Nhiễm trùng tai là bệnh lý nhiễm khuẩn tai hay gặp trong chuyên khoa Tai Mũi Họng. Bệnh có thể gây viêm và ảnh hưởng đến thính giác, thăng bằng của người bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách để phòng và điều trị bệnh nhiễm trùng tai trong.
Nhiễm trùng tai là bệnh gì?
Nhiễm trùng tai thường xảy ra sau khi bạn bị cảm lạnh, cảm cúm làm viêm mũi xoang, viêm họng. Tác nhân gây bệnh “luồn lách” theo đường vòi nhĩ để xâm nhập vào tai giữa. Khi viêm, niêm mạc sung huyết, phù nề gây cản trở dẫn lưu dịch và cản trở lưu thông khí qua vòi nhĩ dẫn đến ứ đọng dịch và mất cân bằng áp suất trong tai giữa, tạo điều kiện cho vi khuẩn bội nhiễm. Đó là “kịch bản” của một viêm tai giữa cấp. Trong giai đoạn viêm này, tai thường đau nhiều nhưng chỉ trong thời gian ngắn. Nếu bệnh không tự khỏi hoặc có điều trị nhưng không dứt điểm, cứ tái đi tái lại hoài thì sẽ trở thành mãn tính. Lúc này, tai không còn đau, các triệu chứng diễn tiến âm thầm, dễ bị bỏ qua. Hậu quả là tai giữa và thậm chí là tai trong bị tổn thương, khó mà hồi phục.
Nguyên nhân gây nhiễm trùng tai
Nguyên nhân chính khiến tai bị nhiễm trùng, viêm đó là do ống Eustachian bị tắc nghẽn, có quá nhiều dịch lỏng ứ đọng tại đây. Sau một thời gian, chúng trở nên sưng tấy và khiến bệnh nhân cảm thấy vô cùng khó chịu, mọi sinh hoạt điều bị ảnh hưởng.
Vậy tại sao ống Eustachian rất dễ tắc, ứ đọng chất dịch? Rất có thể là vì bạn đã từng bị cảm lạnh, dị ứng hoặc viêm xoang nhưng chưa điều trị đúng cách hoặc trị dứt điểm.
Bên cạnh đó, những người có thói quen hút thuốc lá quá nhiều cũng phải đối mặt với tình trạng kể trên. Đó là lý do vì sao mọi người nên loại bỏ những thói quen xấu trong sinh hoạt. Đây là cách phòng bệnh đơn giản và hiệu quả nhất!

Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng tai
Khi bị nhiễm trùng tai, người bệnh thường gặp các dấu hiệu:
- Đau tai, một hoặc cả hai bên tai, có tính chất đột ngột hoặc kéo dài liên tục.
- Có cảm giác nặng tai, đầy tai, ù tai, nghe kém.
- Có dịch chảy ra từ lỗ tai, mùi rất thối (chứng thối tai).
- Một số trường hợp mất thăng bằng, buồn nôn, chóng mặt.
- Trẻ nhỏ có thể lấy tay giật tai, quấy khóc, ăn uống kém, sốt,…
Biến chứng nhiễm trùng tai
- Thủng màng nhĩ: Lượng dịch viêm ứ đọng trong tai quá nhiều sẽ gây thủng màng nhĩ và chảy ra ngoài. Màng nhĩ tự thủng thường khó vá lại nên dễ điếc tai.
- Điếc tai không hồi phục được: Nếu bệnh nhân không được vá màng nhĩ và điều trị phục hồi thính lực đúng cách có thể dẫn đến điếc hẳn, không phục hồi được. Với trẻ nhỏ có thể dẫn đến tình trạng câm điếc, phản xạ kém.
- Tổn thương nội sọ: Nhiễm trùng lan rộng sẽ gây viêm màng não, viêm não, áp xe màng não, viêm thần kinh,… ảnh hưởng đến vận động và tính mạng của người bệnh.
Biện pháp điều trị bệnh
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà áp dụng các phương pháp phù hợp:
Hiện nay, khi điều trị bệnh, bác sĩ có thể giúp bạn giảm đau hoặc yêu cầu bệnh nhân sử dụng kháng sinh, loại bỏ dịch ứ đọng bên trong tai. Đối với những người điều trị bằng kháng sinh, họ cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để tránh những rủi ro, ảnh hưởng xấu có thể xảy ra.
Trong trường hợp bệnh quá nghiêm trọng, tai bị nhiễm trùng nặng, bệnh nhân bắt buộc phải loại bỏ dịch ứ đọng bên trong tai. Phương pháp này tương đối an toàn, diễn ra trong một thời gian ngắn mà vẫn đảm bảo hiệu quả điều trị cao.
Phương pháp tự nhiên
Có thể sử dụng một số biện pháp tự nhiên để giảm bớt các triệu chứng do nhiễm trùng tai gây nên, bao gồm:
- Làm ấm: Có thể dùng miếng gạc ấm để làm giảm cảm giác khó chịu.
- Cách cho trẻ ăn: Nếu bé ăn bằng bình thì hãy đứng lên chứ không nên đặt trẻ Súc miệng: Ở trẻ lớn hoặc người lớn nước muối sẽ giúp làm dịu cổ họng và có thể làm sạch các ống Eustachian.
- Đứng cao: Giữ đầu thẳng có thể giúp lưu thông tai giữa
- Không khí trong lành: Những người hút thuốc nên tránh hút thuốc trong nhà hoặc bất cứ nơi nào gần trẻ nhỏ.

Phòng ngừa nhiễm trùng tai
Để có thể phòng ngừa, hạn chế nguy cơ mắc bệnh, cần thực hiện các biện pháp sau:
- Rửa tay thường xuyên để tránh nhiễm trùng từ tay.
- Tránh khu vực đông người để hạn chế nguy cơ mắc phải các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
- Hạn chế cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dùng núm vú giả.
- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài ít nhất đến khi trẻ được 18 tháng tuổi để trẻ được cung cấp đủ dinh dưỡng và kháng thể từ sữa mẹ.
- Tránh môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá.
- Tiêm chủng đầy đủ nhất là với các vaccine phòng bệnh hô hấp.
Leave a reply