Nhiệt miệng là một bệnh lý rất phổ biến mà hầu như đã xảy ra với tất cả mọi người. Đây là bệnh nhẹ, dễ chữa trị dễ giảm thiểu nhưng cũng rất dễ tái phát và kéo dài mỗi khi xuất hiện.
Nhiệt miệng là bệnh gì?
Nhiệt miệng (loét miệng hoặc lở miệng) là những vết loét nông, nhỏ ở niêm mạc miệng. Các vết loét ban đầu có màu trắng, sau đó chuyển sang vàng. Vùng da xung quanh vết loét thường sưng đỏ.
Các vết loét miệng thường có kích thước nhỏ (dưới 1mm) và gây đau, khiến người bệnh không thể ăn hay nói chuyện thoải mái.
Nguyên nhân gây nhiệt miệng
Có rất nhiều tác nhân khiến nhiệt miệng:
- Hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm, tạo điều kiện cho vi khuẩn công khoang miệng.
- Cơ thể thiếu một số vitamin và khoáng chất khiến sức đề kháng giảm.
- Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.
- Thói quen ăn uống các thực phẩm gây kích thích khoang miệng.
- Căng thẳng kéo dài.
- Đánh răng sai kỹ thuật, quá mạnh.
- Tổn thương miệng.
- Tác động của các thủ thuật nha khoa gây tổn thương khoang miệng.
Triệu chứng của nhiệt miệng
Một số triệu chứng xuất hiện bao gồm:
- Hạch bạch huyết sưng.
- Sốt.
- Đau bụng.
- Tiêu chảy.
- Đầy hơi.
- Tiêu hóa kém.
- Xanh xao, sụt cân.
- Chuột rút.
- Nổi hạch ở góc hàm.

Biến chứng
Nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại các biến chứng như
- Viêm loét miệng lâu ngày khiến các tế bào bị biến đổi, hình thành ung thư khoang miệng.
- Hình thành các hạch góc hàm, lệch mặt, cứng khớp hàm, gây mất thẩm mỹ.
- Vi khuẩn từ vết loét lây lan sang các cơ quan khác gây viêm amidan hốc mủ, viêm xoang mủ, viêm màng não mủ, áp xe họng,…
- Các vi khuẩn theo vết loét xâm nhập vào máu, gây ra nhiễm khuẩn huyết, suy đa tạng, gây tử vong nhanh chóng.
Cách điều trị nhiệt miệng
Thuốc kháng sinh và kháng viêm
Nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng, bác sĩ có thể sẽ kê một số loại thuốc kháng sinh và kháng viêm để điều trị. Một số loại thuốc có thể kể đến như: ampicillin và thuốc tăng cường acid folic.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Vệ sinh răng miệng cần hết sức nhẹ nhàng. Bạn không nên đánh răng quá mạnh hoặc sử dụng các bàn chải có lông cứng, xù quá mức, nhằm tránh gây tổn thương niêm mạc miệng.
Súc miệng với nước muối
Nước muối có tính sát khuẩn, kháng viêm rất tốt. Vì thế dùng nước muối để súc miệng là cách điều trị đơn giản và hiệu quả được nhiều người áp dụng. Bạn chỉ cần, dùng nước muối sinh lý súc miệng khoảng 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần khoảng 20ml nước muối và súc miệng khoảng 30 giây rồi nhổ bỏ. Có thể súc miệng lại bằng nước sạch nếu muốn.
Áp dụng một số mẹo dân gian
Trong dân gian có nhiều mẹo hiệu quả, bạn có thể tham khảo những phương pháp dân gian dưới đây:
- Trà hoa cúc: Hãm trà hoa cúc với 1 ly nước ấm và dùng để súc miệng 3 – 4 lần/ngày. Có thể súc miệng lại bằng nước sạch nếu muốn.
- Bã trà: Sau khi hãm trà, có thể dùng bã chè để đắp trực tiếp lên vùng miệng bị lở loét. Sau đó súc miệng lại bằng nước sạch.
- Đinh hương: Nhỏ 1 – 2 giọt tinh dầu vào tăm bông hoặc bông gòn, sau đó thoa trực tiếp vào các vết loét.
- Mật ong và nghệ: Trộn tinh bột nghệ với một lượng mật ong vừa đủ. Sau đó bôi hỗn hợp trên vào vết loét.
- Nước ép cà chua sống: Dùng nước ép cà chua để ngậm rồi nuốt dần như nước khế hoặc bạn có thể nhai sống cà chua. Dùng từ 3-4 lần/ ngày công hiệu sẽ rất nhanh.
- Nước khế chua: Dùng 2-3 quả khế chua, giã nát rồi cho vào nồi đổ ngập nước đun sôi, để nguội, lấy ngậm nuốt dần. làm như vậy nhiều lần trong ngày mỗi khi bạn thời gian rảnh rỗi không phải ăn hoặc nói nhiều.
- Ngậm chất chát: Các chất chát như trà xanh, trà khô, quả sung, vỏ xoài, húng chanh,…giúp kháng khuẩn, giải nhiệt miệng, khử mùi hôi hiệu quả.

Nhiệt miệng ăn gì?
Để giúp bạn giảm kích ứng cho đến khi vết loét lành lại, hãy ăn những thức ăn nhạt, mát hoặc ở nhiệt độ phòng, như sau:
- Thực phẩm từ sữa như sữa và pho mát.
- Rau đã nấu chín, đóng hộp hoặc đông lạnh.
- Khoai tây nghiền có chứa sữa để bạn tăng cường dinh dưỡng.
- Trái cây, nấu chín hoặc đóng hộp. Applesauce là nhẹ nhàng.
- Ngũ cốc nấu chín, mềm như kem lúa mì với sữa hoặc bột yến mạch.
- Thịt cắt nhỏ, nấu chín như thịt gà, thịt bò hoặc thịt lợn.
- Trứng nấu theo kiểu nào cũng được.
- Bơ đậu phộng nguyên chất (không thành khối).
- Súp nấu chín.
Cách phòng ngừa nhiệt miệng
- Giảm tổn thương trong miệng bằng cách: lựa chọn bàn chải đánh răng mềm, ăn chậm nhai kỹ với thức ăn không quá cứng, giảm nguy cơ cắn vào bên trong miệng.
- Bổ sung đầy đủ Vitamin và khoáng chất cho cơ thể, đặc biệt là Vitamin B, sắt và kẽm.
- Hạn chế các thực phẩm gây nóng trong cơ thể như: rượu, bia, các loại quả nóng, đồ ăn cay nóng,…
- Giảm căng thẳng, mệt mỏi, tránh thức khuya ngủ muộn.
- Vệ sinh răng miệng thường xuyên bằng việc đánh răng và dùng nước súc miệng.
Nhiệt miệng là vấn đề rất thường gặp trong cuộc sống của chúng ta. Bệnh đem lại sự khó chịu trong sinh hoạt cũng như giảm sự ngon miệng. Do đó, khi phát hiện các dấu hiệu nhiệt miệng cần kịp thời chữa trị để không gây ảnh hưởng tới các cơ quan khác. Bên cạch việc điều trị cần thiết lập một chế độ ăn lành mạnh và thay đổi thói quen sinh hoạt để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh, để cơ thể được khỏe mạnh toàn diện.