Máu nhiễm mỡ được coi là một trong những căn bệnh phổ biến nhất trong xã hội hiện đại. Máu nhiễm mỡ nếu không phát hiện sớm và có hướng điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Máu nhiễm mỡ là bệnh gì?
Máu nhiễm mỡ thường được quen thuộc hơn với tên gọi: mỡ máu cao hay rối loạn chuyển hóa lipid máu. Thông thường, trong máu luôn chứa một tỷ lệ mỡ nhất định, tỷ lệ này được đánh giá qua các chỉ số xét nghiệm cholesterol, triglyceride… Khi cơ thể bị máu nhiễm mỡ, những chỉ số này sẽ vượt hơn mức cho phép, đặc biệt chỉ số cholesterol cao chính là đặc trưng của tình trạng rối loạn mỡ máu.
Nguyên nhân gây máu nhiễm mỡ
Mỡ máu cao thường xảy ra ở tuổi trung niên. Tuy nhiên, hiện nay, do ảnh hưởng của dinh dưỡng thừa thãi, lối sống thiếu lành mạnh, chứng máu nhiễm mỡ đang có xu hướng trẻ hóa. Những nguyên nhân sau dễ gây máu nhiễm mỡ:
Thừa cân, béo phì, vòng bụng to
Thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ máu nhiễm mỡ. Béo phì khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao. Đặc biệt, lượng mỡ thừa thường tập trung chủ yếu ở bụng thay vì ở hông hay đùi. Béo phì khiến nồng độ HDL – cholesterol có lợi giảm còn nồng độ LDL – cholesterol tăng cao dẫn đến nguy cơ bị máu nhiễm mỡ.
Lười vận động
Khi cơ thể lười vận động sẽ làm tăng nồng độ lipoprotein xấu và làm giảm nồng độ cholesterol tốt. Chính vì thế, ít vận động, thường xuyên nằm hoặc ngồi nhiều một chỗ nguy cơ bị máu nhiễm mỡ là rất cao.
Thường xuyên căng thẳng, stress
Khi cơ thể bị mệt mỏi, áp lực sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn và ít vận động, lười tập thể dục hơn, đây là một trong những thủ phạm chính gây máu nhiễm mỡ. Ngoài ra, một số người còn có thói quen sử dụng rượu bia, các chất kích thích khiến cho nồng độ cholesterol trong máu tăng cao.
Thường xuyên hút thuốc lá
Hút thuốc lá khiến nồng độ cholesterol tốt trong cơ thể giảm mạnh, gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Yếu tố di truyền từ gia đình
Mỡ máu cao cũng có thể gây ra do yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có ông bà, bố mẹ bị mỡ máu cao bạn cũng có nguy cơ bị máu nhiễm mỡ cao hơn bình thường.
Ảnh hưởng từ các bệnh lý khác
Một số bệnh lý như tiểu đường, giảm hoạt động của tuyến giáp cũng khiến lượng mỡ trong máu tăng cao hơn.
Biện pháp phòng tránh bệnh máu nhiễm mỡ
Máu nhiễm mỡ nếu được phát hiện sớm người bệnh có thể thay đổi chế độ ăn uống khoa học, tập luyện thể dục thường xuyên để làm giảm nồng độ mỡ trong máu. Nếu để bệnh phát triển đến giai đoạn, việc điều trị sẽ khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều. Ngoài ra, rối loạn mỡ máu nếu không được điều trị đúng cách và dứt điểm sẽ rất dễ tái phát trở lại. Để phòng tránh bệnh mỡ máu cao hiệu quả, bạn nên thực hiện theo những biện pháp sau:
- Kiểm soát cân nặng cơ thể và duy trì ở mức hợp lý.
- Hạn chế sử dụng chất béo bão hòa, các loại thịt màu đỏ như: thịt lợn, thịt bò, thịt bê…
- Nên sử dụng các thực phẩm chứa nhiều chất béo có lợi.
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi để bổ sung chất xơ và chất khoáng cho cơ thể.
- Tránh xa rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích…
- Không nên ăn nhiều đạm, ăn tối muộn hoặc ăn quá nhiều vì sẽ gây khó tiêu, cholesterol bị đọng lại trên thành động mạnh.
Ảnh hưởng của tuổi tác và giới tính: khi bắt đầu bước vào độ tuổi mãn kinh, nồng độ triglyceride và cholesterol xấu ở nữ giới sẽ tăng cao và làm tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch. Nguyên nhân là do sự thay đổi của hormon estrogen sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa chất béo và tác động trực tiếp đến các mạch máu.
Leave a reply