dài hàng chục năm, trung bình là 30 năm.
Vi khuẩn lây qua đường nào?
Thông thường chúng lây qua 3 con đường sau:
- Đường miệng – miệng: Đây là đường lây truyền chủ yếu của vi khuẩn HP, lây lan do tiếp xúc nước bọt hay dịch tiết đường tiêu hóa của người mắc bệnh và người lành. Nếu trong gia đình có người nhiễm HP thì khả năng những người khác cũng nhiễm rất cao.
- Đường phân – miệng: Vi khuẩn đào thải qua phân và là nguồn lây lan sang cộng đồng, do thói quen sinh hoạt ăn đồ sống nên có thể bị nhiễm vi khuẩn HP.
- Đường khác: Có thể bị lây nhiễm do khám chung các thiết bị y tế như nội soi dạ dày, soi tai mũi họng, dụng cụ nha khoa,… Nên việc vệ sinh tiệt trùng các thiết bị y tế sau mỗi lần sử dụng cho các đối tượng khác nhau là cần thiết.
Phương pháp điều trị khi bị nhiễm vi khuẩn H.pylori (HP)
Giống như đa số các loại vi khuẩn khác, vi khuẩn Hp có thể bị tiêu diệt bằng kháng sinh. Bằng cách tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh có thể loại bỏ được loại vi khuẩn trên.
Thông thường, một phác đồ triệu trị Hp sẽ gồm ít nhất 1 loại thuốc giảm tiết axit ở dạ dày và ít nhất 2 loại thuốc kháng sinh. Một số loại kháng sinh thường được chỉ định là Metronidazole, Levofloxacin, Clarithromycin, Amoxicillin,…
Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ kháng thuốc của loại vi khuẩn này ngày càng tăng. Tỷ lệ thành công chỉ đạt khoảng 50% ở phác đồ điều trị đầu tiên. Điều này gây khó khăn và tốn nhiều thời gian cho việc điều trị bệnh.

Phương pháp phòng ngừa H. pylori
Người bệnh có thể giảm nguy cơ lây nhiễm H.p bằng cách:
- Rửa tay bằng xà phòng đúng cách sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
- Không tiêu thụ các thực phẩm chưa được nấu chín kỹ hoặc có dấu hiệu ôi thiu, mốc, nhiễm khuẩn.
- Uống nước sạch và sử dụng nước sạch trong quá trình chế biến thức ăn.
- Hạn chế tiêu thụ thực phẩm tại các quán vỉa hè, không đảm bảo yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tránh các thói quen uống 1 ly xoay vòng, dùng chung 1 chén nước chấm, gắp thức ăn cho người khác bằng đũa muỗng của mình.
- Không dùng chung các vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, ly, chén và muỗng đũa.
- Khi trong nhà có người bị nhiễm Hp thì nên sử dụng đũa riêng, vệ sinh bát đũa sạch sẽ, tránh lây nhiễm.
- Khi bạn bị nhiễm vi khuẩn Hp tuyệt đối không hôn hay dùng miệng nhai mớm thức ăn cho trẻ để tránh tình trạng lây nhiễm chéo.
- Các vật nuôi như chó, mèo cũng là nguồn lây nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori nên cần vệ sinh sạch sẽ cho thú cưng.
Để điều trị H.p dứt điểm, tránh tái phát, người bệnh cần nghiêm túc tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, uống thuốc đúng giờ, đúng liều, đồng thời xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, hợp vệ sinh để nhanh khỏi bệnh.
Leave a reply