Nhức mỏi mắt là một tình trạng phổ biến trong cuộc sống hiện đại và gây ra nhiều khó chịu. Nhức mỏi mắt gây ra các triệu chứng như nhức mỏi ở một hoặc cả hai mắt, ngứa và cay mắt.
Nhức mỏi mắt là gì?
Khi mắt phải làm việc với cường độ cao như đọc sách quá lâu, lái xe đường dài, làm việc hay vào màn hình máy tính hoặc các thiết bị điện tử khác quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng nhức mỏi mắt.
Mặc dù nhức mỏi mắt có thể gây nhiều bất tiện nhưng nếu bạn biết thư giãn mắt hoặc thực hiện những bài tập giúp mắt bớt mệt mỏi, thì sẽ giúp tình trạng nhức mỏi mắt của bạn được cải thiện và biến mất.
Nguyên nhân gây nhức mỏi mắt
Khô mắt có thể xảy ra bởi các nguyên nhân sau:
- Tuổi tác: Ở người lớn trên 50 tuổi, thường nước mắt sẽ giảm cả số lượng lẫn chất lượng.
- Thói quen sinh hoạt: Việc quá tập trung vào màn hình máy tính, tivi, sách báo… mà quên đi việc chớp mắt khiến cho nước mắt không được tiết ra và bao phủ trên bề mặt nhãn cầu.
- Môi trường: Không khí ô nhiễm, khói bụi, tia cực tím, và khi ở trong môi trường sử dụng máy điều hòa, độ ẩm thấp, dẫn đến nước mắt bốc hơi nhanh hơn khiến cho mắt dễ bị khô..
- Chế độ dinh dưỡng: Việc ăn uống hàng ngày không đầy đủ chất để nuôi dưỡng tế bào thị giác, nhất là vitamin A.
- Bệnh kèm theo: Bệnh nhân từng phẫu thuật Lasik hoặc dùng contact lens, bị viêm nhiễm hoặc tăng nhãn áp cũng có thể gây nên khô và nhức mỏi mắt.
- Thuốc: Một số thuốc như thuốc kháng Histamin (Loratadine…) hay thuốc xịt mũi, thuốc giảm huyết áp, thuốc chống trầm cảm (Amitryptiline…) có thể gây ra tình trạng khô mắt.
- Tật khúc xạ ở mắt như viễn thị, cận thị, loạn thị nhưng lại không đeo kính phù hợp.

Triệu chứng của mỏi mắt
Một số triệu chứng mỏi mắt bao gồm:
- Đau mắt, mắt mệt mỏi, nóng rát hoặc ngứa mắt.
- Chảy nước mắt hoặc khô mắt.
- Nhìn mờ.
- Đau đầu.
- Đau cổ, vai hoặc lưng.
- Tăng độ nhạy cảm với ánh sáng.
- Khó tập trung.
- Khó mở mắt.
Biến chứng do mỏi mắt gây ra
Khi sử dụng thiết bị kỹ thuật số trong một khoảng thời gian dài, bạn sẽ tiếp xúc với ánh sáng xanh, điều này có thể gây hại cho mắt trong thời gian dài. Ánh sáng xanh có thể gây ra:
- Vấn đề võng mạc của bạn.
- Đục thủy tinh thể.
- Thoái hóa điểm vàng do tuổi tác.
- Rối loạn giấc ngủ.
Các ống kính chuyên dụng có thể làm giảm sự tiếp xúc của bạn với ánh sáng xanh.

Phòng ngừa mỏi mắt
- Điều chỉnh độ sáng: Khi đọc sách hay khi xem ti vi, nên đảm bảo ánh sáng ở mức dễ chịu cho mắt, không gây chói mắt.
- Nghỉ ngơi thường xuyên: Cứ sau khoảng 20 phút làm việc thì cho mắt nghỉ ngơi mắt khoảng 20 giây và tập chung nhìn vào vật nào đó cách khoảng 6m.
- Vệ sinh các loại màn hình sạch sẽ: Lau sạch bụi ở màn hình máy tính, điện thoại thường xuyên. Bởi bụi làm giảm độ tương phản, gây chói mắt và các vấn đề về tương phản.
- Chườm ấm: Đắp khăn ấm lên mắt có thể làm giảm các biểu hiện sưng, đỏ, đau trong một số trường hợp bị viêm.
- Loại bỏ dị vật: Nếu nguyên nhân nhức mắt là do dị vật hoặc hóa chất, bạn cần phải rửa thật kỹ mắt bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý để đẩy trôi dị vật hoặc chất kích ứng ra ngoài.
- Điều chỉnh độ phân giải màn hình: Đảm bảo rằng màn hình hiển thị máy tính có độ phân giải cao để giúp hình ảnh sắc nét hơn và giảm mỏi mắt.
- Vệ sinh màn hình sạch sẽ: Thường xuyên lau sạch bụi ở màn hình máy tính. Bụi làm giảm độ tương phản, gây chói và các vấn đề về tương phản.
- Uống vitamin: Sử dụng các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe đôi mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và giúp làm giảm mỏi mắt. Ví dụ như vitamin A, C, E và kẽm.
Nhức mắt là một tình trạng không đáng lo ngại nếu xác định được nguyên nhân và điều trị thích hợp. Vì vậy, khi có bất kỳ biểu hiện bất thường nào ở mắt, tốt nhất là bạn hãy tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thăm khám mắt định kỳ để đảm bảo duy trì sức khỏe cho đôi mắt.
Leave a reply