Virus hợp bào hô hấp có khả năng lây lan rất nhanh chỉ sau virus cúm, thường gặp ở trẻ nhỏ vào thời điểm chuyển mùa đông – xuân. Ước tính cứ 1 trẻ nhiễm virus hợp bào hô hấp có khả năng lây sang 5 trẻ khác tạo thành dịch nhanh chóng nếu không có biện pháp cách ly, điều trị tốt.
Nhiễm virus hợp bào hô hấp là bệnh gì?
Virus hợp bào hô hấp (còn gọi là virus RSV) là một loại virus gây ra các bệnh viêm đường hô hấp như viêm mũi họng, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, viêm phổi… Triệu chứng của bệnh nhẹ, giống như cảm lạnh. Tuy nhiên, bệnh có thể biến chứng thành nhiễm trùng phổi, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn tuổi và những người đang mắc các bệnh hô hấp mạn tính, hen phế quản, bệnh nền mạn tính…
Virus RSV khi vào cơ thể qua đường mũi sẽ gây viêm niêm mạc mũi, tiết dịch mũi đặc dính làm bít tắc đường thở dẫn đến suy hô hấp; virus đi qua tiểu phế quản và các phế nang làm tổ thương phế nang, ứ khí, thậm chí dẫn đến hoại tử tế bào đường hô hấp.
Nguyên nhân gây xơ phổi vô căn
Xơ phổi vô căn nghĩa là không rõ nguyên nhân gây xơ phổi, tuy nhiên có nhiều yếu tố có nguy cơ kích hoạt quá trình tổn thương các tế bào lót trong phế nang phổi như:
- Thuốc lá: Bệnh lý xơ phổi thường gặp ở những người có hút thuốc hoặc đã từng hút thuốc lá.
- Bị nhiễm virus: Một số chủng virus bao gồm Epstein-Barr, viêm gan siêu vi C.
- Bị trào ngược dạ dày thực quản: Khi dịch ở dạ dày trào ngược lên thực quản, nếu để lâu không điều trị, người bệnh có thể hít vào phổi một cách vô thức và gây nên xơ phổi.
- Di truyền: Trong một số trường hợp, xơ phổi vô căn có thể là do di truyền.
- Một số thuốc như Methotrexate, Cyclophosphamide, Azathioprine… có thể gây ra tác dụng phụ.
- Môi trường sống, môi trường làm việc bị ô nhiễm, khi tiếp xúc hoặc phơi nhiễm với bụi gỗ, bụi kim loại và một số hóa chất.
Đối tượng nhiễm RSV có nguy cơ bệnh tiến triển nặng
- Trẻ sinh non.
- Trẻ sơ sinh (dưới 6 tháng tuổi).
- Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi mắc bệnh tim hoặc phổi bẩm sinh.
- Trẻ em bị suy giảm hệ miễn dịch.
- Người cao tuổi, đặc biệt là người từ 65 tuổi trở lên.
- Người bị hen suyễn, suy tim sung huyết, mắc bệnh lý hô hấp mạn tính, đặc biệt là bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
- Người bị suy giảm miễn dịch, người ghép tạng, ung thư máu hoặc HIV/AIDS.

Triệu chứng của nhiễm virus hợp bào hô hấp
Virus hợp bào hô hấp tấn công đến niêm mạc mũi, họng thuộc hệ hô hấp trên đầu tiên, gây ra các triệu chứng giống như cúm thông thường. Triệu chứng bệnh rất khó phân biệt do virus hợp bào hô hấp hay virus gây bệnh khác bao gồm:
- Đau họng.
- Nghẹt hoặc sổ mũi.
- Đau tai.
- Ho nhiều.
- Nhiều đờm xanh, vàng hoặc xám.
- Sốt nhẹ đến sốt cao, có thể khó thở.
Biến chứng nhiễm virus hợp bào hô hấp
Các biến chứng của virus hợp bào hô hấp bao gồm:
- Viêm phổi: RSV là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm phổi hoặc viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Viêm tai giữa: Nếu virus xâm nhập vào khoảng trống phía sau màng nhĩ, bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng tai giữa (viêm tai giữa). Biến chứng này thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Bệnh hen suyễn: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh trẻ nhỏ nếu bị nhiễm virus hợp bào hô hấp nghiêm trọng sẽ có nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn khi trưởng thành.
- Một số biến chứng nghiêm trọng, nguy hiểm khác về đường hô hấp như suy phổi, xẹp phổi, tràn khí màng phổi, ứ khí phổi…
Biện pháp chẩn đoán nhiễm virus RSV
- Khám lâm sàng và xác định thời điểm mùa nhiễm trùng trong năm. Khi khám, bác sĩ sẽ sử dụng ống nghe để nghe phổi, kiểm tra tiếng thở khò khè hay các âm thanh bất thường khá.
- Đo qua da không gây đau (xung oxy) để kiểm tra mức oxy bão hòa trong máu có bị thấp hơn so với mức bình thường hay không.
- Xét nghiệm máu để kiểm tra số lượng bạch cầu hoặc tìm kiếm sự hiện diện của vi khuẩn, virus hay các vi sinh vật khác.
- Xét nghiệm virus có trong nước mũi hay dịch tiết từ đường hô hấp.
- Chụp X-quang kiểm tra viêm phổi.
Biện pháp điều trị bệnh
Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu đối với nhiễm trùng do RSV, hiện nay vẫn áp dụng các biện pháp điều trị triệu chứng, điều trị hỗ trợ và điều trị các biến chứng (nếu có).
Điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ:
- Hạ sốt, giảm đau bằng các thuốc acetaminophen hoặc ibuprofen.
- Bổ sung đủ nước cho trẻ qua ăn, uống và truyền dịch (trong trường hợp trẻ không ăn uống được), ngăn ngừa tình trạng mất nước và tránh sự keo đặc của đờm, giảm sự bít tắc đường.
- Hút mũi, nhỏ mũi bằng các thuốc làm giảm xung huyết niêm mạc và giảm tiết dịch mũi.
- Chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ theo lứa tuổi.
- Thở oxy nếu trẻ có suy hô hấp, trường hợp nặng hơn cần thở oxy dòng chảy cao qua ống thông mũi, CPAP, hoặc đặt nội khí quản và thở máy.
Điều trị kháng sinh khi có bằng chứng bội nhiễm các căn nguyên vi khuẩn.
Ở trẻ bị viêm tiểu phế quản, lợi ích của thuốc giãn phế quản, corticosteroid, kháng sinh, khí dung epinephrine, chất ức chế leukotriene, khí dung bằng nước muối ưu trương hoặc vật lý trị liệu lồng ngực chưa có hiệu quả rõ ràng.
- Sử dụng kháng thể đơn dòng palivizumab cho những đối tượng nguy cơ cao tiến triển bệnh nặng, tuy nhiên chi phí còn cao và không có sẵn ở các tuyến.
- Ribavirin là thuốc kháng virus đang được một số quốc gia nghiên cứu sử dụng trên bệnh nhân RSV.

Cách phòng tránh nhiễm virus hợp bào hô hấp
- Ngay từ khi mang thai, cần chăm sóc bà mẹ, để đảm bảo trẻ sinh ra đủ tháng, đủ cân và khỏe mạnh.
- Cho trẻ bú sớm, ngay sau sinh, bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, bú kéo dài đến 2 tuổi.
- Cho ăn dặm đúng phương pháp đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng.
- Môi trường sống trong lành, không có khói, bụi, khói thuốc lá.
- Vệ sinh mũi họng thường xuyên: nhỏ mũi bằng nước muối sinh lí (với trẻ nhỏ), trẻ lớn hơn cho súc miệng nước muối sinh lí.
- Vệ sinh thân thể, rửa tay thường xuyên, mặc quần áo phù hợp với nhiệt độ môi trường.
- Hạn chế cho trẻ ra ngoài vào sáng sớm hoặc đêm lạnh, nếu bắt buộc ra ngoài phải đeo khẩu trang, giữ ấm cho trẻ.
- Hạn chế tiếp xúc nơi đông người. Đối với trẻ lớn, thực hiện 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
- Tiêm vaccine phòng bệnh theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.
Virus hợp bào hô hấp (virus RSV) có khả năng lây lan rất nhanh, nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng nặng nề cho trẻ sau này. Do đó, Bố Mẹ cần có biện pháp phòng bệnh cho trẻ và đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế khi xuất hiện triệu chứng để ngăn bệnh tiến triển nặng hơn. do vậy chỉ có các biện pháp phòng ngừa chủ động, bảo vệ hệ hô hấp và hạn chế tối đa tiếp xúc với người bệnh mới có thể bảo vệ tốt sức khỏe của bạn và gia đình.
Leave a reply